nhạc vs. nhẽo

hương trình âm nhạc cuối tuần, về nhạc Nga – Liên Xô, phần lớn người Việt chỉ biết một vài bài kiểu như: Đào vừa ra hoa, người ta mới kêu là hoa đào, mấy em làm đêm, người ta cũng kêu là đào 😀, mà không biết rằng, một dân tộc mạnh mẽ, sinh động là họ sẽ có những loại âm “nhạc” đích thực, éo phải những kiểu “nhẽo” như ở cái xứ Vịt: Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi, nhà tôi ở cuối chân đồi, có giàn thiên lý có người tôi yêu… Nghĩ đi nghĩ lại chẳng thế éo nào mà hiểu được, người ta tới đặt vào tay khẩu súng, bảo bắn vào nhà mày đi, ấy thế mà vẫn làm được!

Trong một thời cuộc biến động dữ dội, không phải ai cũng có đủ sức mạnh nội tại để có thể lựa chọn cho mình một lập trường, chuyện đó có thể hiểu được! Và sâu xa hơn, quan điểm mỗi người một khác, anh có quyền có suy nghĩ khác biệt, chuyện đó hoàn toàn cũng có thể hiểu được! Chuyện tự bắn vào nhà mình có thể rồi cũng sẽ tha thứ được, nhưng chuyện không tha thứ được chính là đẻ ra một thứ “nhẽo” dở thúi, bệnh hoạn, tào lao như thế, tự đùn ra một đống c… gọi là bolero rồi còn ngồi đó tự bốc thơm, tự huyễn hoặc, tự hoang tưởng mình là một cái gì đó! 😢

Junker Waltz

iệu valse “nhẹ nhàng” cho ngày làm việc đầu tuần… Junkers’ valse, junkers là những học viên sĩ quan trẻ của các trường Thiếu sinh quân Hoàng gia Nga cũ, những con em nhà quý tộc được đào tạo từ nhỏ để trở thành sĩ quan tương lai! Hàng trăm sĩ quan trẻ 18 ~ 20 tuổi này đã chiến đấu đến người cuối cùng chống lại những người bolsheviks khi chế độ quân chủ bị lật đổ ở Nga! Trung thành, tận tuỵ với nhiệm vụ, đến ngày nay, người Nga vẫn có chút hoài niệm, tưởng nhớ về họ, tiếc thay, lịch sử là tiến trình không thể đảo ngược!

Nga là một trong số ít những nước vẫn duy trì hệ thống trường Thiếu sinh quân, những sĩ quan tương lai được đào tạo theo 1 chương trình trung học chuyên biệt nặng về quân sự bắt đầu từ những năm 7, 8 tuổi! Hiện tại vẫn còn 2 hệ thống trường: Học viện Suvorov của lục quân và Học viện Nakhimov của hải quân, là những hệ thống trường có nhiều chi nhánh trên toàn quốc! Trở lại với điệu valse, âm hưởng phức tạp, vừa có cái thanh thoát, mạnh mẽ, phóng túng của tuổi trẻ, vừa có cái hoang mang, dữ dội, bất định của mùa dông bão đang kéo đến…

clementine

aiza, VN mà, chuyện xảy ra ngày này qua ngày khác mà chẳng có cách nào khắc phục. Một đám trẻ thời buổi hiện đại: thừa năng lượng nhưng thiếu kỹ năng (và nhất là nội dung thì rỗng tuếch)! Như các hội hướng đạo trước thường có bài hát dân ca Mỹ (lời Việt Phạm Duy), lời tuy thô mà thực, mục đích chính là… dạy trẻ tập bơi! 😢

Trôi trên sông dài, trôi trên sông dài,
Nhìn lớp sóng, sóng cuốn em trôi.
Này em hỡi hỡi, không tập bơi lội,
Đành mất em rồi Clementine.

Khi hoa trong vườn, khi bông hoa hường,
Nở to tướng dưới gác chuông.
Tôi tin chắc chắn hoa được vun trồng,
Bởi nắm xương nàng Clementine…

Konarmeyskaya – Hồng kỵ

hương trình âm nhạc cuối tuần, Konarmeyskaya – Hồng kỵ! Bài ca đơn giản, nhưng hùng tráng của những người lính kỵ binh Hồng quân! Guồng máy tin giả phương Tây đã, đang và sẽ còn kêu gào về sự trỗi dậy của Cossacks!

Về sự loay hoay với khoảng trống ý-thức-hệ trong không gian hậu Xô-viết, về cái băn khoăn xác định danh tính: tôi là đâu, đây là ai!? 😅 Chả cần phải ý thức hệ, chính lịch sử, văn hoá, chính sự hiện diện của bản thân, tự nó đã là ý thức hệ!

nam tính độc hại

hư khi nghe Putin nói nước Nga muốn gia nhập Nato… mọi người không hiểu rằng ông ta nói đùa sao, một kiểu đùa rất Nga, cũng giống hệt như “trung lập nhưng có người bảo vệ” vậy.. 😀 Tham gia Nato làm sao mà cứ mỗi lần người Nga tham dự Eurovision song contest, chương trình ca nhạc liên Âu châu là họ làm cho toàn bộ phần còn lại nghe như “âm nhạc của mấy thằng gay, bóng” vậy!

