Катюша

ài hát không thể phổ biến hơn, kỹ thuật hạ tone, thay vì lên tone ở những đoạn cao trào! Cũng là một chút mới lạ vì thực ra, hạ tone khó hơn lên tone! Đừng vì bài ca phổ biến mà vội cho là văn công, văn nghệ!

Âm nhạc của riêng Elena Vaenga thực sự siêu phức tạp, rất nhiều variation – improvision tinh tế, nhưng đôi khi quá phức tạp khiến cho một người nghe “kiên nhẫn” như tôi cũng thấy mệt, bị “lạc” trong cái không gian biến ảo đó!

chiếc khăn xanh

gười hiện đại, cáp mạng RJ45 và Wifi đã cắm vào đầu rồi, liên tục phải có kích thích, cập nhật, rút dây ra là chết não ngay (cắm dây vào thì lại thành xác sống). Số những người có khả năng cầm súng chiến đấu trong rừng, sống với lý tưởng và niềm tin đơn thuần, không cần các loại “thông tin – fastfood” chẳng có bao nhiêu!

Như người ta thường nói, đôi khi, đến khi không còn lại cái gì cả, thì khi đó mới biết đâu là “bản lĩnh văn hoá” thực sự! Nên đôi khi cũng phải xem xem, cái vỏ bọc xã hội hiện đại, bản lĩnh diễn trò của mấy “anh hề” nó mỏng tới cỡ nào! Cá tính Nga mà, giống y như lời bài hát “The cuckoo” vậy: nếu quanh đây có thuốc súng, hãy cho tôi cái bật lửa! 😅

the cuckoo

hạc Nga – Xô-viết thường là những tác giả được đào tạo rất kỹ về nhạc cổ điển, câu nhạc viết ra thường có nhiều màu sắc, nhiều lớp lang khác nhau! Nhưng đôi khi cũng nên nghe những loại âm nhạc hiện đại hơn, đơn giản hơn một chút để thay đổi không khí, ca khúc “The Cuckoo”, nhạc phim “Battle for Sevastopol”, 2015…

Phim nói về Lyudmila Pavlichenko, nữ xạ thủ bắn tỉa Liên – Xô, người trong một lần nói chuyện trước đám đông báo chí ở Chicago, nhằm vận động nước Mỹ mở mặt trận thứ 2 phía Tây chống Đức-quốc-xã, đã nói: tôi, Lyudmila Pavlichenko, năm nay 25 tuổi, đã hạ 309 tên Phát-xít, các quý ông, các ông còn định núp sau lưng tôi bao lâu nữa!?

stand up for faith, Russian land!

ính cách Nga mà, khó ai đoán được, kể cả người trong cuộc như Mỹ với đầy đủ tin tức tình báo: lúc đầu nhận định kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Nga thất bại, tiếp theo nhận định Nga gặp khó khăn hậu cần, triển khai lực lượng! Kế đến lại nhận định Nga muốn tiến chậm, đánh chắc… Thực ra Nga đang cố tình phô diễn lực lượng, và cho thấy ý định tiến hành một cuộc chiến kiềm chế, mong Ukraine thấy khó mà lui, ngồi vào bàn đàm phán! Nhưng anh U cá tính nhỏ nhặt lặt vặt muôn đời, không đánh mạnh thì chưa tỉnh ra đâu!

Nhân đây cũng nói rõ, sự ủng hộ “từ trong vô thức” của tôi dành cho dân tộc Nga, bất chấp suy nghĩ, bất chấp quan điểm chính trị, bất chấp tình hình thực tế, cái “ủng hộ” này, thực ra có gốc gác sâu xa từ tầng… văn hoá! Khi bạn hiểu một dân tộc đủ sâu, đủ rộng thì sự đồng cảm, thông hiểu tự dưng xuất hiện! Tính cách Nga, y hệt như trong lời bài hát này vậy: Stand up for faith Russian land! Do not show mercy, neither for enermies nor yourself! Hãy đứng lên vì đức tin, vì nước Nga! Không cần phải thương xót ai, dù cho là kẻ thù hay chính bản thân mình…

kogda my byli na voyne

ghe kỹ chỉ một bài này có thể lần ngược lại lịch sử hàng trăm năm, có lẽ có nguồn gốc dân ca Á – Âu xa xưa, trước khi được Tây-phương-hoá thành nhạc nhà thờ, rồi lại được hiện-đại-hoá nhiều lần nữa… Nghe giống như đọc lại Aleksey Tolstoy, chính xác như trong sách của ông mô tả: các bên cầu nguyện trước khi bước vào cuộc chiến…

