believe

eter-the-great, khi hãy còn rất trẻ, có lần tham gia một nghi lễ triều đình và… quên lời thoại, những lời có tính công thức, khuôn mẫu một đức vua phải nói, mà thời đó thì không có máy nhắc chữ! Thế là ông ta cứ đứng đó ấp a ấp úng: Ta, ta sợ rằng… Vị tổng giám mục đứng bên cạnh liền nhắc rằng:

Thưa, ngài không sợ điều gì cả, ngài tin tưởng… (Sir, you don’t fear anything, you believe…) Thế là Peter nhớ ra và nói hết câu mang tính nghi lễ đó! Trích đoạn tiểu thuyết Pie đệ nhất – Aleksei Tolstoi! 🙂 Hơn 30 năm sau, vẫn nhớ từng sự kiện, từng diễn biến trong cuốn tiểu thuyết rất hay từng đọc lúc nhỏ!

tình cờ

iệu valse nhẹ nhàng cuối tuần, một cuối tuần đầy bẩn bụi và mồ hôi do làm mộc, làm thêm vài thiết bị cho cái xưởng và đóng thêm cái bàn làm việc… Bài ca nổi tiếng từ năm 1943: “Tình cờ (gặp gỡ)”. Anh lính sau trận bom nghe thấy có tiếng âm nhạc và tìm đến, có cô gái đánh đàn trong căn nhà hoang đổ nát.

Và họ nhảy với nhau điệu valse tình cờ, giữa hai người chưa hề quen biết. Có điều gì đó siêu thực – surreal – thoát hẳn ra khỏi cái hiện thực tàn nhẫn, siêu thực như chính cái giai điệu bài ca vậy. Mới chỉ tiếp cận được qua phương diện âm nhạc, còn ca từ, văn chương Nga là cả một thế giới sâu thẳm, phức tạp khác nữa.

theremin

hiều năm trước đã viết về thiết bị nghe lén “the Thing – cái đó” này… Được Liên Xô tặng như món quà khai trương Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, thiết bị có hình dạng quốc huy nước Mỹ, cái đầu đại bàng bằng gỗ, treo trang trọng trong phòng làm việc của Sứ quán. Đương nhiên người Mỹ họ cũng không ngây thơ, đã thử tìm hiểu, dò xét các kiểu, nhưng không phát hiện được điều gì, vì thiết bị không có dây điện, không có pin, không phát ra bất kỳ tín hiệu gì, nó chỉ hoạt động một cách bị động khi có nguồn vi ba chiếu vào ở đúng một tần số nhất định!

Khi đó, nó mới cộng hưởng và dội lại âm thanh, trong đó có lồng ghép các âm hội thoại trong phòng! Con bọ nghe lén nằm đó suốt nhiều năm trước khi bị phát hiện một cách tình cờ! Ngày hôm nay, chúng ta đi siêu thị, quẹt nhẹ là trả tiền, qua cửa khẩu hải quan, cũng quẹt nhẹ là kiểm tra CCCD, những dạng chip điện tử NFC, RFID… chính là xuất phát từ phát minh đầu tiên này! Đây là phát minh của Leon Theremin, nhạc công cello, người đã chế tạo rất nhiều nhạc cụ điện tử khác! Chiến tranh đã “tài trợ” cho công nghệ tương lai như thế đó! 🙂

Quatorze Juillet

ôm qua Quatorze Juillet, tức là ngày Quốc khánh Pháp 14/7… Như thường lệ dẫn đầu đoàn diễu binh là các đại diện của Binh đoàn Lê-dương, mang tạp dề da và vác rìu, trang phục gợi nhớ đến gốc gác thợ mộc xa xưa, thực ra nhìn giống đao phủ hơn! Có thể mọi người chưa biết, nhưng chính thức thì chỉ có 20 ngàn người bị kết án “phản cách mạng” và bị chặt đầu trong Cách mạng Pháp!

