DAC

Times that you took in stride, they’re back in demand.
I was the one who’s washing blood off your hands…

ông nghệ thu CO2 trực tiếp từ khí quyển, xử lý và bơm xuống lòng đất, sau khoảng 2 năm sẽ hoá thành dạng rắn, có thể lưu trữ dài hạn! Hiện về công nghệ đã làm được, nhưng số lượng nhà máy DAC (direct air capture) như thế này còn quá ít! Để hoàn thành mục tiêu net – zero thì cần phải có một khoản – tương – đương – tiền khổng lồ! Nên cái chuyện đầu – tiên – tiền – đâu này cần được giải quyết bằng nhận – thức & luật – lệ, chứ một mình công-nghệ không làm được!

net-zero

rước khi anh Chính đi dự hội nghị là đã có bài “lót đường”, giáo hội Phật giáo VN kêu gọi giảm thiểu rác thải nhựa… Xét về ngắn hạn thì có thể còn đấu đá, kèn cựa nhau chút ít, chứ về dài hạn, đây là mục tiêu chung các nước đều nhận thức là phải hướng tới, là xu thế hiển nhiên tất yếu! Trung Quốc thì năm qua đã dính một cơn lũ lụt được xem là… 1000 năm mới có một lần, thực ra họ đã có chuẩn bị từ lâu, các công nghệ CO2, H2, hạt nhân, công nghệ lưu trữ điện bằng khí nén, etc…

Ấn Độ cũng ngập chìm trong các vấn nạn môi trường, cái nôi của triết học cổ đại, ngồi thiền trong một đống ô nhiễm chả có thích thú, ích lợi gì! Riêng ku Nga là bình chân như vại, đất rộng, người ít, KHKT trong tay, băng tan mở đường Bắc cực. Chỉ có VN, ngộp trong sao kê từ thiện, năm ngoái miền Trung tan hoang! Nên tốt hơn là làm anh tiên phong, lon ton lót đường cho các anh lớn, sẽ được giúp đỡ về công nghệ (trước mắt là điện và lưu trữ điện), lại được tiếng nhận thức tiến bộ! 😃

thiên kinh vạn quyển

hật giáo tóm tắt qua những con số, khởi đầu trực tiếp từ số 2 (không tính từ 1, từ 1 lên 2 bỏ qua, không trả lời những thứ siêu hình, những phạm trù “bất khả tư nghì”, không thể hiểu được với người-trần mắt-thịt). Kinh Phật chứa đầy những danh sách và con số, chúng thường mang ý nghĩa tập hợp và biểu tượng, ví dụ như 8 vạn 4 ngàn (84.000) là biểu trưng cho một đại lượng rất lớn, vì đương thời chưa có khái niệm, ký hiệu “inf – vô tận”. Một vài con số cơ bản: 2. Nhân quả và duyên khởi, 3. Tam pháp ấn, 4. Tứ diệu đế, 5. Ngũ uẩn, 6. Lục căn, 7. Thất tình, 8. Bát chính đạo, etc…

Đi sâu vào là cả một hệ thống “ma trận” chằng chịt các khái niệm phức tạp về tâm lý và nhận thức! Người mới đọc Phật thường choáng vì không biết bắt đầu từ đâu, vì sách vở Phật giáo đúng nghĩa là “thiên kinh vạn quyển”, hiểu theo đúng nghĩa đen, số lượng kinh văn hiện còn lại qua những biến động lịch sử là trên 1 ngàn (!!!), ngắn thì vài chục dòng, kinh dài thì… vài chục ngàn dòng. Không một tôn giáo nào khác có khối lượng văn bản đồ sộ đến như vậy, chỉ nói loanh quanh về một chữ “tâm”. Nên nói Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là “cognitive science – khoa học nhận thức” là như thế!

tiêu chuẩn kép

in lớn nhất lâu nay, hành động hướng tới net-zero… bao gồm 2 hướng tiếp cận chính: #1. giảm khí thải, giảm tiêu thụ năng lượng hoá thạch xuống mức tối thiểu, #2. đã bắt đầu có công nghệ hấp thu khí CO2 trong khí quyển và chôn lại xuống đất, tương tự như cách những cánh rừng đang làm, nhưng nhanh hơn! Cho phép mơ mộng tí, nhưng mục tiêu này là hoàn toàn có thể trong cuộc đời chúng ta!

Mơ mộng thêm tí nữa, trong tương lai, doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng hai con số, một là tiền, hai là số ghi nợ trong ngân hàng CO2, cá nhân cũng được đánh giá bằng hai con số: một là tiền, hai là… điểm công dân, hay một cái gì đó tương tự để đo lường nhận thức, ý thức! Phải có tiêu chuẩn gồm nhiều tham số khác nhau, chứ hiện tại, “chỉ có tiền” thì con người chỉ có phá mà thôi! Mơ mộng, mơ mộng… 😀

tathāgata

athāgata… trong các kinh Phật, thường thấy xuất hiện chữ Tathāgata – 如來 – Như Lai, chữ này là đại từ nhân xưng tự thân, do đức Phật tự gọi mình, chứ không phải do người khác gọi! Hiểu như thế đọc kinh văn sẽ thấy dễ hiểu hơn. Tatha: do đó, như thế, và gata: đã vượt qua. Có một chút nhập nhằng chỗ này, vì “Tathāgata” (tatha + gata) cũng có thể được chiết tự thành “tatha” và “agata”, mà “agata” là phản nghĩa của “gata”, tức là đến, chứ không phải là đi, Hoa văn hiểu như thế nên dịch thành “lai” (Như Lai). Có nhiều cách hiểu: đã đến hay đã đi, hay đã vượt qua, là vượt qua cái gì? Thật ra ngôn ngữ Phật giáo chỉ trở nên trừu tượng và đầy tính lý luận trong các kinh điển về sau!

Đương thời, Phật dùng từ một cách bình dân, có tính vừa gợi mở, vừa thực tế, tránh các câu hỏi siêu hình hay lý luận hình thức! Một tên hiệu thường gặp nữa của Phật là “Sugata”, ở đây ta bắt gặp cái động từ mà đức Phật rất “thích” dùng: “gate – tiếng Anh: to go”, đi, vượt qua, tiếng Hoa thường dịch “Sugata” thành “Thiện thệ – 善逝” hay “Hảo khứ – 好去”, dịch khá hay, nhưng “lai” hay “khứ” đều không thể hiện chính xác lắm, nên có một chút hàm ý chủ động trong đó! Tathāgata theo tôi, nên hiểu là: người đã vượt qua đến bờ bên kia (của bể khổ)! Về chữ “khổ” – Duḥkha, nó không mang nghĩa “khổ đau, bất hạnh” như chúng ta thường nghĩ, sẽ đề cập đến trong 1 post khác!