thích trí quang

高高山上行船
深深海底走馬

Cao cao sơn thượng hành thuyền, Thâm thâm hải để tẩu mã.

Cao cao trên đỉnh núi ta chèo thuyền, Sâu sâu dưới đáy biển ta cỡi ngựa.

ại lão Hoà thượng Thích Trí Quang đã về cõi Phật, giới trẻ bây giờ còn không biết người này là ai. Người ta chụp lên đầu ông đủ thứ “mũ” khác nhau, bên thì gán là CS, bên thì nghi là CIA, người khác nữa thì cho là đại diện “bên thứ 3”, vâng vâng. Riêng ông thì bảo: “Càng nhiều mũ càng tỏ rõ thật không có mũ nào. Trái lại, càng nhiều mũ càng tốt…” Và tôi cũng nghĩ như vậy, trước sau, ông chỉ có cái mũ ni tu hành đó mà thôi!

Lại nói, đám bô bô cái mồm, cái gì mà… “Tiết trực tâm hư” – 節直心虛 (lòng ngay thẳng, tâm trống rỗng như đốt tre) chẳng những không có tư cách để hiểu con người này đã đành (và đã phải nhận lãnh nghiệp chướng vì không hiểu sức mạnh thâm trầm của đạo pháp), mà rất nhiều người khác cũng không hiểu ông nốt. Trong một thời đại mà người ta phải “chọn phe”, đứng giữa 2 làn đạn như ông là một bản lĩnh phi thường!!!

công phu

功夫

hích chữ Hán hay không là quyền, sở thích của mỗi người, tôi không có ý kiến gì. Nhưng nhìn vào tâm hồn của một con người, một dân tộc, bằng thi ca, văn chương, bằng học vấn, để thấy kỹ càng những nội dung thâm sâu của nó, thảy đều cần đến một sự đầu tư học hỏi kỹ càng, cần phải có những “công phu” nhất định.

Tiếng Hoa có chữ rất hay là “công phu”, không phải chỉ thường dùng trong võ công, mà trong mọi việc. Gì cũng phải rèn luyện nhiều nhiều năm thì mới tới chỗ thông thạo. Sao giờ toàn thấy kiểu chỉ cần Google đọc 2, 3 trang là cái gì cũng biết!? Ko liên quan lắm, nhưng nhà sư Hàn quốc đánh trống này, cũng thật là… một công phu đáng nể! 🙂

bích nhãn hồ

heo các kinh điển Phật giáo ghi lại thì một trong 32 tướng mạo tốt của đức Phật là ngài có mắt màu xanh (!!!) Nên biết Ấn Độ thời của đức Phật khác với Ấn Độ bây giờ, dù là xét về chủng tộc, văn hoá hay ngôn ngữ. Trước khi nhập diệt, đức Thế tôn nói rằng: Này các chư tăng, vạn vật trong thế gian thảy đều vô thường, không gì tồn tại mãi, vì vậy hãy luôn kiên trì, tinh tấn trên con đường tự mình tìm lấy giải thoát! Chuyện kể thêm về “tinh tấn”: đệ Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc – Huệ Khả tìm đến Sơ tổ – Bồ Đề Đạt Ma xin học đạo nhưng không được chấp nhận, ông quỳ trước sân suốt đêm, tuyết ngập đến ngang thắt lưng.

Sáng hôm sau, Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi: ngươi bảo có quyết tâm học đạo, thế quyết tâm của ngươi đâu, cho ta xem! Huệ Khả liền rút đao chặt cánh tay trái của mình dâng lên. Sách vở TQ ghi lại rằng Bồ Đề Đạt Ma cũng có mắt màu xanh: 碧眼胡 – bích nhãn Hồ – người “Hồ” mắt xanh. Thế rồi hơn 2500 năm sau, ở một xứ cũng tạm gọi là “Phật giáo”, “tinh tấn” chẳng thấy đâu, chỉ thấy toàn “tinh tướng”, nhiều người hết “Thưa mẹ con đi” lại đến “Về nhà đi con”, cứ đi ra đi vào một vài bước con con như thế, tự tạo nên một đám bụi mù, rồi cũng học đòi, nhân danh, nào là “Vu Lan”, nào là “Giải thoát”, “Giác ngộ” .v.v. 😞

đại hùng

ặp trên đường xuyên Việt gần Sa Huỳnh, Quảng Ngãi… đã đi được hai năm rưỡi, hơn nửa đường từ Cà Mau về Yên Tử. Cứ đi hai bước, lại cúi một lạy sát đất. Mọi người có biết tại sao hầu hết các chùa, tại ngôi điện trung tâm, đều treo một bức hoành đề: 大雄寶殿 – ĐẠI HÙNG bảo điện!?

