tail wagging the dog

lexander Dugin nói về “dân chủ phương Tây”, “chủ nghĩa tiêu dùng” và “truyền thông, mạng xã hội hiện đại” bằng thành ngữ rất hay: cái đuôi vẫy con chó, tail wagging the dog, chứ không phải là: con chó vẫy cái đuôi! 🙂 Tiêu dùng và truyền thông đã biến con người thành cỗ máy tiêu thụ, ăn cái gì, xem cái gì, đều do hệ thống máy tính điều khiển, và từ đó vẽ ra ảo ảnh về một thế giới “tự do”…

tiếng cười

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca Liên Xô một thời quen thuộc với rất nhiều thính giả thiếu niên, thiếu nhi Việt Nam, Улыбка – Ulybka – Tiếng cười: Cho trời sáng lên cùng với bao nụ cười. Cầu vồng thêm lung linh bao ánh sáng lên ở khắp trời… Để làn mây không bay đi xa, Những giọt mưa bay bay quanh ta, Để dòng nước từ con suối xinh thành dòng sông sóng xô…

Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta, Tiếng cười là bạn thân mến yêu của tuổi niên thiếu ta… Cho trời sáng lên và áng mây tươi hồng. Đẩy lùi xa bao nhiêu u ám gió mưa và bão bùng. Rừng âm u đã thức dậy đón ngày mới. Trong làn nắng lộng gió ban mai vang bài ca yêu đời. Tiếng cười sẽ luôn luôn bên ta. Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa. Tiếng cười là bạn đường tháng năm vẫn tràn ngập lòng ta!

the second waltz

hương trình âm nhạc cuối tuần: “Điệu valse số 2” – nhạc phim Liên Xô 1955, “Thê đội số 1” (The first echelon). Đang tìm hiểu một chút về Dmitri Shostakovich, một thể loại âm nhạc phức tạp như chính thời đại ông ta sống: hoành tráng nhưng sa đà vào quá nhiều chi tiết, lãng mạng và say mê nhưng đôi khi vụng về, thô kệch một cách cố ý!

iron maiden

hớ lại một quãng thời tuổi trẻ, một khoảng không gian ám đầy mùi chanh-rhum (không phải mình uống) và khói cần-sa (cũng không phải do mình hút) 😃 , nhưng lại có đầy đủ nhạc rock các thể loại! Cảm xúc lẫn lộn, tuổi trẻ mà, cần phải có cái gì đó hơi phá cách, hơi nổi loạn một tí, nhưng cũng phải có gì cái gì đó rút ra được, học được từ đó!

20 năm sau nhìn lại, cái người ta cho là kỳ quái, lập dị, dữ dội đó thực ra lại khá dễ thương, đột nhiên khi bạn nghĩ lại về nó, nét nhạc sáng sủa, câu cú chỉnh tề, hoàn toàn tươi sáng (hay ít ra là phần nào đó là như thế), mặc dù vẽ rồng vẽ rắn, xăm trổ, lời nhạc kỳ cục… nhưng âm nhạc rất sáng nhé, rất “sáng” và rất “trưởng”, chả bi luỵ, lầy lội tí nào! 😃

a yesli povezet

hương trình âm nhạc cuối tuần… post nhân ngày truyền thống Hải quân Nga, 31/7, năm nay tổ chức nhỏ hơn mọi năm! Bài hát: А Если Повезет – Nếu bạn may mắn… một cái tựa đề theo tôi là có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, và không nên đặt một cái tựa như vậy! Hải quân Nga nổi tiếng với nhiều khí tài độc lạ, khác biệt, nhưng cũng nổi tiếng vì tạo ra kha khá “widow-maker”. Họ vẫn còn thiếu chút gì đó mà hy vọng tương lai, với sự kỹ càng của thế hệ kế tục sẽ khắc phục được! Clip hoạt hình bên dưới cũng phần nào nói lên nội dung này!

mã tộc

ưởng tượng một ngày kia, WW3 – thế chiến lần 3 nổ ra, nhân loại có lẽ sẽ bị chia thành 2 phe: “thuỷ tộc” (水族) và “mã tộc” (马族)… Thuỷ tộc đương nhiên mạnh và giỏi về thuyền, sở hữu cả hơn 10 chiếc tàu sân bay, thỉnh thoảng cũng nhảy lên đánh bộ. Còn “Mã tộc” đương nhiên mạnh về ngựa, chiến xa hàng chục ngàn cỗ, nhưng khi cần thuỷ chiến cũng không phải là tệ!

