siniy platochek

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca nổi tiếng, đã trở thành một kiểu “dân ca” Nga và có hàng tá lời ca khác nhau. “Chiếc khăn xanh”, thường là bài sau cùng các chương trình lễ hội, duyệt binh ở Nga, điệu valse nhẹ nhàng giảm bớt những căng thẳng!

Nhưng chỉ nhẹ phần nhạc thôi, phần lời lại là một sự lặp đi lặp lại, bắt các thế hệ sau không được quên: Tháng 6, ngày 22, chiến tranh bắt đầu, cũng gần gần giống như kiểu ở Việt Nam là: Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…

Maksim Perepelitsa

guyên gốc của nó đây, là nhạc phim Liên Xô, Maksim Perepelitsa (1955). Biết là nhiều người sẽ ý kiến, thời buổi nào rồi còn Liên Xô các kiểu. Nhưng các bạn có nghĩ là tôi éo quan tâm đến các kiểu chủ nghĩa này nọ, bỏ hết qua tất cả những thứ râu ria mà nhìn thẳng vào để thấy một thứ thôi, đó là… âm nhạc!?

Nhìn một cái cho nó thấu bản chất vấn đề, dám cá là 99% mọi người không làm được điều đơn giản này! Vậy rút cuộc “âm nhạc” là cái gì, nó chính là “movement”, là sự vận động đấy! 🙂 Nên tất cả những thứ trì trệ, đần độn, thảm não, chảy nước, phản – vận – động đều không phải là “nhạc”, mà chỉ có thể gọi là “nhẽo”! 😃

30/4

a mươi tháng tư là ngày thống nhất (VN), cũng đồng thời là ngày chiến thắng fascism (LX). Liên khúc 6 bài hát quen thuộc, nổi tiếng nhất của “The Red Army”, trừ bài cuối, mỗi bài đại diện cho một binh / quân chủng: 1. We’re the army of the people, 2. Three tankists, 3. March of Stalin artillery, 4. Avia march, 5. If you’ll be lucky, 6. Let’s go!

… Strong in our friendship tried by fire, Long may our crimson flag inspire…

Cossacks in Berlin

hương trình âm nhạc… giữa tuần, bài ca “Cossacks ở Berlin”: Này các anh, hãy nhớ rằng đây không phải là lần đầu ngựa Cossack chúng ta uống nước ở những dòng sông nước khác đâu nhé… 😀 Cách đặt lời như thế này có cái phong cách rất thi vị, và rất cổ kính…

thệ hải minh sơn

Đàn anh đã cho tôi trời xanh bao ước mơ tuổi thơ,
Đàn anh đã cho tôi dòng sông mang cánh buồm khát vọng…
Mặt trời bé con - Trần Tiến 

acebook nhắc ngày này mấy năm trước… Nhiều lần xem phim, thấy cảnh trai & gái ngồi tự tình, đối diện biển xanh bao la, cảnh quan diễm lệ, tôi muốn kêu lên: 你门都傻了吧? – Nhĩ môn đô soạ liễu ba?

Chúng mày khùng hết rồi hả? Còn không mau nhảy xuống biển, hoà mình vào cái không gian rộng lớn đó, còn ngồi đó mà ngôn tình cái gì, 誓海盟山 – thệ hải minh sơn – thề non hẹn biển, toàn nói ba lơn!!! 😀😅

người về cuối phố

hương trình âm nhạc cuối tuần, lâu lâu post “nhạc xưa”, kaka, dù đúng ra, “xưa” với tui ít nhất phải lùi về hơn 60 năm nữa kia! Nhân tiện phân bua chút, tại hay chì chiết bolero, làm ra cái ấn tượng phân biệt vùng miền, chính trị này nọ. Thực ra không hề, nhạc nói lên con người nghe nó, chỉ có “thẩm âm”, nhạc hay, nhạc sĩ có tài hay không mà thôi. Như Nguyễn Nhất Huy này, người Cà Mau ấy, viết câu nhạc khá dài, “hành âm” có nhiều ý tưởng lạ. Hoà âm cũng tốt, đầy tiếng, có nhiều màu sắc, phù hợp tâm trạng!

Người về cuối phố - Cẩm Ly 

“Câu dài”… đó là “ám ảnh lớn lao” của nhạc Việt, vì xưa giờ đa số viết câu cú cụt lủn, vô duyên, vội vã khởi đầu, loanh quanh chưa kịp làm gì đã chóng vánh quay về “chủ âm”, làm người nghe có cái cảm giác “chưa ra đến chợ đã hết sạch tiền”! 😃 Số nhạc sĩ VN đủ tầm viết trường ca chỉ đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay (cái bàn tay của một thằng Yakuza). GS Trần Văn Khê tự đặt cho mình cái hiệu “Trần Trường Ca” là có mơ ước đổi thay đó! Âu cũng là do cái dân-tộc-tính nó “đoản” (ngắn) như thế!

Yablochko

hương trình âm nhạc cuối tuần, bản “dân ca mới” nổi tiếng, “Quả táo nhỏ”, gọi là mới chứ thực ra đã ra đời gần 100 năm, có vô số lời ca khác nhau, giọng nữ thật dễ thương: “em sẽ cưới người ấy, một chàng trai can đảm em yêu, không phải Lenin hay Trotsky đâu, chỉ là một anh thuỷ thủ Hồng quân đẹp trai…” 🙂

В путь

rước đây có nói, muốn nghe âm nhạc vừa bác học mà vừa có tiếng người huýt sáo, có tiếng ngựa hý, chó sủa, thì phải nghe nhạc Xô-viết… Thật đúng là “trâu điên chó dại” mà… 🙂

lại bolero

gày xưa học dốt bỏ mịa, thôi học bị bắt đi quân dịch, trốn chui trốn nhũi bằng mọi cách, nhưng rồi cũng bị bắt lính, rồi: “ba tháng quân trường”, “em ơi, chiều nay một trăm phần trăm”, “được nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen”, đa số chỉ toàn là các thể loại “âm binh”, thế mà về già phét lác, ra vẻ với con cháu, ta đây ngày xưa: “xếp bút nghiên theo việc đao cung” chứ phải! 😅😅

polyushko polye

âu lâu nghe lại những bài ca ưa thích quen thuộc, Polyushko-polye – Cánh đồng yêu thương… Cách dịch tiếng Việt làm thay đổi ngữ nghĩa “một tí”, khi người Nga nói “cánh đồng” tức là ý họ nói thảo nguyên bao la ấy, không phải mấy cái vuông ruộng con con… 🙂