parable of the poisoned arrow

alunkyaputta, một đệ tử của đức Phật, cảm thấy bất mãn vì Như Lai luôn từ chối trả lời 14 câu hỏi siêu hình (kiểu như: vũ trụ có vĩnh hằng hay không, có vô tận hay không .v.v.) Một ngày nọ, anh ta đến gặp đức Phật và tuyên bố: nếu những câu hỏi đó không được trả lời thì anh ta sẽ không tin theo đức Phật nữa! Như Lai đáp lại bằng một câu chuyện, chuyện rằng: Có người bị bắn bằng mũi tên tẩm thuốc độc, bác sĩ muốn lấy mũi tên ra ngay để cứu người, nhưng nạn nhân không chịu, cứ đòi muốn biết người bắn mũi tên là ai, xuất thân từ đâu, học vấn thế nào, cao thấp ra sao, tại sao lại bắn! Nếu cứ chấp vào những câu hỏi đó thì chắc chắn anh ta sẽ chết, chết mà vẫn chưa biết được câu trả lời. Ý nghĩa của câu chuyện: đời người ngắn ngủi, nên tập trung vào những việc có nghĩa, đừng phí công sức cho những câu hỏi siêu hình vô ích!

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở các “tôn giáo” khác! Khổng Tử cũng từ chối trả lời các câu hỏi mang tính siêu hình – metaphysics, bảo rằng chuyện con người còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện trời đất, quỷ thần, chuyện sống còn chưa biết, quan tâm làm gì chuyện chết! Lão Tử cũng trả lời đại khái tương tự như vậy, bảo rằng “đạo” là thứ phi thường, không thể diễn giải được (đạo khả đạo, phi thường đạo…). Đó là phương Đông nhé, sang đến phương Tây, từ Aristotle, Platon cho đến Nietzsche, Kant đều cho thấy một điều tương tự, hoá ra các triết gia phương Tây, họ cũng không nhắm vào những vấn đề và câu hỏi như thế! Thay vào đó, họ thảo luận các khía cạnh về khả năng nhận thức của con người: chúng ta có thể biết được những gì!? Đọc khắp Đông, Tây, kim, cổ đều chỉ thấy những chuyện như vậy!

Nên, chỉ có mấy ku “thiểu năng trí tuệ” Việt Nam mới suốt ngày bô lô bô la “triết học” là như thế này, như thế kia, đầu óc đã trở nên “ngáo” nặng vì bị trúng tên thuốc độc! Hoặc giả, học đâu đó được vài ba câu chữ lảm nhảm, chưa từng đọc cái gì cho thấu đáo, nên nghĩ rằng lặp lại một số vấn đề “ngu ngơ” như thế là cao siêu, là hơn người! Hoặc giả, chúng nó cho rằng người khác cũng tư duy như thế, cũng có cái “não trạng” y như thế, cũng đem mấy câu hỏi của đứa trẻ lên 3: “ai làm ra mặt trăng” đi làm khó người khác! Từ trong sự mông muội như “thủa hồng hoang” đó, chúng nó cho rằng cứ là dạng “trí tuệ của đứa trẻ” là tự nhiên đã trở thành “triết gia” rồi! Nực cười, một đám “thiểu năng”, em mà gặp ai như thế là em không ngần ngại văng thẳng vào mặt 4 chữ “triết cái con c…”, thẳng thừng như thế cho chúng nó tỉnh ra!