sách cũ

老鼠看書
咬文嚼字

hi nhỏ, trong nhà đã có vài chục ngàn đầu sách. Lớn lên chút, mỗi khi không biết đi đâu, thì cứ đạp xe thẳng ra khu sách cũ, đường Trần Huy Liệu và một số điểm quanh chợ Bà Chiểu. Sách cũ thì hên xui, chủ các tiệm đa phần không hiểu biết lắm về sách, nhưng họ biết cuốn nào người ta cần, cuốn nào nhiều người đọc, cứ như thế mà định giá tiền!

Thực ra mà nói, lúc còn tuổi teen, tôi đọc nhiều, nếu không muốn nói là rất nhiều. Nhưng cũng chính vì đọc nhiều như thế nên tôi… “ghét đọc sách”. Người Việt có thói xấu là cái gì cũng muốn tỏ ra ta đây “hiểu biết”, nên cứ thế mà lôi một mớ kiến thức chết ra để “tụng niệm”, xem việc “biết nhiều” là hơn người. Như thế thì cũng chẳng khác gì con mọt sách!

Tôi nói con mọt sách là theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen của nó! Đọc, học với động cơ biết thêm một chút để loè người khác, không hấp thụ được tinh thần gốc của sách vở, thì chẳng khác nào con mọt, cả đời chỉ đăm đăm đục khoét, huỹ hoại bằng hết những tinh thần mà sách muốn truyền tải. Biết nhiều thì đã làm sao, mà không biết thì đã làm sao!?

Cái việc đọc sách, với bản tính tiểu nông thủ cựu, thì chỉ mang tật vào thân. Sách vở nó ám vào người, không học hỏi được điều gì hay ho, chỉ lảm nhảm lải nhải những thứ kiến thức chết chả đâu vào đâu. Nói ngắn gọn thì, tôi không tin những người, ví dụ như: nói thích các sách phiêu lưu mạo hiểm, mà thực sự là… không biết bơi, đơn giản như thế!

Trên nhiều mặt, cách làm của người Việt ngược với thế giới. Người trẻ phải được dạy cách hành động trước, gieo nên tinh thần rộng rãi, khai phá và thực tế, để đến khi có tuổi một chút, đọc thêm một số sách vở để cô đọng, tóm tắt lại những giá trị, thành quả đã xây dựng được! Cũng giống như Âu Dương Phong luyện Cửu âm chân kinh ngược mà thôi!