ananda

Về A-nan, người thị giả của đức Phật… khi Phật đã bắt đầu có tuổi, người muốn chọn một người hầu cận gần gũi phục vụ cho các công việc hàng ngày, lo ăn uống, sinh hoạt, lo tổ chức và truyền đạt các chỉ dạy cho Tăng-đoàn. Ca Diếp (và nhiều người khác) là các đại đệ tử của đức Phật, về học vấn đứng vào hàng đầu, nhưng lúc đó cũng đã có tuổi, người được chọn là A-nan vì nhiều lý do khác nhau. A-nan là em họ của đức Phật, bố của A-nan là anh em với bố của đức Phật, về quan hệ họ hàng là gần gũi. Kế đến nữa là A-nan còn trẻ, nhanh nhẹn phù hợp với công việc. A-nan với đức Phật một lòng tôn sùng, thành kính, chu đáo, và đặc biệt A-nan nổi tiếng với khả năng ghi nhớ siêu phàm, hàng vạn lời đức Phật nói ra, nói lúc nào, ở đâu, nói như thế nào, A-nan có thể lặp lại không sai sót.

Đại hội Kết-tập lần thứ nhất sau khi đức Phật nhập diệt, các đệ tử họp lại để “chuẩn hoá” những lời dạy, hội nghị này do Ca Diếp tổ chức! Hội nghị phụ thuộc rất nhiều vào A-nan, vì cái trí nhớ siêu phàm của ông ấy! Các kinh điển Phật giáo thường bắt đầu bằng câu: Evaṃ mayā śrūtaṃ, 如是我聞, Như thị ngã văn, Tôi nghe như vầy…, được cho là lời thuật của A-nan, A-nan thuật lại từng lời một, nếu tất cả 500 vị A-la-hán của Tăng-đoàn đều đồng ý thì lời đó trở thành kinh văn chính thức! Nhưng có một điều, A-nan là người duy nhất, trong số 500 thành viên hội đồng chưa… đắc quả A-la-hán! Chính bởi cái trí nhớ siêu phàm, cái gì cũng nhớ đó nên A-nan chưa thể đắc pháp, ít nhất là cho đến sau khi đức Phật khứ thế, những người khác, vì ít vướng bận vào ngôn ngữ, nên lại dễ thành công hơn!

Bát nhã tâm kinh

Bát-nhã tâm kinh – 般若心经 – Prajnaparamita hrdaya – Heart sutra. Nói rõ một điều là em hoàn toàn không hiểu gì nội dung kinh này, chỉ nói về cái chất lượng âm nhạc như thôi miên của nó! Nhất là đoạn: Gate, gate, pāragate, pārasaṃgate – Qua rồi, qua rồi, đã qua bờ bên kia, đã hoàn toàn qua bờ bên kia rồi… Cứ mỗi lần chèo kayak vượt biển những đoạn dài 20, 25 km hay hơn…

Là em vừa chèo xuồng đi, vừa “niệm chú” như thế: Gate, gate, pāragate, pārasaṃgate – Qua rồi, qua rồi, đã qua bờ bên kia, đã hoàn toàn qua bờ bên kia rồi… em ngu nên chỉ có thể hiểu theo nghĩa đen như thế thôi! Nói thêm chút về ngữ nghĩa, có hai cách hiểu câu này, một cách chủ động và một cách bị động, không diễn tả được trong tiếng Việt, hiểu thế nào là tuỳ vào chủ thể!

Aaryaavalokiteshvara – bodhisattvo gambhiiraayaam prajnaapaaramitaayaam caryaam caramaano vyavalokayati sma: panca skandhaah; taamshca svabhaava – shuunyaan pashyati sma.

Iha Shaariputra ruupam shuunyataa shuunyataiva ruupam, ruupaan na prithak shuunyataa, shuunyataayaa na prithag ruupam, yad ruupam saa shuunyataa, yaa shuunyataa tad ruupam. Evem eva vedanaa – samjnaa – samskaara – vijnaanaani. Iha Shaariputra sarva – dharmaah shuunyataa – lakshanaa, anutpannaa, aniruddhaa, amalaa, na vimalaa, nonaa, na paripuurnaah. Tasmaac Chaariputra shuunyaayaam na ruupam na vedanaa na samjnaa na samskaaraa na vijnaanaani. Na cakshuh – shrotra – ghraana – jihvaa – kaaya – manaamsi. Na ruupa – shabda – gandha – rasa – sprashtavya – dharmaah. Na cakshurdhaatur yaavan na mano – vijnaana – dhaatuh.

Na vidyaa, naavidyaa, na vidyaa – kshayo, naavidyaa – kshayo, yaavan na jaraa – maranam na jaraamarana – kshayo, na duhkha – samudaya – nirodha – maargaa, na jnaanam, na praaptir apraaptitvena. Bodhisattvasya prajnaapaaramitaam aashritya viharaty acittaavaranah. Cittaavarana – naastitvaad atrasto, viparyaasaatikraanto nishtha – nirvaanah. Tryadhva – vyavasthitaah sarvabuddhaah prajnaapaaramitaam aashrityaanuttaraam samyaksambodhim abhisambuddhaah. Tasmaaj jnaatavyo prajnaapaaramitaa – mahaamantro mahaavidyaa – mantro ‘nuttara – mantro ‘samasama – mantrah, sarvadukha – prashamanah, satyam amithyatvaat, prajnaapaaramitaayaam ukto mantrah. Tad yathaa gate gate paaragate paarasamgate bodhi svaaha!

