phí & giá

ĩ nhiên không nên đổi “học phí” thành “học giá”. Về mặt từ nguyên mà nói: giá (): giá cả, hầu như là quy thành tiền, phí (): khoản hao tổn, không nhất thiết có thể quy thành tiền. Ngày xưa, đi học chữ với thầy, ít khi phải trả bằng tiền, thầy thời xưa thường được đền đáp bằng tiền, gạo và nhiều dạng lễ vật khác, vì nhiều lý do khác nhau. Một mặt, người ta không muốn biến nó thành một giao dịch thương mại thẳng thừng.

Mặt khác, muốn biến nó thành một món nợ ân tình, mà tình nghĩa thì có cách hoàn trả khác biệt. Ngày nay, đi học chữ với thầy, không nhất thiết chỉ cần tiền. Còn phải nói ngon nói ngọt, dẫn thầy đi nhậu, vận động từ hành lang cho tới tận đâu, hao phí rất nhiều công sức! Cho nên nói “phí” nó nặng hơn “giá”, không thể quy thành tiền được. Dù là hiểu theo nghĩa nào, xưa hay nay, thì “phí” nó vẫn khác với “giá”, đâu cần phải đổi!? 😅

xa – thư

讀萬卷書
行萬里路

oàng thành Huế, điện Thái Hoà, ngay bên dưới chiếc biển đề ba chữ “Thái Hoà điện” có khắc một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Văn hiến thiên niên quốc, Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu, Nam phục nhất Đường Ngu. Tạm dịch: Đất nước ngàn năm văn hiến, Cơ đồ “xe và sách” vạn dặm, Từ sau họ Hồng Bàng dựng nước, Trời Nam lại thịnh trị như thời Đường, Ngu. Khái niệm “xa & thư” được sử dụng rất phổ biến trong văn thư chính trị cổ. Nhưng như thế nào là “xa & thư” – “xe và sách”!?

Xe (xa): dĩ nhiên ngày xưa là chiếc xe ngựa, dùng để chờ người, đồ vật, đồng thời cũng là chiếc chiến xa (chariot). Xem phim về thời cổ đại ở cả Đông lẫn Tây, cả ở La Mã lẫn Trung Quốc đều thấy một điểm chung là chiến xa phổ biến hơn chiến mã. Tại sao lại đi dùng một thứ phức tạp là xe ngựa, mà không đơn giản trực tiếp cỡi ngựa!? Có người lý luận một cách hoàn toàn sai lầm rằng văn minh nhân loại đã đi thụt lùi, từ việc sử dụng chiến xa thời cổ đại, sang dùng chiến mã thời trung đại.

Trong việc cỡi ngựa, phát minh quan trọng nhất là cái bàn đạp, đây được xem là một phát minh tuy đơn giản, nhưng làm thay đổi lịch sử nhân loại! Bộ yên cương, có thêm cái bàn đạp mới khiến kỵ sĩ có thể ngồi vững vàng trên lưng ngựa, điều khiển được ngựa một cách khéo léo, và quan trọng nhất là nhờ có cái bàn đạp mới có điểm tựa để sử dụng vũ khí: gươm, đao, thương… và nhất là có thể bắn cung một cách chính xác. Từ khi phát minh ra cái bàn đạp, nhân loại mới bỏ chiến xa mà dùng chiến mã.

Nhưng quay trở lại thời cổ đại, thì chiến xa vẫn phổ biến hơn là chiến mã, đơn giản là vì không có bàn đạp, kỵ sĩ chưa thể ngồi vững trên lưng ngựa. Thời cổ đại ở Trung Quốc, vua một nước nhỏ có thể có một ngàn cỗ xe, vua một nước lớn có thể có đến vạn cỗ xe. Chiến xa là thứ thể hiện sức mạnh và quyền lực của một vương triều. Người ta đánh giá sức mạnh của một vương quốc thông qua số chiến xa mà nước đó sở hữu, cũng giống như bây giờ chúng ta dùng các đại lượng GDP, GNP, etc… vậy.

Lại nó thêm về xe ở Trung Quốc, thời cổ đại, có hàng trăm vương quốc lớn, nhỏ, mỗi nước dùng một loại xe riêng, đóng theo những quy cách riêng: kích thước bánh xe, độ rộng trục bánh xe. Ở các cổng thành, người ta xây các trụ đá nhỏ làm vật cản, khiến cho xe của một nước có thể đi lọt qua cổng thành nước đó, mà qua nước khác lại không thể đi lọt. Việc mỗi quốc gia sử dụng “quy chuẩn” xe khác nhau thực ra là một cách phòng thủ, không cho xe đối phương đi vào nước mình quá dễ dàng.

Sách (thư): nếu như xe có hàng trăm quy chuẩn khác nhau, thì sách vở, chữ viết cũng vậy. Tuy đều là chữ tượng hình, nhưng mỗi nước lại có cách viết khác nhau, ví dụ cùng một chữ “kiếm” nhưng có đến hàng chục cách viết, tuỳ theo quốc gia, vùng miền. Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc mới thống nhất tất cả các quy chuẩn: xe đóng theo cùng một kích cỡ, chữ viết theo cùng một lề thói, tất cả các đơn vị đo lường, các hình thức nghi lễ, áo mũ, âm nhạc cũng được thống nhất.

Cho nên có thể xem: Thư là kiến thức, Xa là kinh nghiệm, Thư là lý thuyết, Xa là thực hành, Thư là trừu tượng, Xa là hiện thực, Thư là tâm hồn, Xa là thể xác, Thư là tinh thần, Xa là vật chất, Thư là sức mạnh mềm, Xa là sức mạnh cứng… “Xa dữ thư – xe và sách” là hai mặt của một đồng xu, hai yếu tố chính yếu nhất để đại diện cho một nền văn minh. Chẳng phải xưa có câu: Độc vạn quyển thư, Hành vạn lý lộ – 讀萬卷書行萬里路 – Sách: đọc ngàn chương, Đường: đi vạn dặm đó sao!?

rừng & rú

ếu tố sống còn với một làng biển miền Trung là cái “rú” (chữ “rú” trong “rừng rú”), là khoảng rừng chắn gió ven biển, rộng thì vài km, hẹp thì chỉ vài trăm mét. Không có cái rú này, gió và cát tràn vào, trồng cây gì chết cây ấy, nuôi con gì chết con ấy, không ai sống được.

Ai đã đi những bước chân trần trên cát những năm tháng tuổi thơ mới hiểu, là hạnh phúc âm thầm khi đi qua những ngôi làng với dãy rú tươi tốt. Đã có thời vì vài bó củi, vì tí quặng titan mà người ta tận diệt khoảng rừng nhỏ này rồi… tự giết luôn mình. Các cụ xưa có câu: rú tan (thì) làng nát!!!

lãng mạn

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng,
Gian nan là nợ anh hùng phải vay!
浪漫

ãng mạn, từ nguyên: lãng () là sóng, mạn () tức tràn đầy, nghĩa gốc của lãng mạn như thế. Không phải ngồi một chỗ, đọc vài câu thơ, hát vài ý nhạc vớ vẩn mà phần lớn trường hợp, còn không tự phân biệt được đâu là loại hay, loại dở, loại tầm tầm, loại nhảm nhí rẻ tiền… (chưa bao giờ các phẩm chất cơ bản con người lại xuống cấp mạt hạng như bây giờ). Lãng mạn tức là… sóng tràn đầy, thế thôi; đâu đó ngoài kia, có một không gian thật… lãng mạn! 😀