Còn con số “đơn thuần là tử vong” trong bạo loạn, chiến tranh thì lên đến hàng triệu! Trở lại với Binh đoàn Lê-dương, tất cả đều để râu quai nón, và đây là đơn vị duy nhất có được cái đặc quyền để râu trong quân đội Pháp! Tất cả giống như mô tả trong: Tháng bảy nóng bụi mờ và nắng ngập… vậy! Có một thời châu Âu cũng mạnh mẽ và dã man như ku Nga bây giờ, nhưng thời đó đã qua rồi… 😉

âm nhạc

ảm nhảm giữa tuần… trích đoạn: Thực sự thì âm nhạc được tạo nên từ cảm hứng và tính tổ hợp! Cảm hứng chính là đến từ nguồn Slav (Nga), và tính cấu trúc tổ hợp là một yếu tố Germanic (Đức). Phải tổng hoà được cả hai yếu tố này trong một con người thì mới có thể có được âm nhạc đích thực! Các cấu trúc trong nhạc của Bach thật tuyệt diệu, và chắc chắn ông ta không có chút máu Slav nào! Và chỉ cần nhìn khuôn mặt của Beethoven thôi là cũng đã biết ông ta đến từ một chủng tộc hoàn toàn khác! Không có gì ngạc nhiên khi người Anh không thể sinh ra được nhạc sĩ vĩ đại nào, vì họ chỉ là một nhánh của tộc Germanic thuần chủng…

Trích đoạn phát ngôn của một nhân vật lẫy lừng trong lịch sử, vâng, đó chính là… A.Hitler, 1942, ông ta kêu gọi phải sát nhập vào nước Đức tính “cảm hứng” của các dân tộc Slav, như Ba Lan, Belarus, Nga… để tạo ra thứ âm nhạc cao cấp, tuyệt đẹp hơn nữa! Là người ta đang nói về “nhạc” nhé, còn các thể loại “nhẽo” thì không cần phải kể đến! Và thế là cái châu Âu “thượng đẳng” kia lại rên rỉ não nề khi thấy Anna Netrebko xuất hiện trên tay cầm lá cờ Novorossiya: Ôi không thể như thế được, ôi nàng công chúa, ôi người yêu của tôi, lẽ nào lại thế!? Chuyện này đơn giản là không thể, không thể nào, vạn vạn bất khả… 😀

m113

uy luật muôn đời là thủ dễ hơn công nhiều, công cần phải có tối thiểu gấp 3 lần lực lượng của đối phương nếu muốn thành công (đây là điều kiện cần, chưa phải điều kiện đủ)! Nên bí quyết luôn là nằm trong chữ “phản”, là trò chơi tâm lý, phải làm cho đối phương nghĩ rằng họ mạnh, đánh vào cái ý muốn chiến thắng nhanh chóng của họ, để đẩy họ vào thế công, công trong cái địa bàn và kế hoạch mình đã chuẩn bị sẵn. Ví dụ như trận Kursk, WW2, chính là cái lý tính lạnh lùng của Zhukov đã thắng cái nóng nảy của Stalin. Phải làm cho người Đức nghĩ rằng họ mạnh, tự nôn nóng muốn chiến thắng thì cũng chính là tự chuốc lấy tai hoạ. Nên Nato ép Ukraine phải phản công bằng mọi giá, con chuột đi công con voi, không thất bại mới là chuyện lạ! Nếu đây là chiến tranh tổng lực kiểu cổ điển thì Nga sẽ tổng phản công sau vài tháng nữa…

Tức là… sẽ không còn nước Ukraine. Nhưng có lẽ Putin sẽ bằng lòng với những mục tiêu khiêm tốn hơn đã đặt ra! Những điều này, tướng tá Nato không phải là không hiểu, nhưng có phải máu họ đổ xuống đâu mà biết xót. Thường thì khi bắt đầu, người ta sẽ ném vào 1/3 lực lượng, 1/3 tiếp theo dùng để khai thác, phát triển tình huống, 1/3 còn lại là dự bị và thu dọn tàn cuộc! Đến hiện tại đã tiêu hao hơn 1/3 rồi mà không đạt được gì, chiếm được vài mảnh đất chưa đủ rộng để xây nghĩa trang mới! Ukraine sẽ phải quay về thủ, nhường thế chủ động cho Nga! Thực tế, Nga đã bắt đầu thử nghiệm tấn công một số vị trí! Tình hình này dự là sẽ có biến động chính trị, có thể là Nato sẽ… “thay ngựa giữa dòng”, và có lẽ cũng sẽ tìm cách thay khéo léo chứ không thẳng thừng dùng xe thiết giáp M113 như mấy chục năm về trước… 😀

