Fischer-Tropsch process

ace nhắc ngày này năm trước… lần lại lịch sử, trước khi có dầu mỏ và khí đốt, thì các đô thị châu Âu phần lớn sử dụng coal – gas, thứ khí có được khi nung, hầm than đá ở nhiệt độ cao trong lò kín khí, sau đó phân phối qua hệ thống đường ống tới từng hộ gia đình làm nhiên liệu nấu ăn, thắp sáng, sưởi ấm! Đến khi người ta khai thác được khí thiên nhiên trong các mỏ xăng dầu thì việc dùng coal-gas mới chấm dứt (những năm 60, 70), cái tên “natural gas” có từ đó, vì đó là loại khí – gas lấy từ thiên nhiên chứ không phải chế biến nhân tạo từ than đá!

Dù là dầu hay than thì đều là hydro-carbon. Nước Đức trong WW2 bị cắt đứt các nguồn dầu, đã tổng hợp nhân tạo phần lớn xăng, dầu, nhớt bôi trơn, etc… từ duy nhất một nguồn than đá! Con người vẫn còn tiếp tục phải sử dụng nhiên liệu hoá thạch một thời gian dài nữa, có khi là chỉ giảm chứ không chấm dứt hoàn toàn được! Cũng giống như nước Anh đã đốn đến cái cây, cánh rừng cuối cùng để đóng tàu vậy, lượng nhiên liệu hoá thạch cuối cùng, chắn chắn là sử dụng cho những con tàu vũ trụ đưa loài người rời khỏi nơi không còn sinh sống được là trái đất! 😢

Cái quy trình tổng hợp Fischer–Tropsch mà người Đức dùng trong WW2, sản xuất ra các loại nhiên liệu lỏng có cấu tạo CnH2n+2 giống xăng, dùng cho xe tăng, máy bay, trực tiếp từ than đá. Gần đây cái quy trình này và các biến thể của nó, nhận được rất nhiều sự chú ý, vì giả sử như có một nguồn điện giá rẻ nào đó (e.g: điện hạt nhân, mặt trời) thì có thể tổng hợp các loại nhiên-liệu giống xăng từ… nước và CO2, với carbon dioxide lấy trực tiếp từ khí quyển, quy trình này được xem là carbon-neutral, hiểu theo nghĩa không phải khai thác các loại nhiên liệu hoá thạch nữa!