 

Avalokiteshvara while practicing deeply with the Insight that Brings Us to the Other Shore, suddenly discovered that all of the five Skandhas are equally empty, and with this realisation he overcame all Ill-being.

“Listen Sariputra, this Body itself is Emptiness and Emptiness itself is this Body. This Body is not other than Emptiness and Emptiness is not other than this Body. The same is true of Feelings, Perceptions, Mental Formations, and Consciousness. “Listen Sariputra, all phenomena bear the mark of Emptiness; their true nature is the nature of no Birth no Death, no Being no Non-being, no Defilement no Purity, no Increasing no Decreasing. “That is why in Emptiness, Body, Feelings, Perceptions, Mental Formations and Consciousness are not separate self entities. The Eighteen Realms of Phenomena which are the six Sense Organs, the six Sense Objects, and the six Consciousnesses are also not separate self entities. The Twelve Links of Interdependent Arising and their Extinction are also not separate self entities. Ill-being, the Causes of Ill-being, the End of Ill-being, the Path, insight and attainment, are also not separate self entities. Whoever can see this no longer needs anything to attain.

Bodhisattvas who practice the Insight that Brings Us to the Other Shore see no more obstacles in their mind, and because there are no more obstacles in their mind, they can overcome all fear, destroy all wrong perceptions and realize Perfect Nirvana. “All Buddhas in the past, present and future by practicing the Insight that Brings Us to the Other Shore are all capable of attaining Authentic and Perfect Enlightenment. “Therefore Sariputra, it should be known that the Insight that Brings Us to the Other Shore is a Great Mantra, the most illuminating mantra, the highest mantra, a mantra beyond compare, the True Wisdom that has the power to put an end to all kinds of suffering. Therefore let us proclaim a mantra to praise the Insight that Brings Us to the Other Shore: Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha!

pháp diệt tận kinh

Pháp diệt tận kinh – 法灭尽经, hay còn gọi là “Phật thuyết Pháp diệt tận kinh”, là một kinh văn lưu hành rất sớm, phổ biến trong cả 2 phái Nam, Bắc tông, được dịch sang Hán-ngữ từ nguyên bản tiếng Sanskrit và trở thành thành văn bản chính thức trong bộ Đại-tạng-kinh – Tripiṭaka. Trong kinh này, đức Phật đưa ra các lời tiên đoán về thời kỳ suy tàn rồi diệt vong của Phật-giáo sau khi Ngài nhập Niết-bàn! Dưới đây trích lại một vài đoạn trong nguyên bản, có sửa lại hành văn cho dễ hiểu hơn:

Tôi nghe như vầy: một lần, đức Phật ở thành Câu-thi-na. Như-Lai sẽ nhập Niết-bàn trong 3 tháng nữa, nên các tì-kheo cùng nhiều giáo chúng kéo đến, cung kính đảnh lễ. Thế-tôn tĩnh lặng, không nói một lời và ánh hào quang cũng không xuất hiện. Ngài A-nan cung kính đảnh lễ và hỏi: bạch Thế-tôn, từ trước đến nay khi Thế-tôn thuyết pháp, ánh sáng uy nghiêm đều xuất hiện, nhưng hôm nay không thấy nữa, chắc hẳn có nhân duyên gì, chúng con mong nghe đức Thế-tôn giảng giải.

Đức Phật vẫn im lặng không trả lời, A-nan thỉnh cầu đến 3 lần, lúc đó đức Phật mới bảo: sau khi Như-Lai nhập Niết-bàn, giáo pháp sẽ bắt đầu suy yếu, ma đạo dần thịnh hành, đội lốt tăng nhân, xuyên tạc phá hoại giáo pháp. Chúng mặc y phục đẹp đẽ, uống rượu, ăn thịt, giết hại sinh vật, không có lòng từ bi, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau. Trong Tăng-đoàn, giữa tháng, cuối tháng tuy có tụng kinh, nhưng cũng chỉ là hình thức. Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt.

Khi chính pháp sắp mất, phụ nữ sẽ trở nên tinh tấn và thường làm việc công đức. Đàn ông sẽ trở nên lười biếng, không còn ai coi trọng giáo pháp nữa. Khi chính pháp sắp tàn, chư-thiên khóc lóc, sông ngòi khô cạn và các loại ngũ cốc không chín, kéo theo đó là nạn đói. Bệnh dịch thường xuyên xảy ra, cướp đi vô số mạng người. Dân chúng cực khổ, quan chức mưu tính lợi riêng, không thuận theo đạo lý. Người ác nhiều như cát biển, người thiện rất ít, hầu như chỉ có được một vài người.

Khi kiếp sắp hết, vòng quay của mặt trời và mặt trăng trở nên ngắn hơn và mạng sống của con người giảm lại. Bốn mươi tuổi đầu đã bạc trắng. Đàn ông dâm dục, cạn kiệt tinh lực nên thường chết trẻ, thường là trước 60. Mạng sống của nam giới giảm, mà mạng sống cuả nữ giới tăng đến 70, 80, 90 hoặc hơn. Nước lớn bất ngờ dâng cao, chúng sinh các loại, chìm đắm nơi biển cả, làm mồi cho tôm cá, nhưng con người vẫn không mảy may quan tâm! Người các chủng tộc lai tạp lẫn nhau.

