thật và giả – giả và thật

ó đôi điều thật và giả về giọng hát Thái Thanh, cũng như về muôn chuyện thật giả khác trong đời. Giả và thật, thật và giả, nhiều khi khó phân biệt, nhưng đã trải qua nhiều chuyện đau buồn của cuộc sống, tôi có đôi điều muốn nói về “thật” và “giả”, chỉ qua một số nhận xét về giọng hát Thái Thanh. Giọng hát Thái Thanh, từ nhỏ được mẹ cho nghe, tôi đã thấy có điều gì “siêu nhiên” trong giọng hát này, nó quá cao vời, quá điêu luyện, một giọng hát “cưỡng lại sức hút của quả đất”, mà vẫn rõ chữ, chân phương theo đúng tiêu chuẩn đầu tiên của người làm ca sĩ. Có nhiều cách đánh giá, nhưng xin nói từ đầu, đối với tôi, chuẩn mực đầu tiên là hát tròn và rõ chữ, hát như thể là tiếng nói hàng ngày. Xin nói rõ điều này bởi đa số ca sĩ Việt đương đại đều mượn giọng, bắt chước giọng… từ chỗ phát âm đã không là chính mình thì còn nói gì đến những bước đường nghệ thuật khác.

Le beau Danube bleu 

Lời Việt: Dòng sông xanh, PD

Les flots du Danube 

Lời Việt: Sóng nước biếc, PDC

Chọn hai bài để “phô diễn” giọng hát Thái Thanh, thật tình cờ đều là hai bài valse rất nổi tiếng về dòng sông Danube, một bài do Phạm Duy, bài kia do Phạm Đình Chương đặt lời. Về nhạc, tôi thích âm giai minor buồn man mác của bài thứ hai hơn.

Lớn lên một chút, tôi được nghe nhiều hơn và đồng ý với nhận định của nhiều người đây là một giọng hát Việt đặc biệt mà trong thời gian một vài trăm năm không dễ gì có được. Ngưỡng mộ hết mực, nhưng thi thoảng tôi vẫn có chút ngờ vực, có chút băn khoăn: có điều gì khang khác sâu thẳm trong giọng hát ấy. Đến bây giờ, khi điều kiện phương tiện nghe nhìn tương đối đầy đủ hơn xưa, tôi có nhiều dịp kiểm chứng điều mình cảm nhận. Những ai thích ca hát, hay tập hát một chút (như karaoke chẳng hạn) sẽ dễ dàng nhận thấy điều này: ai cũng có nhiều loại giọng, cơ bản là có hai:

  • Chest voice (giọng ngực): là giọng mà chúng ta nói hàng ngày, như khi bạn cất tiếng hát một bài hát yêu thích, quen thuộc, thì chính là bạn đang dùng loại giọng đó. Khi bài hát có những nốt quá cao (hay quá thấp), vượt ra ngoài âm vực quen thuộc, bạn khó có thể phát âm chuẩn tại cao độ đó, hoặc là âm sắc sẽ méo mó, hoặc bạn buộc phải chuyển qua sử dụng một giọng khác.

  • Head voice (tôi gọi là giọng mũi): lúc này âm không còn phát ra tự nhiên từ ngực, bụng nữa mà chủ yếu từ cổ và mũi, nên dễ đạt cao hơn, nhưng mỏng và yếu hơn. Các ca sĩ đương đại không mấy ai sử dụng hai loại giọng trong cùng một ca khúc, đơn giản là vì hai giọng đó có âm sắc rất khác nhau, không thể để chung trong một bài hát nếu không muốn phạm một lỗi sơ đẳng. Lưu ý là đôi khi chúng ta hát lên (hay xuống) một tông (một octave), nhưng vẫn còn trong giọng cũ, chưa hẳn là đã chuyển qua giọng mới.

(Lạm bàn một chút, qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy một người có thể có nhiều loại giọng hơn nữa, phụ thuộc vào kỹ thuật thẩm âm và phát âm: có loại giọng “rung đổ hột” như trong Ca trù, có loại giọng luyến láy bay nhảy như trong Chèo, có loại giọng lạc nửa vời như trong Ca Huế… Dĩ nhiên là giọng và làn điệu ngũ cung là khác nhau, nhưng có thể nói một loại ngũ cung sẽ có những giọng của riêng mình.)