Đương nhiên cũng có người nghĩ mình đã là “công dân toàn cầu” rồi, đứng lên trên dân tộc, làm như đã có một nền dân chủ toàn cầu hoàn mỹ, đã có một thế giới quan, giá trị quan thống nhất, và bắt đầu phê phán các thể loại “nam tính độc hại”. Nói thật, cho dù văn minh con người có phát triển đến cỡ nào, thì “nam tính độc hại” dù muốn dù không, sẽ luôn là một phần của cuộc sống, của xã hội con người!

oktavist

hương trình âm nhạc cuối tuần… Âm nhạc, như là phương tiện để phụng sự, tôn vinh các tình cảm thiêng liêng, đi loanh quanh một lúc thế nào cũng quay về âm nhạc giáo đường! Như trong một số bản nhạc LX thì cái dấu vết âm nhạc nhà thờ không giấu đi đâu được. Sử dụng rất nhiều các oktavist – loại giọng nam siêu trầm, còn thấp hơn cả basso – profondo! Ngay đoạn đầu trong clip, phát thanh viên Yuri Levitan đọc tuyên bố chiến thắng 1945 cũng là một basso – profondo: Vnimanie, govorit Moskva… – Chú ý, đây là tiếng nói Moskva…

Ca khúc được viết những 30 năm sau chiến tranh, hầu hết nhạc chúng ta nghe ngày nay là hồi tưởng và viết lại, chứ đương thời, ngay lúc sự kiện đang xảy ra thì chẳng ai có thời gian đâu mà viết nhạc! Bài hát trở nên nổi tiếng và phổ biến nhờ cái air nhẹ nhàng vui vẻ của nó, và đan xen cùng lúc là cái mood trang nghiêm, kính cẩn! …Không phải ai trong chúng con cũng trở về, Mẹ ơi, con thèm lại được bước đi chân trần qua vạt cỏ đẫm sương… Cho dù là “Russophilia” hay “Russophobia” thì bạn cũng phải thừa nhận âm nhạc Nga rất đặc sắc và tràn đầy sức sống!

Korobeiniki

hắc một số vị “trung niên” vẫn còn nhớ, chính là cái âm thanh phát ra từ trò Tetris trên máy chơi game cầm tay Nintendo Gameboy lừng lẫy một thời! Đó chính là một bài dân ca Nga: Korobeiniki, bản nhạc có những motif lặp đi lặp lại đơn giản, cộng với khả năng thay đổi tempo – tốc độ dễ dàng làm nó rất thích hợp với game Tetris này!

Tetris được phát minh bởi Alexey Pajitnov, 1984, kỹ sư phần mềm của Viện hàn lâm KH Xô-viết (về sau di cư sang Mỹ làm việc cho Microsoft). Người ta thường châm biếm đây là game mà các Kulak chơi sau một ngày miệt mài đi “xếp gạch” trong Gulag 😅! Korobeiniki còn ảnh hưởng nhiều đến các game khác, ví dụ như Red Alert 3 Soviet march!

rasputin

hương trình âm nhạc… cuối tuần! Bài hát rất xưa cũ của Boney-M, chắc cũng nhiều người vẫn còn nhớ: Ras-Putin – 1978! Theo tôi, đây chắc chắn là bài hay nhất của Boney-M: câu cú, bố cục đều rất chân phương rõ ràng, bass rất hay, hiếm có loại nhạc disco nào như thế!

Có điều cái intro nghe có vẻ Trung Đông chứ ko phải Nga! Phương Tây hình dung về nước Nga vẫn như kiểu qua một bức màn sắt, họ vẫn cố tìm hiểu, diễn giải! Hiểu một nền văn hoá là lắng nghe, trãi nghiệm, không phải chỉ đọc lớt phớt một đôi dòng văn bản mà hiểu được! 🙂

There lived a certain man in Russia long ago
He was big and strong, in his eyes a flaming glow
Most people looked at him with terror and with fear
But to Moscow chicks he was such a lovely dear
………
Oh, those Russians!!!

Au bord des pleurs

es yeux Lara, revoient toujours ce train, ce dernier train, partant vers le chagrin. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà l’horizon brûlait. Le ciel était couvert de neige, au loin déjà le canon tonnait. Cette chanson, que chantaient les soldats. C’était si bon, serré entre tes bras. Au bord des pleurs, tu souriais Lara, oubliant l’heure, la guerre, la peur, le froid. Un jour Lara, quand tournera le vent…

taras bulba

aras Bulba, hầu như ai trong chúng ta cũng nhớ, nằm trong chương trình Ngữ văn cấp 3, hình như là lớp 11! Nikolay Gogol, tác gia người Nga gốc Ukraine, viết bằng tiếng Nga về người Cossack sống ở vùng đất mà ngày nay là Ukraine. Mà Cossack, giống dân vốn dĩ là du mục đó, là Nga hay là Ukraine, thật không thể nói cho rõ ràng được! Phiên bản tiểu thuyết sau cùng của Gogol cổ vũ cho một tinh thần “đại Nga” mà không nói một chữ Ukraine nào! Cho đến ngày nay, cả hai phía vẫn còn “giành giật” nhân vật tiểu thuyết tưởng tượng này!

Dĩ nhiên, lúc học văn ở ghế nhà trường thì cũng chỉ là những văn bản chữ nghĩa khô khan mà thôi, đâu có hiểu được rằng thực tế, lịch sử, dân tộc, văn hoá nó lại phức tạp đến như vậy! Nhưng ngày nay chúng ta biết được có một một Taras Bulba sống động, hoành tráng với âm thanh và hình ảnh! Và lại là bài ca “Poliushko Polie”, giọng ca Ivan Rebroff (một người Đức chẳng dính gì đến Nga ngoài chữ Ivan). Đương nhiên không hay và ấn tượng như trình bày của dàn nhạc Alexandrov, nhưng qua đó cũng cho thấy một phần gốc gác dân ca xa xưa của bản nhạc này!