Trong cái thời “Mạt Pháp” này, người người, nhà nhà “bi bô” tụng niệm, rao giảng về “từ bi”, “trí tuệ”, nhưng cố tình lờ đi, quên đi lời Phật đầy đủ phải có 3 yếu tố: bi, trí, dũng. Những loại “bi và trí” phiến diện, lặt vặt, đơn thuần chỉ là “tiểu xảo ngôn từ”, mà không có “hùng và dũng” thì làm được việc gì?

vô uý trong thời mạt pháp

ô uý trong thời mạt pháp – Gyalwang Drukpa – Sống không sợ hãi giữa một thời đại suy đồi, đốn mạt… “Vô uý” tức là không sợ hãi, tựa đề bài viết trong tiếng Anh: “Fearlessness In Troubled Time”. Việc sử dụng nhiều từ ngữ Phật giáo và Hán Việt có thể hơi khó hiểu với người ko quen, nhưng đọc qua vài lần sẽ thấy ngữ nghĩa rõ ràng, một bài viết hay nên đọc! Một số trích đoạn:

** Chúng ta đang đàm luận về Vô Úy trong thời mạt Pháp, về thời đại hắc ám ngày nay hay nhiều người còn gọi là thời đại suy đồi. Chúng ta nói: “Thời mạt Pháp” có nghĩa là một khoảng thời gian hắc ám. Ta luôn nói thời đại này đang thay đổi và đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn…

** Nhiều Phật tử cuồng nhiệt thường coi đạo Phật là một tôn giáo, đây là một sai lầm rất lớn. Đạo Phật không phải là một tôn giáo. Tôi có thể đại diện cho đạo Phật mà nói như vậy, tôi có quyền, và được phép khẳng định chắc chắn rằng đạo Phật không phải là tôn giáo…

bắc hành – 2017, phần 14

i tích lịch sử gắn liền với nhà Trần ở vùng Hải Dương và Quảng Ninh này nhiều vô số kể, ấy là còn chưa nói đến 2 tỉnh ở tương đối gần đó là Thái Bình và Nam Định… Nằm giữa Côn Sơn và Yên Tử, cách nhau chỉ độ 30, 40 km là Quỳnh Lâm, ngôi chùa cuối trong 3 ngôi chùa trung tâm gắn liền với Trúc Lâm tam tổ: Phật hoàng Trần Nhân Tông, đệ nhị tổ Pháp Loa và đệ tam tổ Huyền Quang. Đứng lặng hồi lâu trước cái tháp chuông quá đẹp của chùa Quỳnh Lâm (đang trong giai đoạn trùng tu).

Từ nhỏ đến lớn, đã đi rất nhiều chùa, nhà thờ, cũng như các loại đền miếu… Ấy thế mà chưa bao giờ thắp một cây nhang, chưa bao giờ vái một vái, và cũng chưa bao giờ cầu xin bất kỳ một điều gì. Chẳng phải Thiền tông có câu: Phùng Phật sát Phật, Phùng Tổ sát Tổ – gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ đó sao!? Cái loại “siêu việt logic” này hẳn nghe không lọt tai nhiều người! 😀 Trong suy nghĩ của tôi, “Phật giáo” về bản chất là vô thần, thậm chí nó còn không phải là một tôn giáo!

Côn Sơn, Yên Tử & Quỳnh Lâm là 3 ngôi chùa trung tâm của Trúc Lâm phái, cả 3 đều đều bắt nguồn từ chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang (chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn cũng là từ Vĩnh Nghiêm Bắc Giang mà ra). Mặt chính tháp chuông có tấm hoành phi đề: Quỳnh Lâm đại thiền môn, nơi đây ngày trước là một học viện Phật giáo được xây dựng với quy mô rất lớn, nhưng giờ đây vết tích chỉ còn mỗi cái tháp chuông này là đáng lưu ý. Bên trong hậu điện thờ ba tượng rất đẹp của Trúc Lâm tam tổ.

Hành trình tiếp tục đi về phía thị xã Quảng Yên cách đó không xa, về một điểm đã định trước là làng nghề đóng tàu cổ tại Cống Mương, phường Phong Hải, đảo Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh. Đây là nơi đóng tàu thuyền nổi tiếng của vịnh Bắc bộ, mà điển hình là mẫu tàu “ba vách” chạy buồm cánh dơi. Không chỉ được xem những mô hình thu nhỏ, quý hoá nhất là ngay tại xưởng của nghệ nhân ưu tú Lê Đức Chắn, sừng sững một chiếc “ba vách” thật, dài 11 mét, đang được đóng gần hoàn thiện.

