chấp ngã

iết tiếp theo post trước, tiếng Việt và não trạng Việt… Biết là nói những chuyện như thế này rất dễ “ăn gạch đá”, nhưng “phản tỉnh” là điều đương nhiên cần phải làm. Dĩ nhiên, không nên có những nhận định quá cực đoan kiểu như: “tiếng Việt là thứ tào lao, Nôm na là cha mách qué”, nhưng vẫn có thể nói một điều dễ nhận thấy rằng, tiếng Việt, với tất cả những ưu và khuyết của nó, quả nhiên, đã góp phần tạo ra một cái “não trạng” như rất rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) người Việt hiện tại:

1.   Egocentric: quá tập trung vào bản thân, cứ suốt ngày “tôi là như thế này, người khác là như thế kia”, đến mức narcissist, tự kỷ!

2.   Preassumption: luôn kiểu ta đây “biết rồi”, luôn tìm cách “đọc vị” người khác, nghĩ rằng biết người khác “trong lòng bàn tay”.

3.   Quick-to-make-judgement: quá vội vàng khi đánh giá một người, một sự việc, không bao giờ chịu bỏ “công phu” tìm hiểu thấu đáo.

4.   Too-emotional-thinking: có quá nhiều cảm tính trong suy nghĩ, quá dễ bị tác động bởi các câu chuyện “câu nước mắt”.

5.   Self-grasping, chấp ngã: cố sống cố chết bám víu vào cái hiểu biết tào lao của mình, “tôi đúng” mới là điều tiên quyết.

Khởi thuỷ, là do sinh-cảnh như thế, người Việt giỏi biến hoá, ứng phó với hoàn cảnh, mang tính chất đấu tranh sinh tồn xa xưa (e là từ thời còn ở nhà sàn). Nhưng khi xã hội phát triển đến mức quy mô, phức tạp thì kiểu tính cách đó không còn thích hợp. Lâu dần sau đó, tác động qua lại giữa những cá tính bắng nhắng, vụn vặt như thế, dần dần dẫn đến một cực đoan khác là tính “lưu manh vặt”, sẵn sàng làm nhiều điều tào lao để tự tôn mình lên và đạp người khác xuống, hay chỉ để thoả mãn một nhu cầu nhất thời!

Cái “chấp ngã” của người Việt đáng sợ đến mức báo động! “Não trạng” như thế tạo ra một xã hội bất ổn về tình thương và lòng tin, không xây dựng được giá trị chung của cộng đồng, và xa hơn là không có khả năng học tập được những điều mới! Lạ lùng thay, cũng chính vì “chấp ngã”, “tôi đúng” như thế nên rất dễ bị lừa gạt, chỉ cần vài câu “cảm tính, bầy đàn” là tin sái cổ, căn bản là vì sâu bên trong, không tự mình tạo ra được “giá trị tự thân”, tự họ chẳng tin vào điều gì, chẳng tin gì nhưng cái tào lao gì cũng tin, là như thế!

animal farm

ã thành nông trại súc vật từ lâu rồi, cái gì cũng tổng hợp, từ thức ăn vật lý cho tới thức ăn tinh thần, nuôi như nuôi heo luôn! 🐖 🐷 🐽 Văn chương, âm nhạc… cuối cùng trở thành một kiểu tổ hợp hoán vị, thuật toán nó xào xáo lên để tạo ra “món mới” ăn hàng ngày! Suy nghĩ trở thành những luồng được dẫn dắt, đúng sai, sự thật không quan trọng, quan trọng là trending hôm nay là nói về chủ đề này, ngày mai sẽ có chủ đề khác cũng rất “hot”! Đám nhân viên chăn nuôi đi tới đi lui, tay cầm sách “Thuật tẩy não” kiểm tra tính bầy đàn của từng cá thể! Chu trình Pavlov trở nên hoàn hảo, từ phản xạ vật lý của cơ thể hay tư duy riêng biệt của não bộ, hết thảy đều được dự đoán và kiểm soát, nhằm bảo đảm tất cả nằm trong kịch bản! Không phải nói chuyện viễn tưởng đâu, chuyện đã thấy hàng ngày từ hàng chục năm qua! Khi con người mất đi “phần hồn”, phần “hướng thượng” thì rút cuộc, chỉ còn lại phản xạ vật lý, phần “hướng hạ” như bao loài động vật khác mà thôi!

