văn

ình trạng đáng báo động về giáo dục, viết một câu đơn giản không làm được, chưa nói đến việc viết một đoạn ngắn cho có ý tưởng trôi chảy! Từ trong “tuyệt vọng sâu thẳm” về diễn đạt đó, họ vớ lấy những câu từ sáo rỗng, vô nghĩa, và nghĩ rằng đó là “nội dung”! Nó dẫn đến một tình trạng… “éo biết phải nói thế nào”, vì có tự nhận thức được yếu, thiếu chỗ nào đâu, là một khoảng không trống hoác như thế! Nên bất kỳ nội dung bá láp, vớ vẩn nào lấp vào cái khoảng trống đó cũng trở nên “đúng đắn”, bất kỳ thứ gì có thể giúp thể hiện được “cái tôi”!

Văn không nhất thiết, không cần thiết là kỹ năng duy nhất của con người, nhưng đó là cái đầu tiên, là thể hiện cái khả năng cơ bản: tự phán ánh bản thân và thể hiện suy nghĩ về thế giới xung quanh! Trống rỗng và ngây ngô như thế đúng là siêu nguy hiểm: ai xúi gì cũng làm, ai nói gì cũng nghe, cái gì cũng có vẻ đúng, chỉ là bên trong bản thân… không tự biết được cái gì là đúng! Thế rồi, vì số đông như thế nên dần hình thành nên khủng hoảng giá trị xã hội: những cái tôi bầy đàn không chịu lớn, suốt ngày vin vào câu chữ lảm nhảm: tôi thế này, anh thế kia!

Khủng hoảng giá trị xã hội là điều rất thật, đã bắt đầu từ rất lâu rồi, và không biết bao giờ mới hết! Đến lúc phải nhận thức rõ ràng về những chuyện như vậy! Mãi lảm nhảm những câu chữ vô nghĩa, không phát triển được cá nhân đã đành, mà còn phá luôn những giá trị cộng đồng! Và phải bắt đầu từ đâu!? Tất cả những luận bàn về kinh tế, chính trị, xã hội… “lú thuyết này, trít học kia”, chừng nào còn chưa quay về những điều căn bản: tư cách và phẩm chất của con người, giá trị và luật lệ của cộng đồng… thì cũng chỉ xem như là hoa ngôn xảo ngữ, nói cho vui mà thôi!

định luật Ohm

ật lý cấp 2 đơn giản, thế mà phải mất một số thời gian, cộng với một số tranh cãi với thằng bạn, mới nhớ lại được! Hình dung tương đối bằng định luật Ohm: P = V x I, công suất P bằng hiệu điện thế V nhân cho cường độ dòng điện I. Nên cùng một công suất, mà V càng nhỏ thì I càng lớn và ngược lại! Với điện xoay chiều AC, thế thường lớn (100~250V), và dòng nhỏ hơn!

Còn với điện một chiều DC thì ngược lại, điện thế thường nhỏ, phần lớn các trường hợp chỉ 12 ~ 24V nên dòng rất lớn! Điện xoay chiều mà đi dây nhỏ, hơi kém chất lượng một tí thường cũng không thành vấn đề! Nhưng dây dẫn cho điện một chiều là phải to, xịn… nếu không sẽ mau nóng, cháy! Mà dây to, xịn thì… mắc tiền! Nên mua xe máy, ô-tô điện là… cứ phải xem cọng dây trước đã!

nói phủi

hi giảng giải một việc gì, người ta thường có thói quen “làm tròn”, đơn giản hoá vấn đề về những khái niệm gần hơn để người nghe có thể dể dàng hiểu được! Nhưng rất nhiều khi, sự “làm tròn” đó… lại chính là cố tình bóp méo, bẻ cong, nôm na ta hay gọi là “nói phủi”! Kiểu như các ông già xưa hay nói vầy: Ah, người Hoa do buôn bán giỏi nên họ giàu! Đâu phải chỉ là buôn bán!? Là thu mua, chế biến, đóng gói, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển, phân phối, quảng cáo, hậu mãi.. vô số công đoạn, và cho đến ngày nay là vô số máy móc, công nghệ được áp dụng, rất nhiều chuyện phức tạp trong đó! Nhưng vẫn chỉ muốn quy về “buôn bán”, đơn giản quá mức như thế thực ra là có cái ý lươn lẹo rằng: ah, chẳng qua là buôn gian bán lận mà giàu!

