sếu đầu mùa

Anh là bồ câu trắng,
Bay trên tận trời xanh.
Còn em bồ câu nhỏ,
Nhẹ nhàng bay bên anh.

hứ nhất là giai đoạn tôi lớn lên không có nhiều thứ để đọc, dù không hảo văn học Sô – viết lắm (rập khuôn, giáo điều), nhưng rất thích nhiều khía cạnh của văn học Nga (rộng lớn mà chi tiết), hai thứ ấy không phải là một! Thứ hai là tôi ghét đọc, cho rằng nên đọc càng ít càng tốt, thậm chí nghĩ rằng đọc sách chỉ thêm hại đối với người không biết suy nghĩ thấu đáo.

Cũng giống như được ăn những món sơn hào hải vị mà bị sình bụng, không thể tiêu hoá được, không hấp thu được gì bổ dưỡng cả! Thứ ba là tôi ghét đọc dài, mất thời gian vô ích, nhưng những tiểu thuyết mà tôi thích nhất lại… siêu dài, ví dụ như: Bác sĩ Zhivago, hay Pie đệ nhất, thích đến mức đọc đi đọc lại hàng ngàn trang sách ấy những 5, 7 lần!

Ai đã từng cầm trên tay những tập sách này, sẽ nhận thấy sức nặng của… giấy và của kỷ niệm! Mà này, tôi nói thẳng nhé, nếu đọc sách mà chẳng tích luỹ thêm được tí giá trị gì vào người, không bồi bổ được chút gì về phương châm, lý tưởng sống, không đào thải ra khỏi đầu óc những thứ suy nghĩ vụn vặn, tạp nham, rẻ tiền… thì đọc để làm gì vậy!?

Hay chỉ để làm màu cho thiên hạ thấy!? Thế có phải là phí thời gian, tiền bạc, công sức không, mà cũng chẳng loè được ai đâu! Đấy, như tôi đã nói đấy, thực ra sách vở chả có tốt đẹp gì cả, nó đẩy biết bao con người vào vòng nhảm nhí, vớ vẩn, vào chốn hoang tưởng, huyễn hoặc do tự chính mình tạo ra, vô phương cứu chữa! Bỏ đi cho nó lành!

Nên mới bảo đọc sách không hề dễ tí nào, phải có nội lực thì mới tiếp thu được, không thì chỉ tẩu hoả nhập ma mà thôi. Vì từ tư tưởng, cảm hứng, cho đến hành động vẫn còn xa, xa lắm, nên nói đọc mà không phải là đọc tức là như thế! Còn những loại đến không phân biệt được sách hay, sách dở, sách lăng nhăng, làm xàm, thì không cần phải bàn tới!