chấp ngã

iết tiếp theo post trước, tiếng Việt và não trạng Việt… Biết là nói những chuyện như thế này rất dễ “ăn gạch đá”, nhưng “phản tỉnh” là điều đương nhiên cần phải làm. Dĩ nhiên, không nên có những nhận định quá cực đoan kiểu như: “tiếng Việt là thứ tào lao, Nôm na là cha mách qué”, nhưng vẫn có thể nói một điều dễ nhận thấy rằng, tiếng Việt, với tất cả những ưu và khuyết của nó, quả nhiên, đã góp phần tạo ra một cái “não trạng” như rất rất nhiều (nếu không muốn nói là đa số) người Việt hiện tại:

1.   Egocentric: quá tập trung vào bản thân, cứ suốt ngày “tôi là như thế này, người khác là như thế kia”, đến mức narcissist, tự kỷ!

2.   Preassumption: luôn kiểu ta đây “biết rồi”, luôn tìm cách “đọc vị” người khác, nghĩ rằng biết người khác “trong lòng bàn tay”.

3.   Quick-to-make-judgement: quá vội vàng khi đánh giá một người, một sự việc, không bao giờ chịu bỏ “công phu” tìm hiểu thấu đáo.

4.   Too-emotional-thinking: có quá nhiều cảm tính trong suy nghĩ, quá dễ bị tác động bởi các câu chuyện “câu nước mắt”.

5.   Self-grasping, chấp ngã: cố sống cố chết bám víu vào cái hiểu biết tào lao của mình, “tôi đúng” mới là điều tiên quyết.

Khởi thuỷ, là do sinh-cảnh như thế, người Việt giỏi biến hoá, ứng phó với hoàn cảnh, mang tính chất đấu tranh sinh tồn xa xưa (e là từ thời còn ở nhà sàn). Nhưng khi xã hội phát triển đến mức quy mô, phức tạp thì kiểu tính cách đó không còn thích hợp. Lâu dần sau đó, tác động qua lại giữa những cá tính bắng nhắng, vụn vặt như thế, dần dần dẫn đến một cực đoan khác là tính “lưu manh vặt”, sẵn sàng làm nhiều điều tào lao để tự tôn mình lên và đạp người khác xuống, hay chỉ để thoả mãn một nhu cầu nhất thời!

Cái “chấp ngã” của người Việt đáng sợ đến mức báo động! “Não trạng” như thế tạo ra một xã hội bất ổn về tình thương và lòng tin, không xây dựng được giá trị chung của cộng đồng, và xa hơn là không có khả năng học tập được những điều mới! Lạ lùng thay, cũng chính vì “chấp ngã”, “tôi đúng” như thế nên rất dễ bị lừa gạt, chỉ cần vài câu “cảm tính, bầy đàn” là tin sái cổ, căn bản là vì sâu bên trong, không tự mình tạo ra được “giá trị tự thân”, tự họ chẳng tin vào điều gì, chẳng tin gì nhưng cái tào lao gì cũng tin, là như thế!