hòn vọng phu 1 – trần văn trạch

ưới một góc độ nào đó, ông Trạch tài năng hơn anh của mình là ông Trần Văn Khê nhiều 🙂 (mấy anh em nhà này toàn đặt tên theo bộ “thuỷ”). Và tôi rất thích cách hoạt kê, tài tử của ổng… Xang xang xang xê hò xự xang, xê líu, xề xang líu líu hò hò hò…

let’s go

hương trình âm nhạc cuối tuần, thêm một bài hát siêu hay, siêu ấn tượng nữa của âm nhạc Xô-viết: В путь – V Put – Let’s go, 1954: Hãy để kẻ thù của chúng ta nhớ điều này, nói chả phải doạ, nhưng chúng tao sẽ đuổi theo tụi mày vòng quanh quả đất, và nếu cần sẽ làm thêm vòng nữa! Này em thương yêu, thư cho em đã gởi rồi, giờ phải lên đường đây!

Người Nga có một cái rất “dở”, họ toàn làm những chuyện kinh thiên động địa, chứ không làm những chuyện nhỏ được! Và với tên lửa động cơ hạt nhân + đầu đạn hạt nhân “9M730 Burevestnik” có dự trữ hành trình không giới hạn, có thể bay hoài bay mãi từ ngày này sang tháng khác thì cái chuyện đuổi theo ‘n’ vòng này sắp thành hiện thực! 😅

polyushko polye, 1

hương trình âm nhạc… đầu tuần 🙂 bài hát “Cánh đồng thương yêu” – Полюшко Поле – Polyushko-polye, nguyên gốc là một phần trong bản giao hưởng của Lev Knipper. Năm 1945, ngay sau WW2, một dàn đồng ca 6000 người biểu diễn bài này ở Anh, trở thành một hiện tượng văn hoá, gây ảnh hưởng sâu rộng, được đặt lời trong rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, và truyền cảm hứng cho không biết bao nhiêu nhạc, phim khác!

Three Tankists

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài hát: “Ba anh em trên một chiếc xe tăng”! 😃 Bài hát nói về trận chiến Khalkhin Gol, năm 1939, giữa một bên là Liên Xô (và đồng minh là Mông Cổ), và bên kia là Nhật Bản (cùng với đồng minh là Mãn Châu quốc). Đây là một trận chiến ngắn ngủi nhưng quan trọng trong lịch sử. Lần đầu tiên, chiến tranh cơ giới hoá (xe tăng, máy bay, pháo tự hành) và học thuyết Xô-viết: tác chiến có chiều sâu (deep battle) được thử nghiệm.

Lần đầu tiên một chỉ huy trẻ, Georgy Zhukov, thượng tướng, quân đoàn trưởng chiến thắng một trận quan trọng, mở đầu cho chuỗi thành công của ông trong WW2. Trận chiến là một kinh nghiệm tồi tệ cho người Nhật, nên khi chiến tranh Xô – Đức xảy ra, Nhật quyết định sẽ không tham chiến cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng là Liên Xô sẽ thua. Điều này cho phép Stalin điều gần 30 sư đoàn Viễn Đông về bảo vệ thủ đô, hoàn toàn hở sườn Đông mà người Nhật không dám làm gì.

bolero và triết học

hư thế nào là “beloro và triết học”… Nhớ lại nhân vật lịch sử hơi xa xưa là Nguyễn Hải Thần (Việt Nam Quốc Dân đảng), làm gì cũng dở quẻ ra bói, xem hung cát thế nào rồi mới hành động, ai hỏi đến thì bảo Kinh Dịch là triết học của cổ nhân, rất sâu xa, các kiểu! Cũng trong lúc đó, ai kia đâu có bói, ai kia chỉ nói: ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm… 😃

Một số đám “dân chủ cuội” bây giờ cũng y như thế, cứ hễ mở miệng là “triết học”, khoác lên mình một vẻ tri thức, đạo mạo, huyền bí giả hiệu. Nhưng việc làm thì toàn nói nhảm, bịa đặt, chửi bới và khủng bố! Haiza, người ta chỉ cần nghe anh nói chưa đến 3 chữ, xem anh nghe nhạc gì, thưởng thức văn hoá gì, là đủ biết anh là người thế nào rồi, ấy thế mà vẫn cố… “trít học”! 😃

khát vọng mùa xuân

ghe bài này khoảng chừng cấp 1, còn nhỏ lắm, và dĩ nhiên là nghe bằng tiếng Việt, có lời Việt đặt riêng cho bài nhạc Mozart này, nhưng ngay từ lúc đó đã cảm thấy rằng nhạc này… “không đến từ VN” 😀 nhưng dĩ nhiên về sau lớn lên rồi mới biết đích xác từ đâu…

Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ

e chant du garde frontière – Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ – Tô Hải… Một bản nhạc chưa bao giờ được trình diễn một cách chính thức và đầy đủ suốt mấy chục năm qua, nhưng từng phần, từng khúc nhỏ của nó vẫn được trích dẫn rải rác đây đó…

neo classicism

oại âm nhạc “hiện đại” tại thời điểm 20 năm trước, Nữ tử thập nhị nhạc phường – 女子十二樂坊 – Ban nhạc 12 cô gái – The twelve girls band! ❤️ 30 năm trước, Giao hưởng #40 được sử dụng làm nhạc hiệu chương trình Phim truyện, THVN. Khó có bản nhạc nào vừa tươi sáng, lại vừa u tối, vừa lạc quan, vừa yếm thế, tất cả trong một như là #40!

NOSTALGY

uelques doux morceaux de musique composés par Paul de Senneville et interprétés par Richard Clayderman, de temps en temps, reviennent de la mémoire de mon enfance: Nostalgy, Ballade pour Adeline, Mariage d’amour, Souvernir d’enfance, Dolannes melodie, Concerto pour une jeune fille nommee Je t’aime, A comme amour, Lady D, Lettre A Ma Mère, Murmures, Rondo pour un tout petit enfant

Tumbalalaika

ó lúc, tôi đã nghĩ rằng, tất cả những gì đầy sức sống, sinh động trong âm nhạc, thảy đều xuất phát từ nước Nga! Có thể đó chỉ là một kiểu bias – định kiên thiên lệch. Xưa rất thích bài “Over and over”, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã đặt một cái lời Việt rất dễ thương: Em không mơ hoang, kiếp sống nơi cung hằng, Em không tham lam diễm phúc nơi thiên đàng… Và nhiều người Việt cũng biết bài này qua trình bày tiếng Anh của D.Fannel, hay tiếng Pháp Roule s’enroule – Nana Mouskouri, nhưng về sau mới biết đó nguyên gốc là 1 bài dân ca Nga – Do thái: Tumbalalaika…