Cô gái Sài Gòn đi tải đạn

hần bè đệm hay tuyệt, chỉ có 1 sáo, 1 sanh tiền, 1 đàn nguyệt, và 1 nhạc cụ bass có lẽ là cello, toàn acoustic. Nói tới nói lui thì dĩ nhiên khó tránh liên quan đến chính trị, lịch sử, etc… nhưng ai đọc kỹ sẽ biết, tôi luôn chỉ nói nghiêm chỉnh về văn hoá, chả mấy liên quan đến lịch sử, chính trị!

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn 

Sáng tác: Lư Nhất Vũ
Trình bày: Vũ Dậu, Thanh Huyền & Đoàn ca múa nhạc dân tộc TW

Âm nhạc nó phải có sự sáng tạo, mà muốn sáng tạo phải có cảm xúc chân thành. Còn những kiểu như Jack, KCIM, etc… bây giờ là công nghệ lăng-xê, hàng công nghiệp làm gì có cảm xúc, và về nhạc chính là 1 dạng bolero mới, toàn mấy câu vọng cổ siêu đơn giản, ngang phè mà cứ làm mãi! 😢

mai hương – 2020

ới post về bà hôm trước… lại thêm ngôi sao băng nữa vụt sáng qua bầu trời 😢 cháu gọi Thái Thanh bằng cô ruột, tuy không được như Thái Thanh (TT thì hiển nhiên cao theo mọi nghĩa) nhưng giọng ca này cũng rất sang trọng, quý phái, một tài năng nữa của gia đình Phạm Đình. Xem những bài viết gắn tag Mai Hương, nghe 100 ca khúc do Mai Hương trình bày.

vnexpress.net – Danh ca Mai Hương qua đời

tcs vs pd

gày xưa cũng ưa vẻ đẹp mong manh như thế, thời trước những năm 15, 16 tuổi, cũng thích nhạc TCS, cũng ngôn từ quanh co, vòng vèo, “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”, vân vân và vân vân… Nhưng sau đó thì cảm thấy cần một loại nhạc giàu sức sống hơn, có chiều sâu hơn, đi vào “âm nhạc” chứ không phải chỉ có “ca từ”. Nên yêu Phạm Duy một cách tự nhiên thôi, ông ấy rất VN, loại VN từ thời còn ở nhà sàn, chứ không như ai kia!

Ai kia gốc người Minh Hương, nghe cả trăm bài chỉ thấy toàn thất cung Tây phương, chả thấy chút ngũ cung VN nào. Thích Phạm Duy một cách tự nhiên, rồi sau này đọc 3 cuốn hồi ký của ổng rồi mới biết, ví dụ như: Nụ đẹp một cách man dã và khoẻ như một con beo… … … Bởi vì, khác với cô gái thị thành, thôn nữ không ưa tán phét và chỉ thích tỏ tình bằng sức khoẻ, nhiều khi đấm vào lưng tình lang thùm thụp làm mình nghẹt thở luôn… 😀

Tuy vậy, ko nên nghĩ rằng Phạm Duy chỉ có như thế, cả 2 khía cạnh: non-Platonic và Platonic trong con người ông, từ tình yêu lý tưởng đến tình yêu thể xác, tất cả đều thật, và thật… một cách kinh hoàng. Thế nên mới gọi là con người đa dạng, phong phú, có sức sống. Chứ chẳng phải cứ mãi lải nhải mấy cái ngôn từ chết, nghe thì có vẻ “uyên áo” đấy, cũng gật gật nhưng mãi éo hiểu muốn nói gì, cứ muốn chửi: trả dép cho ông đi về! 😀

aviamarch

hương trình âm nhạc cuối tuần – Hành khúc không quân – Aviamarch, bài hát có phần đơn giản, dể thuộc, dể hát nên được vay mượn trên khắp thế giới, có lời trong vô số ngôn ngữ, tiếng Anh, Nhật, Hàn, etc… Thậm chí phát-xít Đức cũng lấy bài này đặt lời riêng để hát… haiza, thật ko có sĩ diện gì, oánh nhau thì chưa biết ai hơn thua, nhưng nhạc ai hay hơn thì đã rõ!

stalin artillery march

hương trình âm nhạc… đầu tuần – Hành khúc pháo binh Stalin, thời gian trôi qua, nước Nga Putin đang đưa mọi thứ trở lại đúng bản chất, đúng sự thật lịch sử của nó! Bài hát được trình bày với lời gốc viết năm 1943, giữa WW2 khốc liệt, giọng nam siêu trầm – basso profondo Yuri Levitan đọc thông báo trên radio, cùng với những người lính khoác plash-palatka: Pháo binh, Stalin đã có lệnh! Pháo binh, quê hương đang kêu gọi! Với hàng ngàn nòng pháo, vì những giọt nước mắt của mẹ chúng ta, khai hoả!!!