Một ví dụ khác là bài này: bàn về tính nhẫn nại của người TQ…. đâu phải là nhẫn nại!? Đằng sau là cả một nền đạo đức cộng đồng thâm hậu, biết người biết ta, chịu khó tìm hiểu cặn kẽ mọi việc, chịu khó dung hoà những điểm khác biệt, nhìn nhận giá trị của người khác để góp phần xây dựng nên giá trị cộng đồng! Không lưu manh vặt, không suốt ngày làm trò ném đá giấu tay, những cái tôi bé xíu mãi loay hoay không chịu lớn!!? Bao giờ thì mới dám tự nhìn vào bản thân cho nó đúng đắn, rốt ráo!? Nhưng cái can đảm đó éo có, thế nên vẫn cứ mãi tiếp tục “nhận định” về thế giới xung quanh theo kiểu “làm tròn”, “tối giản”, luôn tìm cách bóp méo, bẻ cong, hạ thấp mọi thứ xuống để cho “cái tôi” được phỉnh nịnh, được trở thành “một cái gì đó”…

redsvn.net– Bàn về tính nhẫn nại của người Trung Quốc

Chán khi báo chí toàn những bài kiểu vậy, không cho thấy được cái gì khác ngoài cái tôi nông cạn, huyễn hoặc, không có khả năng tự nhận thức, tự phản ánh!

khủng bố

aka, nói thẳng éo nể nang gì luôn: là tổ chức khủng bố có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh (của ai?) xâm nhập VN! Ngay từ đầu em đã nhận định, đây là động thái “trả đũa”, vì VN đã bỏ phiếu trắng, không tỏ thái độ chống Nga. Mọi người nhớ lại, vài ngày sau cuộc chiến Ukraine, Mỹ triệu tập đủ 10 nước Asean, yêu cầu bỏ phiếu chống Nga, nhưng VN không nghe theo, nói rõ ràng là: không chọn phe!

Đương nhiên, theo định luật 2 Newton thì mọi hành động đều sẽ có hành động ngược lại, nên… chuyện này biết ngay chả có gì lạ! Thời buổi thông tin nhiễu nhương, nhưng đôi khi cũng thú vị là có nhiều sự ngã bài trắng trợn, nhiều sự thật nó cứ “lồ lộ” ra đó. “Dân chủ” gì chúng nó, là chiêu bài giả hiệu thôi, thực tế là tài trợ, tổ chức, âm mưu, xúi giục, kích động, gây ra bất ổn, đấu đá khắp toàn cầu!

apps

on đường đau khổ sẽ còn dài dài… cứ trậm trầy trậm trật thế này, nhiều năm không giải quyết được, cuối cùng có khi phải bỏ đi làm app khác, rồi vẫn tiếp tục lặp lại vết xe đổ như thế! Nguyên nhân từ đâu ra? Làm trong ngành CNTT nên em là em cứ nói thẳng: nguyên nhân từ cấp 2, cấp 3 đọc nhưng không hiểu chữ, hoặc có hiểu nhưng hiểu không sâu, chỉ lơ mơ những ngôn từ bề mặt! Lên đại học, những khái niệm cơ bản đọc mãi không thông, toán đơn giản như vector, ma trận làm không được, học thiết kế CSDL cũng y vậy, viết câu lệnh SELECT 3 cấp lồng nhau vô tư…

Không biết “INNER JOIN” là cái gì, làm sao tạo “VIEW”… Không nói quá đâu vì đã thấy nhiều rồi, tất cả đều quay về cơ bản mà thôi! Nên đừng trách, em mà bắt bẻ cái gì là bẻ từng từ một! Nói thì hay lắm, lúc nào cũng Trí tuệ nhân tạo, Máy học, Khai khoáng dữ liệu này kia, trên mây không à, nhưng coding căn bản không làm được, sợ có khi cài đặt thuật toán QuickSort còn không được! Nên kiểu giống như học võ ngày xưa các ông thầy bắt tấn “mã bộ” suốt mấy tháng là có lý do! Vẫn phải quay về những điều căn bản nhất, mà căn bản nhất của giáo dục chính là… làm người! 🙁