Điều mỉa mai là khá nhiều ca sĩ đương đại Việt Nam pha trộn cả hai loại giọng trên (head & chest voices) trong cùng một bài hát mà không cảm thấy hổ thẹn vì khinh thường khán giả. Các ca sĩ thật sự không ai làm thế, họ chọn bài hát phù hợp với chất giọng mình, nếu bài hát trải trên một âm vực quá rộng thì hoặc là tìm người có âm vực cũng rộng như thế, hoặc là hát đôi, hát ba… hoặc thay đổi bài hát…

Những bài nhạc phổ biến thường có biên độ trong khoảng 1.5 octave, một số bài khó có biên độ hơn 2 octave thì cần những ca sĩ điêu luyện mới biểu diễn được. Ca sĩ thật sự ít dùng giọng mũi, để khán giả biết đến mình từ chất giọng bình thường tự nhiên. Thường thì một ca sĩ dựa quá nhiều vào giọng mũi quyết không thể là một ca sĩ tốt.

Nếu như nghe Dòng sông xanh do Thái Thanh biểu diễn, bạn sẽ thấy một ca sĩ hát chanson musique với chất giọng opéra, vẫn rõ chữ rõ lời, như là thứ tiếng nói tự nhiên thường nhật. Nghe nhiều bản nhạc khác nữa của Thái Thanh, cũng như một số ca sĩ khác (như Mai Hương, Kim Tước…) dần dần tôi nhận ra một điều: thực sự họ hát bằng giọng mũi!. Một số ví dụ: Thu Chiến Trường (Kim Tước), Bà mẹ Gio Linh (Mai Hương), Ngày Trở Về (Ánh Tuyết)… chúng ta có thể nhận ra các ca sĩ này hát bằng giọng mũi rất rõ.

Một số ca sĩ như Lệ Thu, Khánh Ly… thì luôn hát với giọng thật của mình, cơ bản vì họ đã chọn hát ở một âm vực khá thấp. Còn với Thái Thanh, phải là người nghe và hiểu Thái Thanh nhiều thì mới có thể đoán biết được. Trong hai bài hát dưới đây, mỗi khi giọng Thái Thanh từ chỗ hơi chua đột nhiên chuyển sang rất tình cảm là lúc Thái Thanh trở về với giọng thật của mình. Khi nhận ra được điều này, tôi thật sự ngỡ ngàng, nhưng ngỡ ngàng để rồi yêu mến hơn.

Điều thực sự đặc biệt ở đây là: âm sắc giọng mũi của Thái Thanh giống, cũng vang, dày và mạnh như giọng ngực, được như thế đã là một điều kỳ lạ, còn kỳ lạ hơn nữa là lúc chuyển giữa giọng ngực và giọng mũi, hầu như không ai nhận thấy. Tại điểm break-up (điểm gãy) đó, người hát phải thay đổi cách thức vận động bên trong con người mình, khó có ai có thể chuyển giọng tự nhiên đến vậy được. Đến bây giờ thì tôi hiểu hơn những hạn chế của người Việt và cách họ khắc phục những hạn chế đó. Và tôi cũng “ngộ” được đôi chút về lẽ thật giả của cuộc sống:

  • Có nhiều người vốn thật, lại cứ muốn giả, khi đã giả rồi không về thật được nữa, vẫn muốn người khác nghĩ mình thật. Những trò hề đó ở ngoài đời thiệt không kể xiết, có quá nhiều tấn tuồng được diễn vụng về và ngây ngô, hằng ngày trước mắt. Thật đáng buồn và đáng buồn cười lắm thay!