Mất đi khả năng tự phản tỉnh, con người trở thành những cỗ máy, if – then – else – for – do – while, chạy theo những chương trình đã được cài đặt sẵn! Nông trại súc vật, animal farm, đã trở thành hiện thực, mọi người kết nối thường trực trong mạng xã hội, đeo một cái màn hình 360° cung cấp toàn bộ worldview – thế giới quan toàn thời gian 24/7, sắp tới kết nối sóng não để giao tiếp, điều khiển từ xa! Đa số dân số không biết tự phản tỉnh bản thân là gì, đưa cho cái gì là nghe cái đó, đã “bán linh hồn cho quỷ dữ” từ lâu rồi! Ý thức hệ chính trị chưa làm nên Animal Farm – Nông trại súc vật, mà chủ nghĩa tiêu dùng hiện đại đã tạo ra nó rồi! Vài chục năm sau nữa, cuối cùng rồi cũng sẽ có một cuộc đại cách mạng xã hội, cách mạng văn hoá mới, cưỡng bức đưa các thành phần zombie – xác sống – âm binh về nông thôn đi lao động cải tạo! Nghe có vẻ dã man, tàn bạo mà thật ra cũng chỉ có một phương cách đó mà thôi, cho vô gulag làm việc khổ sai để dứt họ ra khỏi “the Matrix”!

nhạc kinh

ễ Kinh viết rằng: hàng năm, chư hầu phải triều cống thiên tử, và mỗi 5 năm một lần, thiên tử phải đi tuần thú thiên hạ, chỉ với mục đích duy nhất là lắng nghe dân ca, dân nhạc các vùng miền, để đoán biết lòng dân, phong vận, văn hoá thế nào… tiếc rằng trong 6 bộ kinh, Nhạc Kinh đã thất truyền, chỉ còn Ngũ Kinh nên chỉ còn biết như thế!

Lại tương truyền rằng Khổng Tử chu du thiên hạ, đến Giao Châu, thấy nhà nhà, người người mở loa kẹo kéo, hú hét như khỉ vượn, quá kinh hãi, vất cả đàn, kiếm mà chạy một mạch về Khúc Phụ, than ngắn thở dài mà nói rằng: đạo ta tàn rồi! Từ đó về sau đóng cửa không ra ngoài, chỉ chuyên chú san định kinh sách cho đến khi qua đời! 😢

liêm chính

ăn hoá TQ và VN, giống và khác như thế nào? Giống thì nhiều, khác vài điểm quan trọng. Người TQ nói câu nào, chữ nào đều có ngữ nghĩa đầy đủ, và cố gắng làm trọn ngữ nghĩa ấy! Người VN xem câu chữ như trò chơi chữ, hơn thua kiểu lươn lẹo, không thật hiểu thấu đáo nội hàm! Thấy “đối phương” nói câu gì cũng lập tức lên Google, học lóm đâu đó một vài câu chữ để có thể khả dĩ lấp liếm, bắt bẻ, bài xích được. Vốn dĩ câu từ lý luận nhị nguyên, thảy đều có hai mặt, ví như: “người không vì mình thì trời tru đất diệt”, nhưng cũng có câu: “người chỉ vì mình thì cũng trời tru đất diệt”.

Luôn có sự đối lập như thế, khác biệt chỉ ở chỗ nói có thực nghĩa như vậy hay không mà thôi! Nên càng nói nhiều chữ, càng đao to búa lớn, cách mạng công nghiệp, 4.0, đi tắt đón đầu các kiểu, là càng xa rời sự thật! Từ bao giờ người ta quên đi mất những điều rất đơn giản, ví dụ như: “liêm chính”! Nhìn nhận một con người cũng vậy thôi. Tôi quan sát thấy ai nghe một câu đơn giản mà không hiểu hay cố tình không hiểu, đến lần thứ hai là người đó sẽ “lên đường”! Xưa giờ mấy chục năm vẫn thế, mặc dù biết rằng điều đó làm mình “khó sống”. Từng câu, từng chữ, thảy phải đều có ý nghĩa!

lại… giáo dục

hông ăn thua đâu, tôi biết nhiều người Việt ở Mỹ hơn 40 năm, đi từ khi còn rất trẻ, học được văn minh nhiều thứ, nhưng bản chất vẫn không thay đổi được mấy! Để thay đổi những điều nằm trong máu mà chỉ có ba cái “phương pháp” này là không ăn thua!

