cavitation

hoa học thường thức, hiện tượng ăn mòn chân vịt! Chân vịt tàu thuyền nếu thiết kế hay chế tạo không tốt thường rất chóng bị ăn mòn, nguyên nhân là hiện tượng cavitation, những bọt khí xuất hiện quanh chân vịt. Nhưng với những chân vịt hoàn toàn ngập dưới nước (như trong video là của chiếc tàu ngầm) thì bọt khí ở đâu ra, làm sao có bọt khí trong môi trường nước “cô đặc” như vậy!?

Video giải thích rất hay, nước như ta biết bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất, tại áp suất zero atm, nước “sôi” ở nhiệt độ cỡ 25°C! Khi chân vịt quay tạo nên những vùng áp thấp, làm bốc hơi nước, thành những bong bóng li ti quanh chân vịt, khiến nó nhanh bị ăn mòn hơn! Một giải pháp cho “căn bệnh” này là giảm tốc độ quay, nhưng như thế phải làm chân vịt lớn hơn và nhiều cánh hơn!

e-ink display

iện tại, giá còn hơi chát, nhưng tương lai 1, 2 năm nữa, có một viễn cảnh như thế này: máy tính của coder nên có hai màn hình, một LCD truyền thống, và một e-ink, trong ảnh là màn hình e-ink Dasung, cty trụ sở tại Bắc Kinh, TQ (đã có màn hình kích cỡ 25.3 inch). Tất nhiên, nhiều thao tác máy tính vẫn cần đến màn hình đầy đủ mầu sắc.

Nhưng với một coder – lập trình viên mà nói, một ngày có khi hơn 12 tiếng, phần nhiều chỉ edit text, thì màn hình e-ink hoàn toàn không phát sáng, đúng nghĩa là “giấy trắng mực đen”, có thể bảo vệ mắt tốt hơn rất nhiều, càng tốt hơn nữa nếu có thể hiển thị 256 mức xám! Xứ sở phát minh ra giấy, đương nhiên sẽ làm giấy điện tử thật tốt! 😀

natrium

hực ra không phải là kiểu lò gì mới, Liên Xô đã có lò hạt nhân dùng natri-nóng-chảy từ 1973, và hiện tại, duy nhất trên thế giới, chỉ có Nga là vẫn có hai lò đang hoạt động! Sau sự cố sóng thần Fukushima năm 2011, Nhật Bản đã đàm phán với Nga và ra cái giá 1 tỷ đô để mua một số tài liệu kỹ thuật liên quan đến loại lò phản ứng này! Như Elon Musk tiên đoán: 30 năm nữa, từ đây cho đến năm 2050, tất cả các phương tiện vận tải: xe máy, xe hơi, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay, etc…

Tất cả đều sẽ xài điện, êm ru và sạch sẽ! Thứ duy nhất chưa thể xài điện dĩ nhiên vẫn là rocket – tên lửa! 🙂 Vấn đề là điện năng rẻ tiền và an toàn lấy ở đâu ra!? Nghĩ hơi buồn cho anh Nga, về khoa học kỹ thuật, thế giới có cái gì là Nga có cái đó, thế giới phát triển tới đâu là ảnh cũng tới đó, thậm chí còn đi trước rất nhiều mặt, nhiều thành tựu phương Tây chỉ biết thèm muốn mà thôi! Nhưng ảnh không có đam mê phát triển kinh tế, suốt ngày toàn nghiên cứu chế tạo “hàng nóng” thôi! 😃

pin

hững đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ pin đã hình thành, giờ nó đẩy cả tàu hoả, không phải chỉ xe hơi, xe tải. Tương lai đẩy cả máy bay, tàu thuỷ không phải là chuyện viễn tưởng! Thôi, em “khăn gói quả mướp” sang “Đại Đường đông thổ” đi “thỉnh kinh” đây! Việt Nam vẫn còn mãi mê mơ mộng Trạng Tí với Thánh Gióng… 😞 Người Trung Quốc giỏi thì phải thừa nhận là họ giỏi, để còn coi học hỏi, bắt chước thế nào, chứ nhiều người chỉ thích nói phủi: ah có gì đâu, chẳng qua có nhiều tiền nên nó làm được thôi! Câu đó theo tôi thấy, so với câu: ai biểu đeo vàng chi cho nó cướp thì cũng giống hệt nhau. Về tư cách, cũng một loại người đó thôi, chẳng có khác gì!

Mà không trách được, từ xưa, CIA nó đã dạy bài như thế, in thành cẩm nang đào tạo người hẳn hỏi, ví dụ như: với Bắc Việt, cứ xoáy vào vấn đề Trung Quốc, nào là đất đai tổ tiên để lại, nói bừa lên lên thế để quên đi một cái thực tế rằng chỉ có độ chục ngàn chuyên gia Trung Quốc ở Bắc Việt, chứ không phải là nửa triệu quân Mỹ như ở miền Nam. Cái kiểu nói năng càn quấy ấy, chúng nó dạy lẫn nhau, dạy mãi đến mấy chục năm sau, giờ không còn nhớ ra ai đã dạy chúng nó, cứ như thế mà làm thôi. Miệng thì nói yêu nước, ghét Trung Quốc, nhưng thực chất là xỉa xói, kèn cựa vùng miền với nhau, toàn lưu manh vặt. Đấy, ngay từ đầu là chính tâm, thành ý vất đi rồi, khỏi cần nói chuyện khác!