Tuy nhiên trong 52 năm, các bộ kinh như Thủ-lăng-nghiêm, kinh Bát-chu Tam-muội, dần dần bị sửa đổi, mười hai bộ kinh sẽ dần bị huỹ diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện trở lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn biến mất, không còn được biết đến, giới y của sa-môn sẽ biến thành màu trắng. Khi giáo pháp của ta sắp mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chính-pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì.

Thời kỳ Mạt-Pháp này sẽ kéo dài suốt hàng chục triệu năm, cho đến khi Di-lặc, vị Phật tương lai, sẽ thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo. Các nơi đều được an vui, khí độc tiêu tan, mưa gió thuận hoà, các loại ngũ cốc tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, và con người sẽ cao đến tám trượng, tuổi thọ lên đến đến 8 vạn 4 ngàn năm, chúng sanh độ được Chính-pháp nhiều khó có thể đếm hết! Này A-nan, kinh này gọi là Pháp Diệt Tận, hãy truyền bá rộng rãi cho mọi người được biết!

法滅盡經

parable of the poisoned arrow

Malunkyaputta, một đệ tử của đức Phật, cảm thấy bất mãn vì Như Lai luôn từ chối trả lời 14 câu hỏi siêu hình (kiểu như: vũ trụ có vĩnh hằng hay không, có vô tận hay không .v.v.) Một ngày nọ, anh ta đến gặp đức Phật và tuyên bố: nếu những câu hỏi đó không được trả lời thì anh ta sẽ không tin theo đức Phật nữa! Như Lai đáp lại bằng một câu chuyện, chuyện rằng: Có người bị bắn bằng mũi tên tẩm thuốc độc, bác sĩ muốn lấy mũi tên ra ngay để cứu người, nhưng nạn nhân không chịu, cứ đòi muốn biết người bắn mũi tên là ai, xuất thân từ đâu, học vấn thế nào, cao thấp ra sao, tại sao lại bắn! Nếu cứ chấp vào những câu hỏi đó thì chắc chắn anh ta sẽ chết, chết mà vẫn chưa biết được câu trả lời. Ý nghĩa của câu chuyện: đời người ngắn ngủi, nên tập trung vào những việc có nghĩa, đừng phí công sức cho những câu hỏi siêu hình vô ích!

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở các “tôn giáo” khác! Khổng Tử cũng từ chối trả lời các câu hỏi mang tính siêu hình – metaphysics, bảo rằng chuyện con người còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện trời đất, quỷ thần, chuyện sống còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện chết! Lão Tử cũng trả lời đại khái tương tự như vậy, bảo rằng “đạo” là thứ phi thường, không thể diễn giải được (đạo khả đạo, phi thường đạo…). Đó là phương Đông nhé, sang đến phương Tây, từ Aristotle, Platon cho đến Nietzsche, Kant đều cho thấy một điều tương tự, hoá ra các triết gia phương Tây, họ cũng không nhắm vào những vấn đề và câu hỏi như thế! Thay vào đó, họ thảo luận các khía cạnh về khả năng nhận thức của con người: chúng ta có thể biết được những gì!? Đọc khắp Đông, Tây, kim, cổ đều chỉ thấy những chuyện như vậy!

Nên, chỉ có mấy ku “thiểu năng trí tuệ” Việt Nam mới suốt ngày bô lô bô la “triết học” là như thế này, như thế kia, đầu óc đã trở nên “ngáo” nặng vì bị trúng tên thuốc độc! Hoặc giả, học đâu đó được vài ba câu chữ lảm nhảm, chưa từng đọc cái gì cho thấu đáo, nên nghĩ rằng lặp lại một số vấn đề “ngu ngơ” như thế là cao siêu, là hơn người! Hoặc giả, chúng nó cho rằng người khác cũng tư duy như thế, cũng có cái “não trạng” y như thế, cũng đem mấy câu hỏi của đứa trẻ lên 3: “ai làm ra mặt trăng” đi làm khó người khác! Từ trong sự mông muội như “thủa hồng hoang” đó, chúng nó cho rằng cứ là dạng “trí tuệ của đứa trẻ” là tự nhiên đã trở thành “triết gia” rồi! Nực cười, một đám “thiểu năng”, em mà gặp ai như thế là em không ngần ngại văng thẳng vào mặt 4 chữ “triết cái con c…”, thẳng thừng như thế cho chúng nó tỉnh ra!

vô môn quan

無門關

Ngôn ngữ, đó là cái vỏ của tư duy, ngày trước nghe nói như thế, nhưng vẫn chưa hiểu lắm! Thật ra, người ta dùng từ rất chính xác, “cái vỏ”, giống như cái vỏ của các loài giáp xác (tôm, cua…) vậy, vừa là hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi tác động của môi trường xung quanh, vừa là cái khung cấu trúc để cho cơ thể bên trong được phát triển! Người có suy nghĩ chính chắn, vững vàng không dễ gì bị tác động của môi trường xung quanh, kẻ không có tư duy gì đáng kể thì… ai nói gì cũng nghe, ai xúi gì cũng làm! Tuy tác dụng là vậy, nhưng phát triển đến một mức độ nào đó, cái vỏ này lại trở thành vật cản trở, vì cơ thể có nhu cầu phải trở nên lớn hơn, mà cái vỏ không lớn hơn được, do đó phải trãi qua… rất nhiều chu kỳ lột xác!