Tôi như đứng sững lại trước một vật thể cực đẹp, những đường cong (line – tuyến hình) của một thân thuyền mà theo như nhận xét của tôi, kinh nghiệm đóng thuyền dân gian Việt Nam đã đúc kết lại được một dạng vỏ tàu đặc trưng mà khi đi kèm với buồm cánh dơi (junk rig) tạo nên một con thuyền buồm hoàn hảo! Cuộc trò chuyện với bác nghệ nhân đóng thuyền cũng làm rõ thêm nhiều chi tiết về cột, buồm, cách đi dây, mái chèo, tời… và như nhiều chi tiết trên thuyền khác.

bắc hành – 2017, phần 13

hận thấy một loạt những di tích lịch sử gắn liền với nhà Trần nằm kề cận nhau trong địa bàn 2 tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, bèn quyết định đi thăm cho được đầy đủ, nhất là những ngôi chùa gắn liền với Thiền phái Trúc Lâm thời Trần. Nằm cách Côn Sơn chỉ độ 50 km là Yên Tử, một đỉnh núi cao trên 1000 m thuộc vòng cung Đông Triều. Quyết định leo lên đỉnh Yên Tử cũng khá là ngẫu hứng nên phần nào… đã không lường trước hết được những khó khăn của chặng đường.

Con đường lên đỉnh núi chỉ dài khoảng 6 km, những bậc thang được xây dựa vào sườn núi, gần đỉnh là đường đi trên những mỏm đá, nhưng có chút ít tôn tạo, xây dựng của bàn tay con người để dễ đi hơn. Mất hơn 6 tiếng đồng hồ cả đi và về trên con đường chỉ 6 km ấy, đơn giản vì rất nhiều đoạn là… dốc đứng. Đường lên Yên Tử không dành cho người có sức khoẻ kém, ngay cả khi bạn đi bằng cáp treo, vì 2 hệ thống cáp treo nối tiếp nhau chỉ giúp tiết kiệm được khoảng 60% quãng đường.

Rải rác từ chân lên đỉnh núi là những ngôi chùa nhỏ, và những cụm bảo tháp, nơi chôn cất tro cốt của các chư tăng tiền bối… mà nổi bật nhất là của Phật hoàng Trần Nhân Tông, Trúc Lâm đệ nhất tổ, và hai vị tổ đời thứ 2, thứ 3 là Pháp Loa và Huyền Quang. Những ngọn tháp đá, gạch đơn sơ nằm lưng chừng núi, những cây thông, tùng, sứ (hoa đại) cổ thụ hàng trăm năm tuổi, cảnh tượng tịch liêu mà thanh nhã lạ thường. Chùa Hoa Yên nằm lưng chừng núi, tuy là kiến trúc trung tâm, lớn nhất của Yên Tử.

Nhưng thực ra, Hoa Yên chỉ là một công trình tương đối nhỏ, đơn giản, mộc mạc, chính điện hình chữ công và tả vu, hữu vu ở hai bên. Nhưng trong mắt tôi, chính những công trình nhỏ, nguyên bản như thế mới phản ánh đúng lịch sử, và mới toát lên vẻ đẹp của một chốn Thiền môn linh thiêng ngày xưa. Từ chùa Hoa Yên trở lên, có một số công trình hiện đại đang được xây dựng quy mô rất lớn, rất bề thế, như tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được đúc nguyên khối bằng đồng nặng trên 130 tấn…

Một trong những điều tốt đẹp mà Yên Tử còn giữ được, nhờ bởi uy linh của đức Phật hoàng, chính là cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp, những rặng tùng cổ thụ, những rừng trúc xanh mướt. Cái tên Trúc Lâm chính là bắt nguồn từ những rừng trúc này, một giống trúc thanh cảnh, thân nhỏ chỉ bằng ngón tay, ngón chân. Gần đỉnh có thể thấy rất nhiều cây hoa trà my cổ thụ, thật tiếc mới chỉ đang mùa kết nụ. Có lẻ đó là một ân hạnh tuyệt vời nhất, cho những ai hành hương Yên Tử trong mùa hoa trà my nở!

tứ diệu đế

ó nhiều người cứ mãi huyên thuyên về giáo lý nhà Phật, những câu chuyện “trít học” rẻ tiền không ko biết nhặt được ở đâu hay tự ngồi bịa ra, thậm chí đã trót bịa ra rồi cũng không ráng bịa luôn cái “dẫn nguồn từ…” (sách nào, kinh nào!?) cho nó có vẻ đúng đắn! 😀 Khi được hỏi “Tứ diệu đế” là gì, “Bát chính đạo” là gì thì không trả lời được!

Ấy mới là vỡ lòng của giáo lý Phật môn! Cái “chính” đầu tiên trong “Bát chính đạo” (8 con đường đúng đắn) ấy chính là “Chính kiến”, tức là: biết đúng, hiểu đúng. Ko biết, hiểu đúng thì mọi thứ khác… vất đi! Hình như Đức Phật cũng đã tiên đoán đúng về thời kỳ Mạt Pháp! Ấy chính là cái thời kỳ nơi nơi xây chùa đắp tượng, nhà nhà mặc cà sa tụng kinh!