Huống hồ gì Việt Nam bây giờ, thấy toàn là những thứ: ngày xưa em học đến 2 năm lớp 4 và 3 năm lớp 5 lận, làm sao mà viết sai chính tả được? Viết chữ nào cũng sai, câu nào cũng sai mà cứ hễ mở miệng ra là nói chuyện đạo lý, lương tâm, lý tưởng, giáo dục chứ phải… 😅

lạc hà

ử (ghi chép) và huyền sử (giai thoại): từ Tam hoàng – Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu… đến giờ, tất cả đã được chứng minh bằng các khai quật khảo cổ học, trong đó Thương & Chu được chứng minh có chữ viết, các “triều đại” trước chỉ có di chỉ, chưa tìm được chữ. Di chỉ đề cập đến trong bài viết có tên là Song hoè thụ (2 cây hoè) ở trấn Hà Lạc, tỉnh Hà Nam, được cho là kinh đô của vương quốc cổ tên là Hà Lạc cổ quốc.

Hà tức sông Hoàng (hà), Lạc tức sông Lạc, vùng đất nằm giữa 2 sông, Kinh dịch viết: Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi. Ấy thế mà cho đến mãi gần đây, vẫn có người Việt tìm cách “chứng minh” rằng Lạc thư – Hà đồ có nguồn gốc từ Việt Nam. Ấy bởi vì “sản xuất” ra “tin giả” từ “không khí” chỉ cần đến sự “hoang tưởng, hoang đường”, chỉ cần “mặt dày, tự tin” đến mức “đúng rồi, vô sĩ” mà thôi… 😢😢

đức

áo chí VN chuyên lặp lại cái câu “để đức cho con”, mà nói cho ngay, vừa mở miệng ra là đã biết không hiểu “Đức” là gì! Dần dần, vì thiếu sự minh định, nên nhiều người cho rằng “đức” là một thứ tài sản vô hình, một loại may mắn, một kiểu kết quả có thể để lại cho con cháu. Hiểu như thế sai hoàn toàn, tra từ điển thấy ngay, chữ “đức” dịch sang tiếng Anh là: “merit” hay “virtue”, tiếng Việt hiểu là: phẩm chất, phẩm hạnh, tính tốt.

Ở thời của Khổng tử, chữ “đức” chỉ hiểu đơn giản là phẩm chất của con người: làm việc siêng năng là đức, nói năng thật thà là đức, đối đãi chân thành là đức, .v.v. “Đức trị” hiểu nôm na tức là “lead by example”, dùng bản thân làm gương để người khác noi theo! Thế thì quay về tự vấn bản thân đi chứ làm sao mà “để đức cho con” được!? Chính vì không hiểu “đức” là gì nên tìm cách lái nó sang khái niệm vật chất là… “công đức”! 🙂

chân thiện mỹ

acebook nhắc ngày này năm trước, thấy cũng nên post lại! Nói về các khía cạnh giáo dục của một con người, “văn” là thứ dễ nhất, đọc thông viết thạo, rồi một vài sách vở phức tạp hơn, rồi tiếp cận các ngôn từ khoa học, kỹ thuật. Ai giỏi hơn chút thì tìm về cổ ngữ, học thêm nhiều ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Đức, hay thứ chữ tượng hình riêng biệt như tiếng Hoa, rồi thì đi vào các lĩnh vực chuyên ngành: y tế, kinh tế, pháp luật, etc… cả một rừng sách vở. Nói về “văn” thôi thì 20, 30 năm chưa phải là nhiều! Ấy thế mà tôi lại cho là “văn” vẫn là thứ dễ nhất. Trong 3 chữ “chân”, “thiện”, “mỹ” thì “văn” tương ứng, là cách tiếp cận với chữ “chân”, vẫn là thứ dễ dàng nhất!

Giáo dục về mỹ học (aesthetics) khó hơn rất rất nhiều, nó đòi hỏi nền tảng gia đình và xã hội, một quá trình trãi nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều hiểu biết về văn hoá và vốn sống, đôi khi là bản năng, chứ không đơn giản cầm cuốn sách lên đọc là có được. Tôi đã gặp nhiều “con chuột gặm chữ”, nhưng hiểu biết về “âm nhạc” và “hội hoạ”, nói xin lỗi là “ngửi không được”! Thế nên mới nói “văn” thực ra cũng chỉ là một thứ “tào lao”, nó không thể hiện hết được công phu hàm dưỡng, rèn luyện của một con người! Ấy thế mà cái gọi là “âm nhạc”, từ thứ nghêu ngao thọc tay vào mồm huýt sáo ấy lại nói lên được rất nhiều điều! Vừa dễ nhất và cũng vừa khó nhất là như thế!