Nhiều người học đâu đó vài ngôn từ lảm nhảm, cũng tự tạo nên cái vỏ như thế, họ hài lòng với cái vỏ be bé ấy, rồi đóng khung cứng luôn trong đó! Họ không hiểu “cái vỏ ngôn từ” có hai mặt, phải thay đổi, nếu không sẽ trở thành tù nhân của cái vỏ do chính mình tạo ra! Dĩ nhiên, thay đổi có tính cấu trúc và kế thừa, còn những loại “ốc mượn hồn” thì không cần kể đến! Cứ như thế phát triển từng bước, đến cảnh giới dùng “Vô Ngôn Thông” (thông hiểu không cần… ngôn từ) để bước qua “Vô Môn Quan” (cửa không có… cổng) thì chắc lúc đó về với chư Phật rồi! Hoà thượng Thuỵ Nham Sư Ngạn mỗi ngày tự gọi: “Ông chủ!”, rồi tự trả lời: “Dạ”, lại tiếp: “Tỉnh táo nhé!” – “Dạ” – “Mai kia mốt nọ chớ để người gạt nhé!” – “Dạ, dạ!”

công án

Giải thích chút, câu “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” – 逢佛殺佛,逢祖殺祖。 Chuyện kể lại trong Lâm Tế lục, Nghĩa Huyền thiền sư, một lần thấy môn đồ đang chăm chú tụng kinh, niệm Phật, thái độ nhất nhất thành kính, bèn hét lớn: Gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ”. Ngữ nghĩa thì dài dòng, nhưng về phương pháp, đây gọi là “Công án” – 公案, thường dùng trong Thiền tông, nhằm tạo ra một cú sốc mạnh, sốc tâm lý hay cả vật lý (thể chất), phá vỡ chướng ngại, đưa tâm trí người tu tập ra khỏi những khuôn khổ thông thường!

Đặc trưng của công án là sử dụng nhiều nghịch lý, những điều nằm ngoài phạm vi của lý luận. Công án không phải là câu đố thông thường nên nó không thể được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó buộc phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Vì lời giải của công án nằm ngoài lý luận, nên công án chính là được thiết kế để thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy, của ngôn từ và để hiểu, đáp ứng được công án, buộc lòng phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên…

duyên khởi

Khu Nhà Bè tôi ở có khá nhiều chùa chiền, cơ sở Phật giáo. Sâu xa trong lịch sử phát triển của một vùng đất, khu vực nào dân sinh còn dã man, dân trí còn thấp kém, các bậc hành giả thường hướng về đó, xây chùa, giảng pháp, giáo hoá chúng sinh, đó cũng điều dể hiểu! Chụp được cái poster này ở gần nhà cũng đã khá lâu. Sâu xa thì tôi không tán thành lắm với cách lý giải Phật giáo một cách quá ư bình dân như thế. Nhưng phần nào đó, những cách lý giải đó, nó vẫn đúng, đúng một cách vừa ngây ngô, vừa thô thiển, lại vừa… sâu sắc! Xem kỹ hình bên dưới:

Nhân: dụ dỗ lừa gạt người, Quả: ngu si dễ bị lừa gạt! Ôi sao lại thế, sao lại có thứ logic lạ lùng như vậy?! Thì ví dụ là đám “đa cấp” đấy, tự chúng nó “thông minh” với nhau! Một ví dụ rất “thấp”, nhưng nhiều chuyện cũng y thế, rất nhiều người vì “thông minh” mà tự mình “tạo nghiệp”! Ở tầm cao hơn, Tứ diệu đế (4 chân lý màu nhiệm), Bát chính đạo (8 con đường đúng đắn), Nhân quả và Duyên khởi, Phật giáo chẳng có vẻ gì là tôn giáo, chỉ là: 1 chút luân lý (ethics), 1 chút luận lý (logic), 1 chút tâm lý học (psychology), 1 chút khoa học nhận thức (cognitive science)…

thích quảng đức

焚我残躯
熊熊圣火
生亦何欢
死亦何苦
为善除恶
唯光明故
喜乐悲愁
皆归尘土
怜我世人
忧患实多

Phần ngã tàn khu, Hùng hùng thánh hoả. Sinh diệc hà hoan, Tử diệc hà khổ. Vi thiện trừ ác, Duy quang minh cố. Hỷ lạc bi sầu, Giai quy trần thổ. Liên ngã thế nhân, Ưu hoạn thật đa!

Dịch nghĩa: Đốt cháy thân ta, trên ngọn lửa thiêng. Sống có gì vui, chết có gì buồn? Vì thiện trừ ác, làm việc quang minh! Vui vẻ âu sầu, cũng về cát bụi. Chỉ thương chúng sinh, chìm trong bể khổ!

vong bản

忘本

Thường hiểu như là quên nguồn, mất gốc, xét trong tương quan giữa một con người với quê hương, nguồn cội. Nhưng “vong bản” có nghĩa rộng hơn thế, ngữ nghĩa Phật giáo, nếu một người quên mất giá trị thật bên trong, chạy theo những vọng tưởng phù phiếm, đó là “vong bản” (quên mất bản thân). Tôi khoái xài từ ngữ nghĩa rộng, những đầu óc “con vẹt” cứ nghĩ: à ta biết rồi, nó là như thế này… nhưng thực ra, hoàn toàn khác!