dịch – 6

ái này về mặt tiếng Việt đáng suy nghĩ, khi đọc cụm từ “vệ tinh giám sát radar” (dịch 1-1 Anh-Việt), người đọc sẽ hiểu là “vệ tinh dùng để giám sát radar”, nhưng thực ra ý nghĩa bài báo gốc muốn nói là: “vệ tinh dùng công nghệ radar để giám sát”. Viết một cụm từ đơn giản mà không nghĩ xem người đọc sẽ hiểu thế nào. Nên em mới nói là có những sự “lầm lạc” mà chúng nó, đám báo chí Việt Nam, đâu có tự nhận ra được, không tự lĩnh hội, soi rọi được! Đừng bảo em là bắt bẻ từ ngữ, sự lầm lạc nhỏ nhân rộng lên, đến một lúc trở thành tào lao, nhảm nhí! Mà đấy là những loại viết còn tương đối có chút nội dung nghiêm túc đấy nhé…

Còn những loại nói năng nhăng cuội, trống hoác thì không cần phải để ý đến! Nên dù chỉ nói một chữ, cũng phải cho chính xác, đầy đủ, tận tường, rõ ràng ý nghĩa của một chữ! Điểm yếu nhất về ngữ pháp của tiếng Việt là chuyện: prepositive & postpositive, tính từ đứng trước hay đứng sau danh từ. Mà cái này thì… chưa có cách nào nhanh chóng sửa được, đành phải như Trịnh Công Sơn, lâu lâu nói một câu ngược ngược, ngô ngố cho đời nó vui: Ta thấy em trong tiền kiếp, với cọng – buồn – cỏ – khô…, hay như Phạm Duy: Đến bây giờ anh đã là cánh – trắng – chim – bay xa chân trời, Đến bây giờ em đã là bóng dáng cô liêu trong ngậm ngùi… 🙂

bơi

ào lao hết sức, đây không phải là phát triển thể thao, càng không phải là vấn đề huy động nguồn lực xã hội, các bác cứ “nâng tầm quan điểm”, chuyện “nhỏ” thôi, là chuyện thay đổi tâm tính người Việt, mọi chuyện bắt đầu từ “tâm” mà! Cứ muốn “vận động” mà “tâm” không đổi, làm thế nào được!?

Vẫn lên mạng livestream nói xấu người khác, vẫn hóng hớt vạn chuyện tào lao xã hội, vẫn cạnh khoé và ghen ăn tức ở vặt vãnh, vẫn luôn rình mò, ta đây biết rồi, ta đây hiểu chuyện, vẫn suốt ngày lên Tiktok nhìn mông và vú, rồi quay sang mắng trẻ nhỏ: mày không vận động, mày lười biếng, các kiểu… 😃

topping

uy nghĩ nhiều về chuyện đó, như khi nói, viết những chuyện phổ thông thì tôi có thể dùng từ khá là “thuần Việt”. Nhưng khi chuyển sang những đề tài như thuyền bè, hay công nghệ thông tin là bắt buộc phải chêm tiếng Anh, đã cố gắng lắm nhưng không thể khác được vì tiếng Việt không có từ tương đương! Như trong nhóm thảo luận – làm việc chung (group chat) của tôi, lập trình và phần mềm, toàn người Việt với nhau, nhưng suốt hơn 15 năm chỉ toàn xài tiếng Anh, tuyệt đối không có một từ tiếng Việt nào, quy ước như thế để diễn đạt chính xác hơn. Và thực tế chính là như thế, tiếng Việt hoàn toàn không giàu đẹp, cứ nói thẳng như vậy: thiếu tính chính xác, thiếu từ vựng, và quan trọng nhất là… thiếu nội dung! Đám trẻ thì chêm tiếng Anh một cách vô tội vạ, các bác già thì “gài” nhau bằng các văn bản luật với từ ngữ nhập nhèm, hàm hồ, đó là một thực tế đáng buồn!

