disinformation

em các phim tình báo, phản gián Liên-Xô, thấy các “sếp” có nhận định rất đúng: thông tin giả (disinformation) thường là rất đầy đủ chi tiết, nghe có vẻ rất khoa học và logic, vừa thuyết phục lại vừa lôi cuốn, vì chúng được thiết kế như thế! Còn thông tin thật, thường là ngắn gọn và đơn giản đến trần trụi, đôi khi chẳng có chút tính thuyết phục nào!

Sống giữa thời đại thông tin đảo điên, lòng người trắc trở, việc lĩnh hội “TÍNH KHÔNG” – 空性 của nhà Phật là rất cần thiết, giữ cho tâm hồn, suy nghĩ, nhận định được trung tính, quân bình, không mang cảm xúc bầy đàn, không mang quá nhiều “cái tôi” phiến diện, nhìn thấu qua mọi sự nhiễu loạn, cả trong lẫn ngoài, để hiểu đúng sự việc như nó vốn là thế… 🙂

siniy platochek

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca nổi tiếng, đã trở thành một kiểu “dân ca” Nga và có hàng tá lời ca khác nhau. “Chiếc khăn xanh”, thường là bài sau cùng các chương trình lễ hội, duyệt binh ở Nga, điệu valse nhẹ nhàng giảm bớt những căng thẳng!

Nhưng chỉ nhẹ phần nhạc thôi, phần lời lại là một sự lặp đi lặp lại, bắt các thế hệ sau không được quên: Tháng 6, ngày 22, chiến tranh bắt đầu, cũng gần gần giống như kiểu ở Việt Nam là: Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…

bát đoạn cẩm

àm thế nào mà một ông thầy Tàu chế lại bài Khẩu quyết để hạn chế không cho học trò hiểu thấu đáo hết chi tiết!? 🙂 Chỉ nói ba xàm cho vui thôi, thực tế không hẳn đúng như vậy, nhưng điều này hoàn toàn khả dĩ và dể hiểu, lấy ví dụ khẩu quyết bài vỡ lòng là “Bát đoạn cẩm” nhé, mỗi câu bỏ 3 chữ cuối đi thì toàn bài vẫn có nghĩa nhưng không đầy đủ!

Song thủ thác thiên lý tam tiêu – 雙手托天理三焦
Tả hữu khai cung tự xạ điêu – 左右開弓似射鵰
Điều lý tì vị tu đan cử – 調理脾胃須單舉
Ngũ lao thất thương hướng hậu tiều – 五勞七傷向後瞧

李子柒

Thị tại môn tiền náo,
Nguyệt lai môn hạ nhàn…
Cầm kỳ thi tửu với giang san,
Dễ mấy kẻ xuất trần xuất thế…

ói theo ngôn ngữ nhà Phật, tất cả ham muốn của con người thực ra cũng chỉ là một ý niệm, một hình ảnh về thứ mà ta muốn đạt được, muốn trở thành! Dù tốt hay xấu, đó không phải là thật, đó thảy đều là giả!

Nói thì vậy, nhưng mấy ai đạt đến được cảnh giới “tứ đại giai không”, “dễ mấy kẻ xuất trần, xuất thế”? Có ý niệm tốt dẫn hướng con người vẫn hơn nhiều so với một tâm hồn trống rỗng, u mê, hoặc tệ hơn, toàn tà niệm bất chính!

kayak techniques: roll, 1

inh hoạ kỹ thuật cuối trong 5 nhóm kỹ thuật kayak đã đề cập! (thực ra đây mới chỉ là các nhóm “kỹ thuật cá nhân”, còn có thêm các nhóm “kỹ thuật, chiến thuật đồng đội”). Đúng ra không nên viết là “roll”, nên viết là “lloɹ” 😃 Roll là một nhóm kỹ thuật phức tạp và đông đảo, có hàng tá kỹ thuật con khác nhau, mục đích chỉ để lật ngược lại chiếc xuồng khi bạn đã cắm đầu xuống nước, đáy chổng lên trời. Tôi chưa thành thục kỹ thuật này lắm, đầu tiên là do chưa tập luyện được nhiều, kế đến là do cấu tạo chiếc Serenity (cong, dầy và sâu) làm cho nó hơi khó roll, điều này đã biết trước ngay từ khâu thiết kế xuồng trên máy tính!

Theo tôi, brace là kỹ thuật quan trọng hơn, có tính ứng dụng thực tế cao. Tuy vậy, roll cũng rất quan trọng, cái lần đầu tiên bạn cắm đầu xuống nước, chổng mông lên trời, thế giới điên đảo, không thể phân biệt được phương hướng, đâu là trái, đâu là phải, tay khua loạn xạ cả lên! Tôi còn phải tập thật nhiều kỹ thuật roll khác nhau, vì tình huống thực tế trên sông, biển không bao giờ đúng như “bài bản” mà ta tính trước, khi tình huống xảy ra, cơ thể phải tự phản xạ, tự động áp dụng kỹ thuật hợp lý nhất. Phải tập đến mức như Trương Tam Phong dạy Trương Vô Kỵ vậy, – “Con nhớ được bao nhiêu rồi?” – “Dạ, con quên sạch rồi!” – “Quên là tốt!” 🙂

kayak techniques: brace, 3

ãy để tôi nhắc mọi người nhớ lại, đa số trong chúng ta, một lần nào đó trong quãng đời 3 ~ 13 tuổi (còn tuỳ thuộc từng người), cái ngày hôm trước khi bạn biết bơi, bổng dưng phát hiện ra mình tự nổi được, tự “đứng nước” được. Đó đúng là một phát hiện diệu kỳ của tuổi thơ, phải vậy không? Khi bạn bổng phát hiện ra: cơ thể chúng ta vốn có độ nổi (buoyancy) là dương (positive), nghĩa là không cần làm gì cả là tự nó đã nổi rồi.