  • Lại có người hiểu được lẽ đời là giả, vẫn gắng đem cái thân phận giả tạo này để làm thành điều thật, và được mọi người chấp nhận là thật. Ai đó tinh tế thấy được bản chất “không thật lắm” ở họ thì vẫn đem lòng yêu mến, vì hiểu rằng chẳng gì thật hơn được cái “giả” đó. Người như thế thực là hiếm và đáng quý lắm thay!

the twelve girls band

女子十二乐坊

iếng Việt: “nữ tử thập nhị nhạc phường”, or in English simply: “the twelve girls band”. The Chinese, they have been long improving their traditional musical instruments. We can see that the sounds contain more “metal” than “wood” and “stone”, however, they’re more suitable for modern performing. It’s great to perform (both western and eastern) music in traditional instruments like this, and the compositions are really splendid too.

dans le soleil et dans le vent

‘est presque l’automne, les enfant moissonnent. Et j’ai déjà, rentré le bois. Toi, en uniforme, avec d’autres hommes, très loin d’ici, tu es parti, toi qui chantais. Dans le soleil et dans le vent, tournant les ailes du vieux moulin. Elles tourneront aussi longtemps, que nous vivrons main dans la main.

Un peu de poussière, sur la tabatière, me prouve bien, que tu es loin. Mais, je crois entendre, le refrain si tendre, que l’an dernier, pour me bercer, tu me chantais. Dans le soleil et dans le vent, tournant les ailes du vieux moulin. Elles tourneront aussi longtemps, que nous vivrons main dans la main.

Ton ami hier, est rentré de guerre, il n’a rien dit. Mais j’ai compris, en voyant ta chaîne, ton blouson de laine, que plus jamais, tu ne viendrais, me rechanter. Dans le soleil et dans le vent, tournant les ailes du vieux moulin. Elles tourneront aussi longtemps, que nous vivrons main dans la main.

Tournent les ailes dans la lumière, tourne le temps rien n’a changé. Mais dans mon cœur, depuis hier, le vieux moulin s’est arrêté.

aline

‘avais dessiné sur le sable, son doux visage qui me souriait. Puis il a plu sur cette plage, dans cet orage, elle a disparu. Et j’ai crié, crié: Aline!, pour qu’elle revienne. Et j’ai pleuré, pleuré, oh j’avais trop de peine. Je me suis assis auprès de son âme, mais la belle dame s’était enfuie. Je l’ai cherchée sans plus y croire, et sans un espoir, pour me guider. Et j’ai crié, crié: Aline!, pour qu’elle revienne. Et j’ai pleuré, pleuré, oh j’avais trop de peine. Je n’ai gardé que ce doux visage, comme une épave sur le sable mouillé. Et j’ai crié, crié: Aline!, pour qu’elle revienne. Et j’ai pleuré, pleuré, oh j’avais trop de peine.

donna

Từ thời còn tập tễnh học tiếng Pháp là đã thích những bài hát đơn giản, dể thương như thế này, vì rất có ích cho việc học ngôn ngữ. Nhưng về sau, lại thực sự thích phiên bản tiếng Anh của bài hát này hơn nhiều, nhất là qua phần trình bày của Joan Baez…

l était une fois un petit garçon, qui vivait dans une grande maison. Sa vie n’était que joie et bonheur, et pourtant au fond de son cœur. Il voulait devenir grand, rêvait d’être un homme. Chaque soir il y pensait, quand sa maman le berçait. Donna Donna Donna Donna, tu regretteras le temps. Donna Donna Donna Donna, où tu étais un enfant.

Puis il a grandi, puis il est parti, et il a découvert la vie. Les amours déçues, la faim et la peur, et souvent au fond de son cœur. Il revoyait son enfance, rêvait d’autrefois. Tristement il y pensait, et il se souvenait. Donna Donna Donna Donna, tu regretteras le temps. Donna Donna Donna Donna, où tu étais un enfant. Parfois je pense à ce petit garçon, ce petit garçon que j’étais.

Oh mon amour

Dans le miroir de son passé,
Ce rêve qui s’était brisé,
Un soir d’été…

lle a des yeux qui voient la mer, a travers la pluie qui descend. Elle fait des rêves où elle se perd, entre les grands nuages blancs. Elle ne sait plus le jour ni l’heure, elle a des larmes au fond du cœur, qui lui font peur. Oh, on amour, écoute-moi, déjà la vie t’attend là-bas, non n’aie pas peur, il faut me croire, la vie est belle même sans mémoire. Tu sais, je te raconterai, avec le temps, tu comprendras. Elle n’entend pas ce que je dis, et sa main dans ma main s’endort. Je voudrais être ce pays, où elle s’en va chercher encore. Dans le miroir de son passé, ce rêve qui s’était brisé, un soir d’été.