Za Pobedu

hư thông lệ, ngày này hàng năm, khoản 14h giờ VN, gấu Nga lại diễu binh, khoe cơ bắp! Có năm, đang truyền hình thì mất sóng vài giây, sự cố kỹ thuật sao đó! Bình luận viên chen ngang trên sóng truyền hình trực tiếp: vâng, theo tin chúng tôi mới nhận được thì âm mưu phá hoại của CIA nhằm làm gián đoạn chương trình đã bị chúng ta vô hiệu hoá! Họ cứ đùa bỡn như thật trên sóng truyền hình như thế! 😀 Trở lại với phần lễ, vẫn lại là những điệp khúc muôn thủa: cha ông chúng ta như thế này, tổ tiên của chúng ta như thế kia…

Người Nga và cái tâm lý đối đầu, mâu thuẫn dai dẳng, trường kỳ Đông – Tây, chuyện đó không phải bây giờ mới có, mà đã có ít nhất từ vài trăm năm qua, là kết quả của một quá trình lịch sử rất lâu dài! Phương Tây nói cho đúng chính là người thọc gậy bánh xe, chẳng phải là tay vừa, bao nhiêu mưu ma, chước quỷ mà người ta thường thấy mô tả trong Sử ký, Chiến quốc sách, Đông Chu liệt quốc, Tam quốc diễn nghĩa, etc… đều đã và đang đem ra sử dụng hết cả. Nó tạo ra cái tâm lý đối đầu thường trực như thế, mà người Nga thì không bao giờ chịu lép…

russian federal law #93

ó người nói rằng Putin bị trói tay bởi Điều luật liên bang Nga #93: cấm sử dụng lính nghĩa vụ Nga cho các hoạt động bên ngoài lãnh thổ! Nato, bằng nhiều xảo thuật, mưu mẹo khác nhau, đã ép buộc Yeltsin trước đây tạo ra một điều luật như vậy! Nhưng Putin đã không sửa luật, ông ta chấp nhận chơi theo luật đó. Điều đó có nghĩa là tất cả binh sĩ tham gia cuộc chiến tại Ukraine đều là quân nhân chuyên nghiệp, với số lượng tương đối ít ỏi, và Putin không có quyền điều động cả triệu binh sĩ nghĩa vụ hiện có trong biên chế!

Thiết nghĩ có luật như vậy cũng hay, ngăn không cho nước Nga đi lại con đường leo thang quân sự của Liên Xô trước đây, cân bằng giữa nhu cầu an ninh và phát triển kinh tế, ngăn nước Nga tham gia những cuộc chiến quá sức! Về quân sự, cũng là dịp thay đổi tư duy, phát triển theo con đường chuyên nghiệp! Đương nhiên sẽ có người đặt câu hỏi, nhỡ tình huống cần số lượng lớn binh lính thì làm sao!? Thực ra không thiếu cách để lách luật, như Việt Nam ở Campuchia trước đây, 100% là lính… “tình nguyện” nhé, không hề có lính nghĩa vụ nào! 😃

Tachanka

hương trình âm nhạc Xô-viết cuối tuần, bài hát Tachanka, là loại xe tứ mã, gắn thêm khẩu súng máy (Maxim) phía sau, đây là loại vũ khí quan trọng và phổ biến từ thời Nội chiến, thời mà kỵ binh vẫn còn đóng vai trò quyết định. Vẻ đẹp của nó không bao giờ cũ, những con ngựa, tốc độ và tác chiến di động… Đến tận giờ, tại Kherson thuộc Nga, vẫn còn một tượng đài Tachanka rất đẹp…

mongol

ảm nhảm cho timeline bớt trống… Đôi khi tôi nghĩ rằng chính Nga là người kế thừa văn hoá Mông Cổ xa xưa, đương nhiên chỉ trên phương diện tinh thần, tâm hồn mà thôi, chính là tâm hồn khoáng đạt của thảo nguyên bao la. Đế chế Mông Cổ ngày xưa không tự sản xuất ra được bất kỳ hàng hoá nào, trừ ngựa, gươm và cung tên…

Không lương thực, vải vóc, khoa học, kỹ thuật càng không! Nên Mông Cổ không duy trì được sự thống trị quá một vài trăm năm! Đế chế Nga ngày nay… hầu như chẳng có mặt hàng nào mà họ không tự làm được, và nhất là kỹ thuật, khoa học và tư tưởng thì lại càng là thế mạnh! Bài ca quen thuộc, trên nền clip 4K siêu đẹp, phim Sông Đông êm đềm…