black baron, white army

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát Nga Xô-viết, một bài hát từ thời Nội chiến, nhân tiện gợi nhớ, hôm nay 7/11, chính là ngày Cách mạng tháng 10 Nga, là tháng 10 trong lịch Nga cũ! Nam tước đen của quân đội trắng (Bạch vệ), Đang âm mưu tái lập Sa-hoàng. Nhưng từ rừng taiga cho đến bờ biển nước Anh, Hồng quân chúng ta là hùng mạnh nhất…

chân thiện mỹ

acebook nhắc ngày này năm trước, thấy cũng nên post lại! Nói về các khía cạnh giáo dục của một con người, “văn” là thứ dễ nhất, đọc thông viết thạo, rồi một vài sách vở phức tạp hơn, rồi tiếp cận các ngôn từ khoa học, kỹ thuật. Ai giỏi hơn chút thì tìm về cổ ngữ, học thêm nhiều ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Đức, hay thứ chữ tượng hình riêng biệt như tiếng Hoa, rồi thì đi vào các lĩnh vực chuyên ngành: y tế, kinh tế, pháp luật, etc… cả một rừng sách vở. Nói về “văn” thôi thì 20, 30 năm chưa phải là nhiều! Ấy thế mà tôi lại cho là “văn” vẫn là thứ dễ nhất. Trong 3 chữ “chân”, “thiện”, “mỹ” thì “văn” tương ứng, là cách tiếp cận với chữ “chân”, vẫn là thứ dễ dàng nhất!

Giáo dục về mỹ học (aesthetics) khó hơn rất rất nhiều, nó đòi hỏi nền tảng gia đình và xã hội, một quá trình trãi nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều hiểu biết về văn hoá và vốn sống, đôi khi là bản năng, chứ không đơn giản cầm cuốn sách lên đọc là có được. Tôi đã gặp nhiều “con chuột gặm chữ”, nhưng hiểu biết về “âm nhạc” và “hội hoạ”, nói xin lỗi là “ngửi không được”! Thế nên mới nói “văn” thực ra cũng chỉ là một thứ “tào lao”, nó không thể hiện hết được công phu hàm dưỡng, rèn luyện của một con người! Ấy thế mà cái gọi là “âm nhạc”, từ thứ nghêu ngao thọc tay vào mồm huýt sáo ấy lại nói lên được rất nhiều điều! Vừa dễ nhất và cũng vừa khó nhất là như thế!

Mỹ học, nó không đơn giản là kỹ năng ghi nhớ và logic như “văn”. Nó có sự tương tác với tâm hồn con người, thể hiện cả quá trình trãi nghiệm cuộc sống, nó không phải là điều rõ ràng có thể lý giải theo kiểu luận lý được. Nhiều người có khả năng ngôn từ, xào xáo câu chữ rất ghê, nhưng không có khả năng hiểu âm nhạc hay hội hoạ, đơn giản vì đó là một “chiều kích” khác trong tâm hồn, một không gian không phải cứ “tụng chữ” mà chạm đến được, và họ không thể, không dám tự đào luyện, tự khám phá bản thân để đi ra ngoài giới hạn của ngôn từ chữ nghĩa… Nên ai mà bàn luận về nhạc mà kiểu chỉ có “ca từ thế này thế kia” là chắc chắn không hiểu gì về nhạc!

Cái quá khứ nhiều năm học “văn” nó ám ghê gớm, tưởng càng giỏi “văn” đôi khi thực ra là càng tự trói mình vào chữ nghĩa, đến độ không có đủ dũng khí để bước qua rào cản và đi vào thế giới phi ngôn ngữ, tiếp cận những điều ngôn từ không diễn tả được! Tới được đó thì mới hiểu ra rằng, ngôn từ là phương tiện diễn đạt, nhưng đồng thời cũng là dẫn hướng lầm lạc, gọi nó là “cái vỏ của tư duy” rất đúng, chỉ là cái vỏ mà thôi, không có những hiểu biết, cảm quan ngoài ngôn ngữ dẫn đường thì bám víu vào ngôn từ cũng kiểu “chết đuối vớ phải bọt”! Haiza, nói sơ sơ về 2 chữ “chân” và “mỹ”, để thấy nó khó như thế, cái chữ thứ 3 kia còn khó kinh hồn hơn nữa! 😃

the sacred war

hương trình âm nhạc “cuối tuần”, bài hát “The sacred war – Cuộc chiến thần thánh,” bài này ở nước Nga hiện đại là 1 trong số rất ít bài hát (không phải quốc ca) mà khán giả thường đứng nghiêm khi nghe… kiểu gần gần giống như (không biết ai còn nhớ không), ở Việt Nam ta thời hơn 30 năm trước, cuối mỗi chương trình đại hội, ca nhạc… thường phải đứng khi nghe bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” ấy… 😀

my armiya naroda, 2

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài hát đơn giản nhiều người biết, nhất là các bạn trẻ: МЫ АРМИЯ НАРОДА – Chúng ta là quân đội nhân dân! Phần lời dịch không chuẩn lắm: nếu kẻ thù muốn thử thách sức mạnh của chúng ta, thì bảo đảm rằng đó là điều cuối cùng chúng thử được! 😀