sách cũ

老鼠看書
咬文嚼字

hi nhỏ, trong nhà đã có vài chục ngàn đầu sách. Lớn lên chút, mỗi khi không biết đi đâu, thì cứ đạp xe thẳng ra khu sách cũ, đường Trần Huy Liệu và một số điểm quanh chợ Bà Chiểu. Sách cũ thì hên xui, chủ các tiệm đa phần không hiểu biết lắm về sách, nhưng họ biết cuốn nào người ta cần, cuốn nào nhiều người đọc, cứ như thế mà định giá tiền!

Thực ra mà nói, lúc còn tuổi teen, tôi đọc nhiều, nếu không muốn nói là rất nhiều. Nhưng cũng chính vì đọc nhiều như thế nên tôi… “ghét đọc sách”. Người Việt có thói xấu là cái gì cũng muốn tỏ ra ta đây “hiểu biết”, nên cứ thế mà lôi một mớ kiến thức chết ra để “tụng niệm”, xem việc “biết nhiều” là hơn người. Như thế thì cũng chẳng khác gì con mọt sách!

Tôi nói con mọt sách là theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen của nó! Đọc, học với động cơ biết thêm một chút để loè người khác, không hấp thụ được tinh thần gốc của sách vở, thì chẳng khác nào con mọt, cả đời chỉ đăm đăm đục khoét, huỹ hoại bằng hết những tinh thần mà sách muốn truyền tải. Biết nhiều thì đã làm sao, mà không biết thì đã làm sao!?

Cái việc đọc sách, với bản tính tiểu nông thủ cựu, thì chỉ mang tật vào thân. Sách vở nó ám vào người, không học hỏi được điều gì hay ho, chỉ lảm nhảm lải nhải những thứ kiến thức chết chả đâu vào đâu. Nói ngắn gọn thì, tôi không tin những người, ví dụ như: nói thích các sách phiêu lưu mạo hiểm, mà thực sự là… không biết bơi, đơn giản như thế!

Trên nhiều mặt, cách làm của người Việt ngược với thế giới. Người trẻ phải được dạy cách hành động trước, gieo nên tinh thần rộng rãi, khai phá và thực tế, để đến khi có tuổi một chút, đọc thêm một số sách vở để cô đọng, tóm tắt lại những giá trị, thành quả đã xây dựng được! Cũng giống như Âu Dương Phong luyện Cửu âm chân kinh ngược mà thôi!

văn(g) học

ột số tựa sách tôi thích đọc khi nhỏ… Điều đáng lưu ý là bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng của thế giới, cả Đông và Tây được dịch sang tiếng Việt, tình hình “văn học” những năm bao cấp và sau đó cũng đầy dẫy những loại tiểu thuyết ba xu rẻ tiền, ái tình sướt mướt, chẳng khác loại “ngôn tình” bây giờ là mấy… tất cả tạo nên một đống vàng thau lẫn lộn!

Một số người tự nhận là “đọc nhiều hiểu rộng”, một cách “hồn nhiên mặc định”, liệt kê tất cả loại rẻ tiền ấy với văn học chân chính, xem chúng như nhau, thật là… đáng ngạc nhiên chưa!? Điều tôi không hiểu là họ có thật sự đọc và hiểu chúng hay không, cái gì đã tạo nên tình trạng “thực bất tri kỳ vị” một cách hàm hồ, sơ đẳng và mông muội như thế!?

Điều này cũng tương tự như âm nhạc miền Nam những năm 60, thời quân đội Mỹ đồn trú tại Việt Nam, bên cạnh những tinh hoa nhạc Việt, là cơ man không biết bao nhiêu là loại nhạc hộp đêm, nhà thổ, đĩ điếm, lưu manh cặn bã khác. Và cũng không có gì ngạc nhiên nếu giờ đây, một số người nhận định về âm nhạc Việt, lại xem chúng không có gì khác nhau cả!

Về nguyên nhân, một phần là do nhà cầm quyền, dù cho là ở dưới thể chế chính trị nào cũng thế, cũng nhận ra một điều là, xã hội luôn bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần cần có những loại “thuốc” khác nhau. Một phần là do người làm xuất bản văn hoá vô tình hay cố ý (mà tôi nghĩ cố tình là phần chính) đánh đồng chúng như nhau.

Không khó để nhìn ra những dụng ý của giới show – biz, giới xuất bản, vì lợi nhuận, hay vì các mục đích chính trị xã hội khác, cố tình lập lờ, đánh tráo khái niệm, làm hỗn loạn tình hình đối với đa số dân đen thiếu hiểu biết (sẽ đề cập chi tiết trong một post khác). Ngày xưa hay bây giờ thì cũng như thế, CS hay QG thì cũng như thế, chưa có gì thay đổi cả!

Văn hoá, văn học Việt Nam chưa bao giờ thoát ra được tình trạng một nồi lẩu thập cẩm, vàng thau lẫn lộn, xưa đã thế, nay càng thế! Nên tất cả những gì chúng ta “biết”, hãy đặt một chữ: xét lại, xem xét kỹ càng thì mới nhận chân được đâu là giá trị đích thực. Nguyên nhân gốc không nằm ở lịch sử, chính quyền, chính trị… nó nằm trong bản chất, cá tính người Việt!

