wind of change

ảm nhảm cuối tuần… sau một số biến động thì Prigozhin đã sang Belarus đăng ký kinh doanh, ngành nghề là Bất động sản, chuyên… giải phóng mặt bằng và thu hồi cưỡng chế! 😀 Ở mặt trận Ukraine, sau nhiều tháng đầy nỗ lực và toàn chỉ thấy chết chóc đẫm máu, cuối cùng cũng đã chạm đến được… tuyến phòng thủ đầu tiên của quân Nga! Xe tăng Nato rất tốt, ý là cháy rất tốt và rất nhiều!

Ở một phương diện rộng lớn hơn, những tàn dư của chủ nghĩa thực dân (cũ và mới) đang được dọn dẹp sạch sẽ! Lybia đã yêu cầu được Nga “bảo kê”, giống như trường hợp của Syria, đưa lực lượng Nga vào để đẩy hết quân ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ! Hàng chục nước châu Phi cũng nổi lên hưởng ứng “Làn gió mới” đổi thay này… Dựa vào sức mạnh cứng chống lưng đó, BRICS sẽ là sức mạnh mềm đáng kể mới!

Song of the Plains

hương trình âm nhạc cuối tuần… phiên bản tiếng Anh của Polyushko-polye – Cánh đồng yêu thương, do Paul Robeson trình bày, ông ta hát bằng tiếng Anh, nhưng đoạn giữa thì chuyển sang hát tiếng Nga, ngay khi chuyển sang tiếng Nga…

…Thì bài ca liền nghe có vẻ đáng sợ ngay lập tức, y hệt như khi đến những đoạn nghe tiếng hành tinh Klingon trong phim Star Trek vậy! 😃 Polyushko-polye, Polyushko, shiroko polye. Yedut po polyu geroi, Eh, da Krasnoi Armii geroi…

Oh rolling green open field
Rolling plain wide open prairie
Heroes go riding ‘cross the prairie
Yes with the Red Army go the heroes

Oh maidens fair raise your eyes
Gaze upon the road we follow
Far and away the road goes winding
Look and see how merrily the road goes

Ooo-oo-oooh, Ooo-oo-oooh
Oh far and away the road goes winding
Look and see how merrily the road goes

Oh maidens fair raise your eyes
Maidens wipe away the teardrops
Now lets all sing together louder
Sing with us our battle song united

O, Polyushko, pole, Polyushko, shiroko pole,
Yedut po polyu geroi, Ekh, da Krasnoy Armii geroi.

Eee-ee-eeekh, Eee-ee-eeekh,
Ekh, yedut po polyu geroi, Ekh, da Krasnoy Armii geroi.

Ekh, yedem my, yedem, Yedem, a krugom kolkhozy,
Nashi, devushki, kolkhozy. Ekh, da molodyye nashi sela.

Eee-ee-eeekh, Eee-ee-eeekh,
Ekh, nashi, devushki, kolkhozy. Ekh, da molodyye nashi sela.

Ekh, polyushko, pole, Polyushko, shiroko pole,
Yedut po polyu geroi, Ekh, da Krasnoy Armii geroi.

âm nhạc

ảm nhảm giữa tuần… trích đoạn: Thực sự thì âm nhạc được tạo nên từ cảm hứng và tính tổ hợp! Cảm hứng chính là đến từ nguồn Slav (Nga), và tính cấu trúc tổ hợp là một yếu tố Germanic (Đức). Phải tổng hoà được cả hai yếu tố này trong một con người thì mới có thể có được âm nhạc đích thực! Các cấu trúc trong nhạc của Bach thật tuyệt diệu, và chắc chắn ông ta không có chút máu Slav nào! Và chỉ cần nhìn khuôn mặt của Beethoven thôi là cũng đã biết ông ta đến từ một chủng tộc hoàn toàn khác! Không có gì ngạc nhiên khi người Anh không thể sinh ra được nhạc sĩ vĩ đại nào, vì họ chỉ là một nhánh của tộc Germanic thuần chủng…

Trích đoạn phát ngôn của một nhân vật lẫy lừng trong lịch sử, vâng, đó chính là… A.Hitler, 1942, ông ta kêu gọi phải sát nhập vào nước Đức tính “cảm hứng” của các dân tộc Slav, như Ba Lan, Belarus, Nga… để tạo ra thứ âm nhạc cao cấp, tuyệt đẹp hơn nữa! Là người ta đang nói về “nhạc” nhé, còn các thể loại “nhẽo” thì không cần phải kể đến! Và thế là cái châu Âu “thượng đẳng” kia lại rên rỉ não nề khi thấy Anna Netrebko xuất hiện trên tay cầm lá cờ Novorossiya: Ôi không thể như thế được, ôi nàng công chúa, ôi người yêu của tôi, lẽ nào lại thế!? Chuyện này đơn giản là không thể, không thể nào, vạn vạn bất khả… 😀

Ras dva

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần, ca khúc trẻ trung, vui nhộn “Một, hai, một hai” (Ras dva, Ras dva, thực ra bài ca có tên khác, nhưng người ta chỉ nhớ cái điệp khúc 1, 2, 1, 2 này mà thôi)… Đôi khi tôi nhìn vào trong đó và không thể thấy rõ nó là âm nhạc cổ điển, âm nhạc giáo đường, hay dân ca, dân vũ, hay là tất cả những thứ đó trộn lại với nhau, có thể cảm nhận được bao gồm vô số nguồn gốc và xuất xứ, trộn thêm cả tiếng huýt sáo, tiếng mèo kêu, chó sủa, ngựa hí! 😀