TQ

ổng hợp một vài tin tức công nghệ… Trung Quốc chế tạo xe tải 300 tấn chạy bằng điện, hiện tại, nhiều người nghĩ điện chỉ thích hợp cho xe nhỏ, và nghi ngờ liệu công nghệ pin có thể dùng cho xe hạng nặng? Ấy thế mà cái xe siêu nặng này chạy điện! TQ khởi động lò phản ứng tổng hợp hạt nhân kiểu tokamak, do bản chất, kiểu lò này an toàn hơn lò phản hạt nhân phân rã. Cháy nổ, động đất, sóng thần xảy ra, lò sẽ tự tắt. Sẽ có nhà máy điện hạt nhân an toàn và thân thiện với môi trường! Điều quan trọng nhất là: hệ thống sản xuất và phân phối năng lượng, ở thì tương lai (một tương lai không xa, chắc chắn trong đời chúng ta), sẽ thay đổi hoàn toàn, năng lượng hoá thạch sẽ giảm đến mức tối thiểu!

Vâng, toàn là “yếu tố Trung Quốc” cả ấy! Tôi tin những điều đó sẽ đến, trong ít hơn 20 năm, những đổi thay kinh hoàng và triệt để! Đến bao giờ thì con người mới biết lắng nghe chính mình và môi trường xung quanh? Chẳng bao lâu nữa, du học Trung Quốc, học tập văn minh “Đại Đường trung thổ” mới là sang chảnh! Thực ra, từ cả ngàn năm trước, các nước Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều cử nhiều người đi Tràng An du học đó thôi! Đến lúc đó, Trung Quốc sẽ dạy thiền và công phu Thiếu Lâm, như thế mới là văn minh “thượng quốc”, quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân君子求諸己,小人求諸人, không như ở cái xứ man di, tối ngày mở loa kẹo kéo và hú hét man rợ như bầy khỉ, vượn!

woodgas

ơn 30 năm về trước, những chuyến xe đò miền Trung, thường thấy có cái lò đốt than gắn sau xe, vừa chạy vừa bốc khói, văng lửa tung toé. Hồi đó ngây thơ cho rằng đó là một loại động cơ hơi nước, giờ thì biết đó nó chạy bằng… củi, gỗ. Nguyên tắc hoạt động đơn giản: củi, gỗ được đun trong cái lò yếm khí (thường đun bằng than) phát sinh hỗn hợp khí gas (đa phần là H2 – hydro và CO – carbon monoxide), loại gas này cháy được, sau khi qua hệ thống lọc sạch, dùng làm nhiên liệu cho động cơ. Trước WW1, châu Âu xài phổ biến hệ thống ống phân phối khí than (coal gas) qua đường ống, phục vụ nhu cầu thắp sáng, sưởi ấm ở đô thị. Khí than cũng là một dạng syngas, khí tổng hợp nhân tạo như woodgas, hầm than trong môi trường kín để sinh ra khí đốt, hệ thống này được dùng mãi cho đến khi các hệ thống xài LPG hiện đại hơn ra đời. Những năm WW2, ở châu Âu, cả triệu xe hơi được hoán cải để xài woodgas do thiếu hụt thiếu xăng dầu nghiêm trọng, thậm chí xe tăng cũng có lúc phải chạy… bằng củi!

Đến tận bây giờ, nhiều vùng tương đối lạc hậu (như ở Triều Tiên, Miến Điện, etc…) vẫn còn xài loại “lò hơi” này, xe chỉ cần thay đổi chút xíu ở carburateur – bộ chế hoà khí, lúc có xăng thì chạy xăng, lúc không có xăng thì… xách rìu vào rừng đốn củi! 😀 Khí gas có được từ quá trình “nung, hầm gỗ” chỉ có khoảng 60 ~ 70% mật độ năng lượng so với xăng, nên xe cũng chỉ có thể chạy tới mức đó, 60, 70 kmh cũng đã là rất tốt, và dĩ nhiên là hao củi, gỗ, ước lượng khoảng 100 kg cho 100 km với một chiếc xe tải 2 tấn! Tuy chưa bao giờ được xem là giải pháp thay thế xăng dầu, nhưng woodgas cũng có một số ưu điểm có thể cân nhắc: quá trình đốt thải ra carbon dioxide – CO2, nhưng hầu như không thải ra carbon monoxide – CO như động cơ chạy xăng, nên được xem là sạch, ít gây ô nhiễm hơn. Tro than còn lại sau quá trình đốt có thể dùng làm phân bón, nên đứng từ góc độ kinh tế, hệ thống có hiệu suất toàn phần tốt hơn, phù hợp hơn với các môi trường nông nghiệp! Xem thêm các thông tin ưu / nhược trên wiki!