đương gia chủ mẫu

当家主母

rung Quốc, từ hàng chục năm qua, đã tạo ra nhiều thế hệ văn hoá điện ảnh có bề dày đáng nể: phim thanh xuân vườn trường, phim xã hội mới, phim cổ trang lịch sử .v.v… Tuy loại lảm nhảm không ít, nhưng loại có giá trị nghệ thuật vẫn không thiếu! Cuối tuần tranh thủ coi vài tập phim, coi để thấy cái vốn văn hoá, tư tưởng, kinh tế, kiến thiết, doanh nghiệp… kinh hoàng của họ! Phim nói về nghề dệt cổ truyền Tô Châu, ít nhất cũng đã thành công trên 2 phương diện, một là: kể lại ngày xưa “ông cha” đã xây dựng doanh nghiệp thế nào, hai là: qua đó cũng truyền tải một vài thông điệp đạo đức, mà cái thông điệp ấy, điện ảnh TQ lặp đi lặp lại mãi không chán: có nợ trả nợ, có ơn báo ơn, sống có trước sau, sống vì con người!

Nên tuy cũng có lúc, có chỗ giả tạo, nhưng ít ra phim ảnh TQ cũng đã tương đối thành công trong việc tạo ra một chuẩn mực đạo đức nhất định cho xã hội, chứ không như ở VN, đã lưu manh là bất chấp, không cần biết xuống thấp đến cỡ nào! Thấp đến độ tìm mọi phương cách đê tiện, cốt chỉ để hạ thấp, mưu hại người khác, đi đến tận cùng chính là tự mình làm hại chính mình, là tự cắt đường sống của chính mình! Sở dĩ nói sống “vì con người” là như thế, không phải chỉ có cái văn hoá “cố chấp cùng cực” và “bất chấp thủ đoạn”. Suy cho cùng, mưu hại người khác chỉ khiến cho bản thân “bất an”, tâm lý “bất ổn”, tâm hồn “bất thiện”, cái “nghiệp” ấy tuy đến rất chậm, nhưng rất chắc chắn, không thể che giấu, càng không thể tránh né!

Quay trở lại phim ảnh… thứ nhất: với điện ảnh Trung Quốc, lâu lâu lại xuất hiện tài năng, sáng tạo thật sự, đủ sức thay đổi thị hiếu, thị trường, đủ khả năng giáo hoá con người, chứ không phải chỉ toàn những thể loại bất tài, chỉ biết chạy theo thị hiếu rẻ tiền, hạ cấp. Thứ hai: thỉnh thoảng “Quan gia” lại ban lệnh từ trên xuống, cứ lại phải “chỉnh huấn”! Nên nói một chữ “thị trường” nhưng có nhiều cách hiểu, đành rằng phim ảnh thành công phần lớn theo tiêu chuẩn “kinh tế”, nhưng hàm lượng sáng tạo, lý tưởng cũng có vai trò quyết định! Và đành rằng “Quan gia” có quyền lực vô cùng lớn, nhưng bản thân con người cũng phải “hướng thiện”, cũng phải tự biết cái gì là tốt xấu! Xã hội “hưng” hay là “phế” cũng chỉ do những lý do tự thân như thế!