đồng quy…

hông kém chiến tranh VN về độ ác liệt, hai bên nhiều lần tuyên bố “không bắt tù binh” (tức là chỉ có đấu đến chết), những tình huống “đồng quy vu tận”, chia đôi quả lựu đạn, ta một nửa, kẻ thù một nửa xuất hiện vô số! Đằng sau là cuộc đấu công nghệ căng thẳng, tên lửa, phòng không, tác chiến điện tử… Đến nay có thể khẳng định Nato tạm hết chiêu, đưa chiêu nào ra là ku Nga cũng hoá giải được!

Nato thì hướng đến một kịch bản Triều Tiên: chia 2 đất nước, đóng băng xung đột, về mặt kỹ thuật là không tuyên bố đình chiến, không có bất kỳ thoả thuận nào! Thấy rõ là đã rất nản, chờ xem bầu cử TT xong sẽ rõ hơn. Anh Medvedev thì chẳng giấu giếm gì cái ý định muốn quy về kịch bản kiểu Việt Nam: chia 2 đất nước chỉ là tạm thời, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào” mới chính là mục tiêu lâu dài! 😀

Ballada o soldate

hương trình âm nhạc cuối tuần, Bài ca người lính – Ballada o soldate – Bài hát từ bộ phim rất nổi tiếng cùng tên, 1959! Phim này, “Bài ca người lính” và phim “Khi đàn sếu bay qua” là hai phim rất kinh điển, hai tượng đài cao ngất của điện ảnh Xô-Viết cũ! Khi chơi chậm lại một chút, đây là bài ca không thể thiếu trong các tang lễ quân đội Nga, tương tự như bài “Hồn tử sĩ” ở Việt Nam vậy, nhưng kỳ lạ thay, khi chơi nhanh lên một chút, lại trở một hành khúc hùng tráng và được chơi trong nhiều dịp lễ hội khác, không chỉ riêng tang lễ. Video bên dưới là bản chậm…

Tachanka

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần, bài hát Tachanka, là loại xe tứ mã, gắn thêm khẩu súng máy (Maxim) phía sau, đây là loại vũ khí quan trọng và phổ biến từ thời Nội chiến, thời mà kỵ binh vẫn còn đóng vai trò quyết định. Vẻ đẹp của nó không bao giờ cũ, những con ngựa, tốc độ và tác chiến di động… Đến tận giờ, tại Kherson thuộc Nga, vẫn còn một tượng đài Tachanka rất đẹp…

hồng lâu mộng

Đầy trang những chuyện hoang đường,
Tràn trề nước mắt bao nhường chua cay.
Đừng cho tác giả là ngây,
Ai hay ý vị chứa đầy bên trong!

hương trình âm nhạc cuối tuần… Khi xưa cực kỳ thích nghe bài này, Hồng Lâu Mộng phiến đầu khúc, nhưng không cách nào biết chính xác trong đó xài những nhạc cụ gì, âm thanh phức tạp, nghe ra được: đàn nhị, sáo, tì bà, cổ tranh, cổ cầm, và dương cầm, có thể còn những nhạc cụ khác (dương cầm tiếng Trung là cây đàn tam thập lục, còn piano tiếng Trung gọi là “cương cầm”). Post ở đây để lâu lâu nghe lại…

mongol

ảm nhảm cho timeline bớt trống… Đôi khi tôi nghĩ rằng chính Nga là người kế thừa văn hoá Mông Cổ xa xưa, đương nhiên chỉ trên phương diện tinh thần, tâm hồn mà thôi, chính là tâm hồn khoáng đạt của thảo nguyên bao la. Đế chế Mông Cổ ngày xưa không tự sản xuất ra được bất kỳ hàng hoá nào, trừ ngựa, gươm và cung tên…

Không lương thực, vải vóc, khoa học, kỹ thuật càng không! Nên Mông Cổ không duy trì được sự thống trị quá một vài trăm năm! Đế chế Nga ngày nay… hầu như chẳng có mặt hàng nào mà họ không tự làm được, và nhất là kỹ thuật, khoa học và tư tưởng thì lại càng là thế mạnh! Bài ca quen thuộc, trên nền clip 4K siêu đẹp, phim Sông Đông êm đềm…

cổ tranh, tân tranh

ẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên – 錦瑟無端五十弦,一弦一柱思華年。。。 – Đàn chi năm chục dây bày, Mỗi dây một trụ, nhớ ngày xuân xanh… Mới đầu thì thích nghe Vương Phi hát, sau thì thích nghe âm “cổ tranh” hơn, sau nữa thì không nhất thiết phải là tiếng đàn, tiếng hát nào…

Từ “cổ tranh”, TQ hiện tại đã phát triển thành “tân tranh”, tính năng trình diễn tiệm cận, gần tương đương như piano, âm sắc cũng đầy và ấm hơn trước. Haiza, người ta viết câu nhạc dài 15, 16 nốt có dư, miên miên bất tuyệt như thế, tự nhìn lại những cái thể loại viết câu nhạc 4 ~ 6 nốt cụt lủn, ngô nghê y hệt như con nít ê a tập hát! 🙁