Tuy vậy, giá trị dương này là khá nhỏ, nên khi có sóng gió, hay khi vận động, cơ thể có thể chìm xuống một tí, nên sau đó, bạn tự học cách vẩy chân tay nhẹ nhàng để giữ cho cơ thể luôn được nổi, nôm na gọi là “đứng nước”. Một điều tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng hết sức quan trọng, một khi bạn đã cảm thấy tự tin, tự nhiên trong môi trường nước, không còn sợ hãi, thì những kỹ năng khác như bơi, lặn rồi sẽ từ từ tự mình học được!

Tương tự với kayak, khi xuồng lật, bạn chỉ cần nằm ườn ra đó là nó đã tự nổi rồi, tuy nhiên đôi khi cũng phải hỗ trợ thêm một tí, vẫy cái mái chèo nhẹ nhẹ, kỹ thuật này gọi là “sculling brace”, xem clip (từ 0:35 đến 0:50) vẫy mái chèo từ trước ra sau rồi từ sau ra trước, tạo thành hình rẻ quạt. Để ý là phải xoay mái chèo một góc nhỏ hướng lên trên (angle of attack – góc tấn), giống như chuyển động của cánh máy bay, tạo ra lực nâng (lift)!

Giống như “đứng nước” khi học bơi, khi thuyền lật, phản xạ tự nhiên là hoảng sợ, vùng vẫy, ngoi lên để thở. Nhưng thật ra, cần phải làm điều ngược lại, cố gắng dìm cơ thể xuống, chỉ thò đúng cái mũi lên thôi. Tôi có thể nằm cân bằng như thế đọc báo nhiều giờ liền, nằm được đã là một nửa thành công của kỹ thuật brace rồi, nằm để cảm nhận “độ nổi”, rồi đưa ra các phán đoán và hành động tiếp theo!

Maksim Perepelitsa

guyên gốc của nó đây, là nhạc phim Liên Xô, Maksim Perepelitsa (1955). Biết là nhiều người sẽ ý kiến, thời buổi nào rồi còn Liên Xô các kiểu. Nhưng các bạn có nghĩ là tôi éo quan tâm đến các kiểu chủ nghĩa này nọ, bỏ hết qua tất cả những thứ râu ria mà nhìn thẳng vào để thấy một thứ thôi, đó là… âm nhạc!?

Nhìn một cái cho nó thấu bản chất vấn đề, dám cá là 99% mọi người không làm được điều đơn giản này! Vậy rút cuộc “âm nhạc” là cái gì, nó chính là “movement”, là sự vận động đấy! 🙂 Nên tất cả những thứ trì trệ, đần độn, thảm não, chảy nước, phản – vận – động đều không phải là “nhạc”, mà chỉ có thể gọi là “nhẽo”! 😃

kayak techniques: reentry

ó nhiều kỹ thuật reentry khác nhau, leo lại vô trong xuồng khi đã bị lật văng ra ngoài, dưới đây minh hoạ 2 cái. Cái đầu là “leo lên”, nhìn đơn giản nhưng vẫn hơi khó nếu gặp sóng to, tôi thích cái sau hơn, gọi là “chui vô”, sau đó dùng động tác brace để dựng xuồng thẳng lại.

Trong cả 2 kỹ thuật, không cần phải bơm nước ra khỏi xuồng trước, cứ để đầy nước như thế, dìm xuồng xuống càng thấp càng dễ thực hiện! 🙂 Lưu ý vị trí của cơ thể khi tiếp cận phải luôn “dưới gió” (leeward), như thế sóng gió sẽ xô chiếc xuồng về phía người chứ không kéo ra xa!

kayak techniques: brace, 2

ôm nay trời nóng quá, ra sông chơi trò “con sứa”, nằm đọc báo thôi! 😃 Tiếp tục kỹ thuật “brace”, đây là một động tác bảo khó thì không khó, nhưng bảo dễ cũng không, nó thất thường vì nhiều yếu tố. Bạn đã tập thành thục hàng trăm lần, nhưng lần kế tiếp lại… không thành công!

Tải trọng của chiếc xuồng, phân bố tải trọng, tình trạng dòng chảy, sóng gió, mái chèo và cách sử dụng, chiều dài cánh tay đòn và cách gia lực… tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau! Nên phải hiểu chiếc xuồng của mình, mới có thể “nhân chu nhất thể”, người & xuồng hợp nhất được!