Và ngay trong cách tiếp cận văn học đích thực, cũng có rất nhiều vấn đề không thoả đáng, như đã gián tiếp đề cập đến trong một post trước, nhưng đó là một chủ đề khác sẽ được trình bày kỹ sau. Một thời không internet, không điện thoại, thậm chí có lúc còn không có điện, cần mẫn bút lông với mực Tàu ngồi tự học chữ Hán và chép thơ Đường.

Cái sự học trong chỗ khó khăn thực ra mới hiệu quả, như việc đếm nét và tra một chữ Hán với từ điển giấy rất mất thời gian, không tiện lợi như tra cứu máy tính như bây giờ. Công nghệ chỉ làm người ta lười biếng đi! Một thời nghiền ngẫm những tựa sách này, nhất là Thơ Đường (2 tập) và Hán Việt từ điển, đăng hình chúng ở đây như cách gợi lại kỷ niệm.

môn hệ điếu ngư thuyền

杜牧 – 旅宿

旅館無良伴
凝情自悄然
寒燈思舊事
斷雁警愁眠
遠夢歸侵曉
家書到隔年
滄江好煙月
門系釣魚船

ái tật khó bỏ, thấy gì cũng trích một câu Đường thi làm tựa đề và bình luận… Hôm nay là hai câu cuối trong một bài của Đỗ Mục, dẫn thêm bản dịch tiếng Việt cho nhiều người dễ hiểu, chứ thường rất ít khi đọc bằng tiếng Việt, Đường thi phải đọc trong nguyên bản chữ Hán mới cảm được cái hay về âm hưởng, cái cô đọng, súc tích về ngữ nghĩa của nó!

Lữ túc – Đỗ Mục
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mộng quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.
Trọ đêm không có bạn hiền,
Tình như lắng đọng, tự nhiên thấy buồn.
Đèn mờ, chuyện cũ nhớ thương,
Nhạn kêu chẳng biết, mãi vương giấc sầu.
Mộng xa, trời sáng đã lâu,
Thư nhà mới nhận cách hầu một năm.
Sông xanh khói quyện ánh trăng,
Thuyền câu trước cửa đương nằm đợi ai?

Hình lấy từ guillemot-kayaks.

Về việc hiển thị chữ Hán trên website này: vì tập chữ phồn thể rất lớn, trong khi bộ chữ giản thể ít hơn nhiều, nên “ánh xạ” phồn thể – giản thể không phải là “song ánh”. Trong một số ít trường hợp, việc hiển thị phồn thể vẫn còn có chỗ sai sót, do phần mềm vẽ chưa thể tự tra đúng mặt chữ, mong các bạn “Hán(g) rộng, Nho thâm” thông cảm 😬.

sếu đầu mùa

Anh là bồ câu trắng,
Bay trên tận trời xanh.
Còn em bồ câu nhỏ,
Nhẹ nhàng bay bên anh.

hứ nhất là giai đoạn tôi lớn lên không có nhiều thứ để đọc, dù không hảo văn học Sô – viết lắm (rập khuôn, giáo điều), nhưng rất thích nhiều khía cạnh của văn học Nga (rộng lớn mà chi tiết), hai thứ ấy không phải là một! Thứ hai là tôi ghét đọc, cho rằng nên đọc càng ít càng tốt, thậm chí nghĩ rằng đọc sách chỉ thêm hại đối với người không biết suy nghĩ thấu đáo.

Cũng giống như được ăn những món sơn hào hải vị mà bị sình bụng, không thể tiêu hoá được, không hấp thu được gì bổ dưỡng cả! Thứ ba là tôi ghét đọc dài, mất thời gian vô ích, nhưng những tiểu thuyết mà tôi thích nhất lại… siêu dài, ví dụ như: Bác sĩ Zhivago, hay Pie đệ nhất, thích đến mức đọc đi đọc lại hàng ngàn trang sách ấy những 5, 7 lần!

Ai đã từng cầm trên tay những tập sách này, sẽ nhận thấy sức nặng của… giấy và của kỷ niệm! Mà này, tôi nói thẳng nhé, nếu đọc sách mà chẳng tích luỹ thêm được tí giá trị gì vào người, không bồi bổ được chút gì về phương châm, lý tưởng sống, không đào thải ra khỏi đầu óc những thứ suy nghĩ vụn vặn, tạp nham, rẻ tiền… thì đọc để làm gì vậy!?

Hay chỉ để làm màu cho thiên hạ thấy!? Thế có phải là phí thời gian, tiền bạc, công sức không, mà cũng chẳng loè được ai đâu! Đấy, như tôi đã nói đấy, thực ra sách vở chả có tốt đẹp gì cả, nó đẩy biết bao con người vào vòng nhảm nhí, vớ vẩn, vào chốn hoang tưởng, huyễn hoặc do tự chính mình tạo ra, vô phương cứu chữa! Bỏ đi cho nó lành!

Nên mới bảo đọc sách không hề dễ tí nào, phải có nội lực thì mới tiếp thu được, không thì chỉ tẩu hoả nhập ma mà thôi. Vì từ tư tưởng, cảm hứng, cho đến hành động vẫn còn xa, xa lắm, nên nói đọc mà không phải là đọc tức là như thế! Còn những loại đến không phân biệt được sách hay, sách dở, sách lăng nhăng, làm xàm, thì không cần phải bàn tới!