Tiếng Hoa có một đặc tính là tính trừu tượng, tổng quát của nó rất cao, nhưng mặt khác, lại thiếu tính chi tiết, cụ thể. Thế nên Đường Tam Tạng mới phải đi Tây Thiên thỉnh kinh, sống 20 năm ở Ấn Độ, theo học 2 năm tại học viện Phật giáo danh giá Nalanda, chở về quê hơn 600 bộ kinh trên lưng 20 con ngựa, đem bộ môn Duy thức luận – Yogachara về giảng dạy tại Trung Quốc, nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn khác sẽ được đề cập về sau.

viết cho 3///

Tôi không thích dùng từ ngữ bao đồng, xúc phạm, vì ở đâu, giới nào cũng luôn có người này, người khác (trong tất cả mọi phe phái). Nhưng thời gian đã qua đi gần nửa thế kỷ, những sự thật lịch sử hiển nhiên, nhiều người vẫn không muốn thừa nhận, hay tìm cách làm sai lệch nó đi! Dưới đây là bức tranh toàn cảnh sân khấu chính trị miền Nam Việt Nam, nói thật ra, Hà Nội có sách lược từng bước, từng bước, hết sức rõ ràng! Bước 1: tìm cách lật chế độ Diệm: một chế độ độc tài, gia đình trị, thiên vị tôn giáo, ngu dốt và tàn ác. Được dựng lên bằng một cuộc bầu cử gian lận, nhưng ít nhất người Mỹ cũng có thể “lu loa” với thế giới rằng đây là một chế độ “bầu”! Bước 2: ai ra ứng cử thổng thống, thủ tướng với tư cách “dân sự” là kêu biệt động thành đi ám sát, ví dụ như vụ GS Nguyễn Văn Bông.

Những sự việc này “chính sử” đã thừa nhận, chẳng có gì phải ngại mà không công khai. Bước 3: chính giới SG chỉ còn lại các tướng lĩnh, các ông này thì chẳng ai chịu ai. Như vụ Thiệu, Kỳ & Nguyễn Chánh Thi, cánh miền Nam & cánh miền Trung đánh nhau năm 66 ở Đà Nẵng, hàng trăm lính thương vong! Bước 4: dùng phong trào đấu tranh của Sinh viên và Phật giáo, đòi hỏi một chế độ “dân sự”. Nhưng trong một cái bẫy đã giương sẵn thì người Mỹ kiếm đâu ra một “chế độ dân sự”, trước sau chỉ có “quân phiệt, độc tài” thôi! Bốn bước trên làm cho miền Nam không bao giờ có được một chế độ dân cử, trước sau đều là các “chính phủ tạm thời” cho các tướng lĩnh đảm nhiệm. Như thế, tính “chính danh” của VNCH là không có, vì đó có phải là một chính phủ do dân bầu đâu!?

Nói trắng ra, là gì nếu không phải là một bộ máy quân sự cho người Mỹ tạo nên, bơm tiền nuôi sống và giật dây điều khiển, sự thật trước sau chỉ có thế! Ngay giới quân phiệt cũng không đồng nhất, thành phần già như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn… tương đối có tư cách, không muốn dính líu quá sâu với người Mỹ, thậm chí muốn đàm phán với MTGP. Thấy không thể chống Cộng với thành phần già, Mỹ giật dây cho các tướng trẻ lên nắm quyền. Từ 1963 đến 1973, 10 năm có 10 cuộc đảo chính, chẳng lúc nào yên, tình hình như thế chỉ có lợi cho MTGP. Lúc đảo chính họ Ngô, ông Nguyễn Văn Thiệu mới là… đại tá, sư trưởng, 40 tuổi, ông Nguyễn Cao Kỳ… trung tá, 33 tuổi, 4 năm sau thì một người thành tổng thống, một người thành thủ tướng, ở độ tuổi trên dưới 40!!!

Trong những thể chế thông thường khác thì phải hơn 20 năm nữa, các ông ấy mới “đủ tuổi” để ngồi vào hai cái ghế ấy! Nên nói cho đúng chỉ là một junta – tập đoàn tướng lĩnh tay sai mà thôi! Phật giáo thời gian đầu giữ lập trường không can thiệp chính trị của họ. Nhưng trước thực trạng bị đàn áp, sát hại quá nhiều, nên họ mới phải đấu tranh, trước sau đều bằng các biện pháp bất bạo động kiểu Gandhi! Tại thời điểm 1963, ông Trí Quang cũng chỉ 40 tuổi, trong hàng giáo phẩm Phật giáo mới ở cỡ… trung bình, các ông “boss” thực sự như Thích Tịnh Khiết, Thích Đôn Hậu… vẫn còn chưa ra mặt. 1000 người chết chỉ là một con số, đôi khi chẳng ai biết! Nhưng cái chết như của hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu lại làm rung chuyển thế giới, đánh thức lương tâm loài người!