“Thuỷ tộc” mềm dẻo như nước, lấy lòng tham của con người, lấy kinh tế thị trường và chủ nghĩa tiêu dùng hàng hoá vô tội vạ làm ý tưởng chủ đạo. Còn “mã tộc” cứng rắn như sắt, nhiều lần thực hiện biến pháp cải cách xã hội, nỗ lực cứu lấy tâm hồn và hạn chế lòng tham của con người! Đáng lo ngại nhất vẫn chỉ là cái xứ sở: bộ khôn bằng ngựa, thuỷ khôn bằng thuyền kia mà thôi… 😀

Katya

iếp tục chương trình âm nhạc Nga – Xô-viết, bài ca: Cô gái cossack mắt đen: và từ độ ấy, mỗi lần phi ngựa trên thảo nguyên, tôi lại thầm nhắc tên em, Katya, Katya, và dù bây giờ đã ở bên người yêu mới, nhưng thật ngu ngốc tôi ơi, từ sâu thẳm bên trong vẫn không quên được em… Tính cách Nga, được cái là thật, có gì nói nấy, họ nhìn thực tế như nó là thế, và đôi khi là hài hước một cách chua cay, tàn nhẫn! Đây chính là thứ “nhạc” của dân tộc trên lưng ngựa… trôi chảy, sống động, không như ở cái xứ nhiệt đới nào đó, toàn loại “nhẽo”, chảy nước, thảm hại!

tháng sáu

hào tháng 6 với khúc nhạc cổ điển Nga – Pyotr Tchaikovsky: Barcarolle – Chèo thuyền, 1 phần trong tác phẩm 4 mùa, 12 khúc nhạc ứng với 12 tháng của năm: Thuyền ai trôi xuôi dòng sông tháng Sáu nhấp nhô cánh buồm. Cánh buồm gió xuôi, mái chèo lướt vui. Một bờ sông xanh, một vùng mây trắng lững lơ cuối trời…

Bến sông nắng ngời, bóng cây bóng người, gió rung khóm lau nghe như bài hát yêu đời… Tình yêu của tôi trào dâng như nước nguồn đang cuốn về, thuyền trôi xuôi nhé… Dòng sông êm trôi thuyền ai nhẹ lướt gió căng cánh buồm, bến đang nhớ thuyền, bến đang ngóng đợi, đến đây với tôi cánh buồm đỏ thắm xa vời!

propaganda

ột thoáng tưởng nhớ đến Dmitri Hvorostovsky, nghệ sĩ nhân dân Liên bang Nga, một baritone cổ điển hàng đầu của nước Nga, một giọng ca mang đầy chất nam tính, với một bài hát cũng rất nam tính, nhạc nền bộ phim: Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân huyền thoại:Anh xin dù một lần thôi, Buồn ơi, từ giã tạm thời hồn anh. Để rồi như đám mây xanh, Sẽ bay về mái nhà lành của ta. Từ đây bay thẳng về nhà! Bờ ơi, xin hãy hiện ra, Dẫu là một thoáng đường xa mỏng mờ. Bờ ơi, hiền dịu đợi chờ, Giá mà bơi được bây giờ thì hay. Giá mà bơi được đến mày…

Đám CS “ngu ngốc”, “nhồi sọ” dân chúng bằng cái loa phường, phải thông minh như TB kìa, phải phát minh ra băng đĩa, internet, để con đen tự mua về, tự chìm trong một đống cxx, rồi tự cho rằng mình hiểu biết, như thế mới là tuyên truyền chuyên nghiệp! Nên mới nói, thông tin chưa phải là kiến thức, âm thanh chưa phải là âm nhạc, phương tiện càng hiện đại thì sự u mê của tâm hồn càng lớn, cứ nhìn MXH tràn ngập những thể loại “cẩu lương”, “cẩu tiếu” bây giờ là rõ! Chú thích, cẩu lương: lương thực cho chó, cẩu tiếu: kiểu khôi hài cũng dành cho chó! 😅

troika

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài dân ca Nga – Troika… là loại xe tam mã đặc trưng của Nga, do 3 ngựa kéo, chúng được huấn luyện để con ở giữa chạy nước kiệu và 2 con 2 bên chạy nước đại, cấu hình này giúp xe chạy nhanh nhưng vẫn ổn định. Kiểu thắng ngựa này là đặc trưng riêng của Nga, không nơi đâu khác có!

Nên từ đó, từ “troika” mang một nghĩa phái sinh mới, là một “bộ 3” được thiết kế chuyên biệt để phối hợp, làm việc chung với nhau, để cùng “kéo” một “cỗ xe”, ví dụ như “European troika”… Thường không thích nghe Ivan Rebroff lắm, nhưng trong bài này cũng thật tuyệt, nhất là đoạn cuối, xuống thấp như một oktavist thực thụ!