Oh, mon amour écoute-moi, un autre monde t’attend là-bas, non n’aie pas peur, il faut me croire, la vie est belle et notre histoire peut continuer quand tu voudras, et tout sera comme autrefois. Oh, mon amour ouvre ton cœur, tu m’entendras, pardonne le mal que je t’ai fait, je ne te quitterai plus jamais. Oui, mets ta main dans mes cheveux, je vois du soleil dans tes yeux. Oh, mon amour, une autre vie t’attend là-bas, je t’aime tant, il faut me croire, le monde est beau et notre histoire, peut continuer quand tu voudras, et tout sera comme autrefois.

main dans la main

Mon presque premier amour…

e t’aime et je t’aimerai toujours, mon presque premier amour. Ma tendresse, mon bonheur, ma douleur, je t’enferme au fond de mon cœur. Nous serons tous deux comme des amoureux, nous serons si bien main dans la main. Nous serons tous deux comme des amoureux, nous serons si bien main dans la main. Quand, où et comment le dire? Ce grand amour qui me déchire. Je t’aime et je t’aimerai toujours, de l’aube à la fin de jour.

la maritza

De mes dix premières années,
Il ne me reste plus rien, rien…

a Maritza c’est ma rivière, comme la Seine est la tienne. Mais il n’y a que mon père , maintenant qui s’en souvienne, quelquefois. De mes dix premières années, il ne me reste plus rien, pas la plus pauvre poupée, plus rien qu’un petit refrain, d’autrefois. Tous les oiseaux de ma rivière, nous chantaient la liberté, moi je ne comprenais guère, mais mon père lui savait…

Khi nhỏ rất thích bài hát này, mặc dù lúc đó hoàn toàn không hiểu ca từ của nó, giờ thì mọi thứ có vẻ đã rõ ràng hơn. Bài này có một cái lời Việt cũng khá dể thương: Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn, đã ru tôi trọn ngày thơ ấu. Ngỡ quên đi cùng năm tháng dài, sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương, dòng sông cũ. Những thân yêu trong mười năm bé dại, bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ…

solenzara

Thêm một bài nhạc Pháp cũ, thuộc dạng đơn giản, dể thuộc, dể hát nhưng lại rất hay: je sais que cette nuit – là, notre amour a pris sa vie, au coeur de Solenzara – và anh đã biết rằng đêm đó, tình yêu của chúng ta ra đời, trên bãi biển ở Solenzara…

ur la plag’ de Solenzara, nous nous sommes rencontrés, un pêcheur et sa guitare, chantaient dans la nuit d’été, cette douce mélopée. Sur la plag’ de Solenzara, chaque soir on a dansé, et le jour de ton départ, j’ai compris que je t’aimais, et je ne t’ai plus quitté. À Solenzara, Oh, chi dolce felicita. À Solenzara, più bènum si posta… Quand j’entends la mélodie, qui m’a donné tant de joie, je sais que cette nuit – là, notre amour a pris sa vie, au coeur de Solenzara. À Solenzara, j’y reviendrai tous les étés. À Solenzara, più bènum si posta, più bènum si posta…

le temps de l’amour

‘est le temps de l’amour, le temps des copains, et de l’aventure. Quand le temps va et vient, on ne pense à rien, malgré ses blessures. Car le temps de l’amour, c’est long et c’est court, ca dure toujours, on s’en souvient. On se dit qu’à vingt ans, on est le roi du monde. Et qu’éternellement, il y aura dans nos yeux, tout le ciel bleu. Car le temps de l’amour, ca vous met au cœur, beaucoup de chaleur, et de bonheur.

Luôn cảm thấy vui vẻ đến rộn ràng mỗi khi nghe bài hát này… ngày ta 20 tuổi, ta nghĩ mình sẽ là vua của toàn thế giới, trong ánh mắt mãi chỉ có bầu trời xanh… Bài này có một cái lời Việt: Mùa tình yêu đến đây rồi, mùa tươi thắm cho đời, lời yêu thương giăng khắp nơi. Mùa tình yêu ngất ngây lòng, cuộc phiêu lãng tang bồng…