Rất nhiều lực lượng khác nhau, bao gồm gần như là toàn thể xã hội: một số là Cộng sản nằm vùng, một số thân CS, một số có liên hệ với CS, một số chẳng dính dáng gì đến CS, tất cả đều cùng đấu tranh, đó là phản ứng hiển nhiên trong tình trạng bị đàn áp đến mức dầu sôi lửa bỏng! Nên nói các bạn “ba que”, người Mỹ không hiểu Việt Nam đã đành (đó là một trong những sai lầm lớn nhất của họ, dẫn đến thua toàn bộ cuộc chiến), các bạn mang tiếng là người Việt, sống trong lòng dân tộc, mà các bạn chẳng hiểu éo gì về dân tộc. Đương thời, các bạn chẳng đại diện được cho đa số dân chúng, còn đến lúc thua rồi cũng không biết vì sao mà thua, lại còn cay cú đơm đặt, hoang tưởng! Cũng còn may là đất nước, dân tộc này vẫn còn những nguồn nội lực âm thầm & thâm hậu khác!

thích trí quang

高高山上行船
深深海底走馬

Cao cao sơn thượng hành thuyền, Thâm thâm hải để tẩu mã.

Cao cao trên đỉnh núi ta chèo thuyền, Sâu sâu dưới đáy biển ta cỡi ngựa.

Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quang đã về cõi Phật, giới trẻ bây giờ còn không biết người này là ai. Người ta chụp lên đầu ông đủ thứ “mũ” khác nhau, bên thì gán là CS, bên thì nghi là CIA, người khác nữa thì cho là đại diện “bên thứ 3”, vâng vâng. Riêng ông thì bảo: “Càng nhiều mũ càng tỏ rõ thật không có mũ nào. Trái lại, càng nhiều mũ càng tốt…” Và tôi cũng nghĩ như vậy, trước sau, ông chỉ có cái mũ ni tu hành đó mà thôi!

Lại nói, đám bô bô cái mồm, cái gì mà… “Tiết trực tâm hư” – 節直心虛 (lòng ngay thẳng, tâm trống rỗng như đốt tre) chẳng những không có tư cách để hiểu con người này (và đã phải nhận lãnh nghiệp chướng vì không hiểu sức mạnh thâm trầm của đạo pháp), mà rất nhiều người khác cũng không hiểu ông nốt. Trong một thời đại mà người ta phải “chọn phe”, đứng giữa 2 làn đạn như ông là một bản lĩnh phi thường!

bích nhãn hồ

Theo các kinh điển Phật giáo ghi lại thì một trong 32 tướng mạo tốt của đức Phật là ngài có mắt màu xanh (!!!) Nên biết Ấn Độ thời của đức Phật khác với Ấn Độ bây giờ, dù là xét về chủng tộc, văn hoá hay ngôn ngữ. Trước khi nhập diệt, đức Thế tôn nói rằng: Này các chư tăng, vạn vật trong thế gian thảy đều vô thường, không gì tồn tại mãi, vì vậy hãy luôn kiên trì, tinh tấn trên con đường tự mình tìm lấy giải thoát! Chuyện kể thêm về “tinh tấn”: đệ Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc – Huệ Khả tìm đến Sơ tổ – Bồ Đề Đạt Ma xin học đạo nhưng không được chấp nhận, ông quỳ trước sân suốt đêm, tuyết ngập đến ngang thắt lưng.

Sáng hôm sau, Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi: ngươi bảo có quyết tâm học đạo, thế quyết tâm của ngươi đâu, cho ta xem! Huệ Khả liền rút đao chặt cánh tay trái của mình dâng lên. Sách vở TQ ghi lại rằng Bồ Đề Đạt Ma cũng có mắt màu xanh: 碧眼胡 – bích nhãn Hồ – người “Hồ” mắt xanh. Thế rồi hơn 2500 năm sau, ở một xứ cũng tạm gọi là “Phật giáo”, “tinh tấn” chẳng thấy đâu, chỉ thấy toàn “tinh tướng”, nhiều người hết “Thưa mẹ con đi” lại đến “Về nhà đi con”, cứ đi ra đi vào một vài bước con con như thế, tự tạo nên một đám bụi mù, rồi cũng học đòi, nhân danh, nào là “Vu Lan”, nào là “Giải thoát”, “Giác ngộ” .v.v.

đại hùng

Gặp trên đường xuyên Việt gần Sa Huỳnh, Quảng Ngãi… đã đi được hai năm rưỡi, hơn nửa đường từ Cà Mau về Yên Tử. Cứ đi hai bước, lại cúi một lạy sát đất. Mọi người có biết tại sao hầu hết các chùa, tại ngôi điện trung tâm, đều treo một bức hoành đề: 大雄寶殿 – ĐẠI HÙNG bảo điện!?