Thiếu nội dung mới là điều nan giải nhất: báo chí lải nhải các vấn đề nông cạn, nhảm nhí! Mà nội dung ở đâu ra, chẳng phải là từ việc phản tỉnh, tự vấn bản thân đó sao!? Phản tỉnh á, chúng nó làm gì có, toàn cọp-dê (copier) sống sượng, đâu có tự nghĩ ra được! Thế là gom góp bất kể nguồn một mớ từ ngữ nhộn nhạo, gép lại với nhau, nhằm thể hiện một cái ý thoáng qua trong đầu, một cái gì đó “kêu to” để phản ứng với tình huống nhất thời, chứ không hề bỏ thời gian mà suy nghĩ cho nó sâu xa! Thế nên “loè” người là chính, nội dung lảm nhảm, nham nhở, không đạt được công năng xây dựng tâm hồn con người! Và thế là cái “lẫu thập cẩm Vietic” đó tiếp tục được quậy tưng lên, vốn dĩ tự ngàn xưa, gốc gác ngữ pháp Mon-Khmer, hệ thống thanh điệu vay mượn từ nguồn Tày-Thái, một lượng lớn từ vựng được mượn từ nguồn Hán tự, và giờ lại tiếp tục thêm vào một mớ “topping” Anh, Pháp… 🥲🥲

bảo hĩm

ấy lần đi chơi xa là em cứ luộc nguyên cái hộp (đồ hộp) cho an toàn, độc tố botulinum bị phân huỹ ở nhiệt độ 100℃ trong khoảng 10 phút, chừng đó là đã đủ để không bị ngộ độc! Nếu muốn diệt cả cái bào tử sinh ra độc thì phải đến 120℃, vẫn luộc nguyên hộp, cái hộp xem như một nồi áp suất nhỏ, nên dù luộc trong nước sôi (100℃) vẫn có thể đạt đến 120℃.

Đã thấy rất nhiều vụ như thế này, sao chả thấy “bảo hiểm y tế” đâu, tuy nhu cầu thấp, không mấy khi dùng đến, nhưng ý nghĩ của chữ “bảo hiểm” chính là chỗ đó: xã hội mỗi người góp số tiền nhỏ để mua sự bình an lâu dài! Thuốc có thể nhiều năm không xài đến, hết niên hạn thì vất đi thôi, nhưng thường trực phải có dự phòng khi cần. Việt Nam mà, cha chung không ai khóc! 😢

xác thực

Giả bảo là chân, chân cũng giả,
Không làm ra có, có rồi không!

oan hô các bác, cứ phải làm cho đúng việc danh chính ngôn thuận này, từng bước, xã hội sẽ sạch lên ngay (không sạch hẳn được, nhưng cũng đỡ phần nhiều). Chỉ cần dựa trên nền tảng định danh dùng số điện thoại của VN, và dùng luật ép Facebook, Twitter, Tiktok phải thực hiện. Sau đó tiến tới hợp nhất với hệ thống định danh dùng CCCD! Thay đổi được tư duy đã là bước tiến lớn! Nhưng nền tảng kỹ thuật để làm điều đó, bảo dễ nhưng cũng không dễ, xem việc cập nhật các loại chính chủ trầy trật lâu nay là biết! Về lâu dài, mục tiêu là xây dựng nền tảng xác thực số có khả năng xử lý hàng triệu giao dịch, hoạt động tốt cả trong giờ cao điểm.

Chỉ cần quản xác thực, không cần quản nội dung, như thế cũng đủ “nắm đằng chuôi” rồi! Các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự cứ để cho xã hội và toà án vận hành, chỉ quản phần xác thực là đủ để ngăn chặn các hoạt động vượt ra ngoài ranh giới dân sự! Cứ phải từng bước trong sạch hoá xã hội như thế. Sau này, chuyện sẽ kể lại rằng: ngày xửa ngày xưa, ở xứ Đại Hoang (sự hoang đường lớn lao), bên núi Vô Kê (không sao kê, không bằng chứng), có hai nhân vật là Giả Ngữ Thôn và Chân Sự Ẩn. Hai người này, một họ Giả, và một họ Chân, tuy khác nhau về phẩm hạnh, tính cách, nhưng luôn song hành, luôn luôn bên nhau trong cuộc sống, giả và chân, chân và giả… 😀