when we were at war

iếp theo chương trình là ca khúc “Когда мы были на войне – When we were at war”, Viktor Sorokin & dàn đồng ca Kuban Cossack trình bày! 100 năm, 1917 ~ 2017… Từ Vladimir cho đến Vladimir… Vladimir đầu là Vladimir Ilyich… Vladimir sau chính là Vladimir Vladimirovich… người đưa nước Nga trở lại vị thế hùng cường như cũ! 😅

nhị cú tam niên

ứ như thế, càng năm càng rơi rụng đi, rồi dần dần chỉ còn đám ngu dốt đến mức nhảm nhí kiểu bolero mà thôi! Người như Nguyễn Tài Tuệ thì… “nhị cú tam niên đắc – 二句三年得 – hai câu làm mất ba năm” là chuyện bình thường, cả một đời chỉ đề lại hơn chục bài, nhất là khí nhạc, chứ về thanh nhạc lại thấy không nổi trội bằng…

Cossack rode beyond the Danube

hương trình âm nhạc cuối tuần… một bài hát cực kỳ yêu thích, lâu lâu nghe lại. Như tôi có nói trước đây: những dân tộc khoẻ mạnh phải có thứ âm nhạc sinh động, có sức sống! Còn như của VN thời đương đại thì chỉ nên gọi là “NHẼO”, chưa xứng gọi là “NHẠC”… 😃

Bài dân ca Cossack Ucraina & Nga này từ lâu đã đi vào nhạc cổ điển, được Beethoven mượn lại (opus 107 Schöne Minka), làm chậm lại và mềm mại hoá, từ đó lan truyền khắp châu Âu. Nếu quay lại lịch sử mấy trăm năm trước thì đây chính là “heavy metal” thời Phục Hưng! 😅

all music

hiều năm trước, đã nghĩ về những chuyện này, nhưng bẵng qua 1 thời gian rồi quên mất, hôm nay note lại ở đây! Chuyện “đạo nhạc”, vô tình hay cố ý, không phải chỉ “nóng” những năm gần đây, mà đã có từ xa xưa, những cuộc chiến pháp lý đã bắt đầu từ trước cả thời của Rolling Stones và Led Zeppelin! Trong số đó, nhiều vụ đã được khẳng định rõ là “đạo nhạc”, nhưng khá nhiều vụ không thể có kết luận rõ ràng được, tại sao như vậy!?

Trong link dưới đây, tác giả dùng máy tính để phát sinh tất cả những giai điệu 12-notes, có khoảng 68 tỷ giai điệu như vậy (nhạc Việt ngắn hơn rất nhiều, thường chỉ 5, 6 notes). Nhưng đó thuần tuý là con số toán học, số những giai điệu nghe “thuận tai” ít hơn con số 68 tỷ đó nhiều lần! Thực tế là hàng ngàn năm phát triển của con người, của âm nhạc đã bắt đầu… xài hết “kho giai điệu” đó, nên trùng lặp sẽ là chuyện ngày càng nhiều!

Tác giả đặt ra rất nhiều vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền âm nhạc, nhiều cơ sở luật pháp hiện tại không được hợp lý cho lắm, sớm muộn gì cũng sẽ bị thay đổi, bãi bỏ! Ở đây không nói quá sâu về khía cạnh pháp lý, chỉ đặt ra câu hỏi là: nếu “kho giai điệu” cạn kiệt thì các nhạc sĩ sẽ phải làm sao!? Đương nhiên có nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau, nhưng con đường rộng nhất, nhiều đất sáng tạo nhất… là đi vào microtone!

Phải bỏ qua các hình thức quen thuộc 5, 7 hay 12 notes (pentatonic, heptatonic, chromatic…) mà dùng các đơn vị nhỏ hơn, chia một quãng thành 16, 32… quãng con. Sử dụng những đơn vị “nhỏ li ti” như vậy là siêu khó, phải có… “bản năng” về văn hoá, vốn sống, về đặc trưng thẩm mĩ vùng miền và sắc tộc, đương nhiên đó là một dạng tài năng rất lớn, mà “tài năng” thì… chúng nó, đám “nhạt sĩ” tào lao (99% chúng nó) làm éo gì có! 😃