Trong cái thời “Mạt Pháp” này, người người, nhà nhà “bi bô” tụng niệm, rao giảng về “từ bi”, “trí tuệ”, nhưng cố tình lờ đi, quên đi lời Phật đầy đủ phải có 3 yếu tố: bi, trí, dũng. Những loại “bi và trí” phiến diện, lặt vặt, đơn thuần chỉ là “tiểu xảo ngôn từ”, mà không có “dũng” thì làm được việc gì?

vô uý trong thời mạt pháp

Vô uý trong thời mạt pháp – Gyalwang Drukpa – Sống không sợ hãi giữa một thời đại suy đồi, đốn mạt… “Vô uý” tức là không sợ hãi, tựa đề bài viết trong tiếng Anh: “Fearlessness In Troubled Time”. Việc sử dụng nhiều từ ngữ Phật giáo và Hán Việt có thể hơi khó hiểu với người ko quen, nhưng đọc qua vài lần sẽ thấy ngữ nghĩa rõ ràng, một bài viết hay nên đọc! Một số trích đoạn:

** Chúng ta đang đàm luận về Vô Úy trong thời mạt Pháp, về thời đại hắc ám ngày nay hay nhiều người còn gọi là thời đại suy đồi. Chúng ta nói: “Thời mạt Pháp” có nghĩa là một khoảng thời gian hắc ám. Ta luôn nói thời đại này đang thay đổi và đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn…

** Nhiều Phật tử cuồng nhiệt thường coi đạo Phật là một tôn giáo, đây là một sai lầm rất lớn. Đạo Phật không phải là một tôn giáo. Tôi có thể đại diện cho đạo Phật mà nói như vậy, tôi có quyền, và được phép khẳng định chắc chắn rằng đạo Phật không phải là tôn giáo…

bắc hành – 2017, phần 14

Di tích lịch sử gắn liền với nhà Trần ở vùng Hải Dương và Quảng Ninh này nhiều vô số kể, ấy là còn chưa nói đến 2 tỉnh ở tương đối gần đó là Thái Bình và Nam Định… Nằm giữa Côn Sơn và Yên Tử, cách nhau chỉ độ 30, 40 km là Quỳnh Lâm, ngôi chùa cuối trong 3 ngôi chùa trung tâm gắn liền với Trúc Lâm tam tổ: Phật hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa và đệ tam tổ Huyền Quang. Đứng lặng hồi lâu trước cái tháp chuông quá đẹp của chùa Quỳnh Lâm (đang trong giai đoạn trùng tu).

Từ nhỏ đến lớn, đi nhiều chùa, nhà thờ, cũng như các loại đền miếu… Ấy thế mà chưa bao giờ thắp một cây nhang, chưa bao giờ vái một vái, và cũng chưa bao giờ cầu xin bất kỳ một điều gì. Chẳng phải Thiền tông có câu: Phùng Phật sát Phật, Phùng Tổ sát Tổ – gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ đó sao!? Cái loại “siêu việt logic” này hẳn nghe không lọt tai nhiều người! Trong suy nghĩ của tôi, “Phật giáo” về bản chất là vô thần, thậm chí nó còn không phải là một tôn giáo!

Côn Sơn, Yên Tử & Quỳnh Lâm là 3 ngôi chùa trung tâm của Trúc Lâm phái, cả 3 đều đều bắt nguồn từ chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn cũng là từ Vĩnh Nghiêm Bắc Giang mà ra). Mặt chính tháp chuông có tấm hoành đề: Quỳnh Lâm đại thiền môn, nơi đây ngày trước là một học viện Phật giáo được xây dựng với quy mô rất lớn, nhưng giờ đây vết tích chỉ còn mỗi cái tháp chuông này là đáng lưu ý. Bên trong hậu điện thờ ba tượng rất đẹp của Trúc Lâm tam tổ.

Hành trình tiếp tục đi về thị xã Quảng Yên cách đó không xa, về một điểm đã định trước là làng nghề đóng tàu cổ tại Cống Mương, phường Phong Hải, đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh. Đây là nơi đóng tàu thuyền nổi tiếng của vịnh Bắc bộ, mà điển hình là mẫu tàu “ba vách” chạy buồm cánh dơi. Không chỉ được xem những mô hình thu nhỏ, quý hoá nhất là ngay tại xưởng của nghệ nhân ưu tú Lê Đức Chắn, sừng sững một chiếc “ba vách” thật, dài 11 mét, đang đóng gần hoàn thiện.

Tôi như đứng sững lại trước một vật thể cực đẹp, những đường cong (line – tuyến hình) của một thân thuyền mà theo như nhận xét của tôi, kinh nghiệm đóng thuyền dân gian Việt Nam đã đúc kết lại được một dạng vỏ tàu đặc trưng mà khi đi kèm với buồm cánh dơi (junk rig) tạo nên một con thuyền buồm hoàn hảo! Cuộc trò chuyện với bác nghệ nhân đóng thuyền cũng làm rõ thêm nhiều chi tiết về cột, buồm, cách đi dây, mái chèo, tời… và như nhiều chi tiết trên thuyền khác.

bắc hành – 2017, phần 13

Nhận thấy một loạt những di tích lịch sử gắn liền với nhà Trần nằm kề cận nhau trong địa bàn 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, bèn quyết định đi thăm cho được đầy đủ, nhất là những ngôi chùa gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Nằm cách Côn Sơn chỉ độ 50 km là Yên Tử, một đỉnh núi cao trên 1000 m thuộc vòng cung Đông Triều. Quyết định leo lên đỉnh Yên Tử cũng khá là ngẫu hứng nên phần nào… đã không lường trước hết được những khó khăn của chặng đường.