Mỹ học, nó không đơn giản là kỹ năng ghi nhớ và logic như “văn”. Nó có sự tương tác với tâm hồn con người, thể hiện cả quá trình trãi nghiệm cuộc sống, nó không phải là điều rõ ràng có thể lý giải theo kiểu luận lý được. Nhiều người có khả năng ngôn từ, xào xáo câu chữ rất ghê, nhưng không có khả năng hiểu âm nhạc hay hội hoạ, đơn giản vì đó là một “chiều kích” khác trong tâm hồn, một không gian không phải cứ “tụng chữ” mà chạm đến được, và họ không thể, không dám tự đào luyện, tự khám phá bản thân để đi ra ngoài giới hạn của ngôn từ chữ nghĩa… Nên ai mà bàn luận về nhạc mà kiểu chỉ có “ca từ thế này thế kia” là chắc chắn không hiểu gì về nhạc!

Cái quá khứ nhiều năm học “văn” nó ám ghê gớm, tưởng càng giỏi “văn” đôi khi thực ra là càng tự trói mình vào chữ nghĩa, đến độ không có đủ dũng khí để bước qua rào cản và đi vào thế giới phi ngôn ngữ, tiếp cận những điều ngôn từ không diễn tả được! Tới được đó thì mới hiểu ra rằng, ngôn từ là phương tiện diễn đạt, nhưng đồng thời cũng là dẫn hướng lầm lạc, gọi nó là “cái vỏ của tư duy” rất đúng, chỉ là cái vỏ mà thôi, không có những hiểu biết, cảm quan ngoài ngôn ngữ dẫn đường thì bám víu vào ngôn từ cũng kiểu “chết đuối vớ phải bọt”! Haiza, nói sơ sơ về 2 chữ “chân” và “mỹ”, để thấy nó khó như thế, cái chữ thứ 3 kia còn khó kinh hồn hơn nữa! 😃

giáo dục thể chất – 2

ọc sinh xưa đi học hay nói: có môn học duy nhất, biết trước đề thi mà điểm vẫn cứ thấp, không như các môn khác như Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, Sinh ngữ, .v.v. Vâng, đó chính là môn… Thể dục! 😅 Thể dục dù sao cũng là môn hết sức công bằng, cho biết trước đề thi luôn, không như các môn khác cứ chơi trò ỡm ờ: người biết thì không nói, kẻ nói thì lại không biết!

Việc đầu tiên là làm sao để các “nhà giáo dục” bớt “đĩ miệng” lại, mà dạy được cho con em những kỹ năng thực tế. Hết chỗ để “khoe chữ, loay hoay với ngôn từ chết” hay sao mà đè đám con nít chưa biết gì ra mà “hoa ngôn xảo ngữ”!? Việc này muốn thay đổi e quá khó, vì người dạy sống trên mây lâu ngày, đã thành loại bệnh mạn tính, chả biết có thay đổi được không!? 😢

giáo dục thể chất – 1

ây là hệ quả của cái lối: “chơi thể thao một cách triết học, và suy nghĩ triết học một cách thể thao”! 😃 😛 Ai cũng biết sức khoẻ, thể chất là nền tảng của mọi điều, ấy thế mà vẫn chỉ “thể dục, thể thao” trên giấy, vẫn cố viết “sách”! Riết rồi suốt ngày chỉ loanh quanh với ba cái ngôn từ vớ vẩn thôi, tìm cách “chơi chữ”, tìm cách “hơn người” bằng hoạt ngôn xảo ngữ, chứ động tay động chân thì không muốn và không làm được!

Không chỉ như thế, nó ảnh hưởng suốt về phần đời sau của đứa học sinh! Học cái gì cũng không có “hành”, chỉ lải nhải một mớ lý thuyết, ngôn từ chết! Học cái gì cũng lớt phớt bề mặt, không có chiều sâu, không có công phu! Nói đâu xa, ngay trong giới lập trình viên hiện tại, 10 người thì hết 9.5 người, hỏi cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng biết, trên trời dưới đất, chỉ có điều là những kỹ năng lập trình phức tạp, thực tế thì không làm được!