Con đường lên đỉnh núi chỉ dài khoảng 6 km, những bậc thang được xây dựa vào sườn núi, gần đỉnh là đường đi trên những mỏm đá, nhưng có chút ít tôn tạo, xây dựng của bàn tay con người để dễ đi hơn. Mất hơn 6 tiếng đồng hồ cả đi và về trên con đường chỉ 6 km ấy, đơn giản vì rất nhiều đoạn là… dốc đứng. Đường lên Yên Tử không dành cho người có sức khoẻ kém, ngay cả khi bạn đi bằng cáp treo, vì 2 hệ thống cáp treo nối tiếp nhau chỉ giúp tiết kiệm được khoảng 60% quãng đường.

Rải rác từ chân lên đỉnh núi là những cụm bảo tháp, nơi chôn cất tro cốt các chư tăng tiền bối… mà nổi bật nhất là của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trúc Lâm đệ nhất tổ, và hai vị tổ đời thứ 2, thứ 3 là Pháp Loa và Huyền Quang. Những ngọn tháp đá, gạch đơn sơ nằm lưng chừng núi, những cây thông, tùng, sứ (hoa đại) cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cảnh tượng tịch liêu mà thanh nhã lạ thường. Chùa Hoa Yên nằm lưng chừng núi, tuy là kiến trúc trung tâm, lớn nhất của Yên Tử.

Nhưng Hoa Yên chỉ là một công trình tương đối nhỏ, đơn giản, mộc mạc, chính điện hình chữ công và tả vu, hữu vu ở hai bên. Nhưng trong mắt tôi, chính những công trình nhỏ, nguyên bản như thế mới phản ánh đúng lịch sử, mới toát lên vẻ đẹp của một chốn Thiền môn linh thiêng ngày xưa. Từ chùa Hoa Yên trở lên, có một số công trình hiện đại đang được xây dựng quy mô rất lớn, rất bề thế, như tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc nguyên khối bằng đồng nặng trên 130 tấn…

Một trong những điều tốt đẹp mà Yên Tử còn giữ được, nhờ bởi uy linh của đức Phật hoàng, chính là cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, những rặng tùng cổ thụ, những rừng trúc xanh mướt. Cái tên Trúc Lâm chính là bắt nguồn từ những rừng trúc này, một giống trúc thanh cảnh, thân chỉ bằng ngón tay, ngón chân. Gần đỉnh có thể thấy nhiều cây hoa trà my cổ thụ, tiếc mới chỉ đang mùa kết nụ. Có lẻ đó là một ân hạnh tuyệt vời nhất, cho những ai hành hương Yên Tử trong mùa hoa trà my nở!

tứ diệu đế

Có nhiều người cứ mãi huyên thuyên về giáo lý nhà Phật, những câu chuyện “trít học” rẻ tiền không ko biết nhặt được ở đâu hay tự ngồi bịa ra, thậm chí đã trót bịa ra rồi cũng không ráng bịa luôn cái “dẫn nguồn từ…” (sách nào, kinh nào!?) cho nó có vẻ đúng đắn! Khi được hỏi “Tứ diệu đế” là gì, “Bát chính đạo” là gì thì không trả lời được!

Mới là vỡ lòng của giáo lý Phật môn! Cái “chính” đầu tiên trong “Bát chính đạo” (8 con đường đúng đắn) là “Chính kiến”, tức là: biết đúng, hiểu đúng. Ko biết, hiểu đúng thì mọi thứ khác… vất đi! Hình như Đức Phật cũng đã tiên đoán đúng về thời kỳ Mạt Pháp! Ấy chính là cái thời kỳ nơi nơi xây chùa đắp tượng, nhà nhà mặc cà sa tụng kinh!

bắc hành – 2016, phần 37

Chùa Bút Tháp nằm đối diện Phật Tích, phía bên kia sông Đuống, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Nhưng phải đi dọc triền đê chừng 7, 8 km lên đến cầu Hồ, qua sông rồi quay ngược lại. Đây là ngôi chùa mà tôi thích nhất, những tượng gỗ rất đẹp, các vị La Hán mang sắc diện Việt Nam rất chi đời thường. Có cảm giác rằng phải nhỏ nhắn, xinh xắn mới là Việt!

Ghé thăm lăng Kinh Dương Vương, được xem là ông vua thuỷ tổ của người Việt, nằm cạnh bờ sông Đuống. Phía trước có cái bia nhỏ đề Hạ mã (hình đầu tiên dưới đây). Đầy đủ phải là Khuynh cái, Hạ mã: nghiêng lọng, xuống ngựa, kiểu gần giống như bây giờ là: xuống xe, tắt máy, xuất trình giấy tờ vậy! Ghé thăm chùa Dâu và vết tích thành cổ Luy Lâu.

Cảm thấy có nhiều quyến luyến với vùng đất, con người Thuận Thành này, chẳng phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Quang Dũng viết: Nhớ mưa Thuận Thành, long lanh mắt ướt, và những vùng quan họ khác dọc đôi bờ sông Đuống. Đây có thể xem là vùng đất “cổ nhất” Việt Nam, các di tích lịch sử dày đặc, nhiều không kể xiết, tất thảy đều rất lâu đời:

Tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ, chùa Trăm Gian, đình Quang Đình, đình Ngô Xá, đình Ngọc Quan, đình Tam Tảo, chùa Phúc Lâm… Chỉ có thể cưỡi ngựa xem hoa, thăm lấy vài nơi tiêu biểu. Đôi điều rất đáng suy nghĩ về vùng đất quan họ lâu đời Bắc Ninh, khi là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nhưng thu nhập bình quân đầu người lại cao nhất!