dạ lai hương

Đêm thơm không phải từ hoa,
Mà bởi vì ta thiết tha tình yêu thái hòa…

ột bài hát nói thay cho tâm trạng… trong dòng đời mải mê, quay cuồng chảy, cần nhiều những quãng lặng như thế này để tự nghiệm lại chính mình, để vẫn thấy một cõi lòng không cũ kỹ và cằn cỗi: …đời ngon như men say, tình lên phơi phới, đẹp duyên người sống cho người, đời vui như ong bay, ngọt lên cây trái, góp chung mạch sống lâu dài…

Dạ lai hương - Thái Thanh 
Dạ lai hương - Quỳnh Giao 

Những giai điệu tuyệt vời như Kỷ niệmDạ lai hương… những cảm xúc tạm gọi bằng cái tên Tĩnh dạ tư. Về loài hoa Dạ lai hương, không phải là Dạ Lan Hương như vẫn thường được gọi, loài hoa hằng đêm vẫn tỏa hương trước hiên nhà.

thuyền viễn xứ – 2

ột bản nhạc càng hay thì người ta càng tìm cách diễn dịch nó theo nhiều cách khác nhau, một cảm hứng, gợi ý ban đầu cho nhiều trình diễn, chuyển soạn, phát triển… Như bản Thuyền viễn xứ, có không biết bao nhiêu là người trình diễn, tôi đã nghe nhiều, vocal cũng như instrumental, nhưng tiếng đàn bầu dường như vẫn là, một cách tự nhiên nhất, thanh âm phù hợp để truyền tải cái hồn của Thuyền viễn xứ.

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 
Thuyền viễn xứ - Văn Vượng (guitar) 
Thuyền viễn xứ - Phạm Đức Thành (đàn bầu) 
Thuyền viễn xứ - Vũ Trụ, Hồ Đăng Long (piano & violin) 

nhạc sầu tương tư – 2

Mây trôi bơ vơ, mang theo niềm nhớ,
Ánh trăng vàng úa soi bóng hình ai phương trời nào đây…

ài này nghêu ngao hát và thu âm ngay trên cái laptop cùi bắp đã lâu, chất lượng âm thanh rất là í ẹ, nghe cả tiếng ếch kêu quanh nhà, phải dùng Noise Removal tool của Audacity thì mới tạm nghe rõ lời hát (do noise nhiều nên voice cũng bị distort đi một chút). Bây giờ với máy tính và software thì ai cũng có thể làm ca sĩ karaoke được, mix vài cái sound – tracks: vocal và background music, kéo tới kéo lui, cắt dán một chút, apply vài cái effects là thành recording ngay thôi!

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Nhạc sầu tương tư - Quỳnh Giao 
Nhạc sầu tương tư - TKXuyên 

Vốn chẳng bao giờ tự thu âm mình hát nhưng vì rất yêu thích Nhạc sầu tương tư này nên đây là ngoại lệ. Bài này theo tôi rất là Vietnamese – authentic, nét nhạc ngũ cung mang cái fingerprint – “điểm chỉ” Việt Nam mà chỉ cần nghe thoảng qua là biết. Bên trên, từ trái qua phải: thời điểm thu âm tăng dần và chất lượng giọng ca giảm dần 😬.

còn gì nữa đâu

Còn gì nữa đâu, tình chôn đã lâu!
Còn gì nữa đâu, mà phải khóc nhau?

ột thu âm rất mộc và đầy chất fantasy của ca sĩ Kim Tước, Còn gì nữa đâu – Phạm Duy. Lần đầu nghe bản này, tôi thực sự ngạc nhiên khi thấy một ca sĩ nổi tiếng bài bản, trường lớp như Kim Tước lại có thể “fantasy” đến vậy, một thu âm tuyệt vời!

Còn gì nữa đâu - Kim Tước 
Còn gì nữa đâu - Quỳnh Giao 
Còn gì nữa đâu - Piano arrangement – Võ Tá Hân 

Phải nghe version này và phần chuyển soạn cho piano của nhạc sĩ Võ Tá Hân thì mới nhìn rõ cái “dụng ý” và “dáng nhạc” của tác giả, những giọng ca khác dù rất nổi tiếng và tài năng như Khánh Ly, Lệ Thu cũng chỉ có thể… phá hỏng bài này.

dân ca mới

Chiều về, chiều về trên cánh đồng xanh,
Có nàng gánh lúa cho anh ra đi diệt thù, u hù,
Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

ồi ký Phạm Duy có nhắc đến việc xây dựng những sáng tác âm nhạc mới dựa trên dân ca, chính thức thì trong những cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm với các chuyên gia TQ tại chiến khu Việt Bắc (các nhạc sĩ “Bát Nhất” đã rất thành công trong thể loại này), ý tưởng đó đã được nêu ra, và khái niệm “dân ca mới” được đặt tên.

Gánh lúa – Thái Thanh 
Nương chiều – Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh – Mai Hương 

Dĩ nhiên, các nhạc sĩ Tân nhạc đã sáng tác nhiều tác phẩm mang âm hưởng dân ca lâu từ trước, nhưng biến nó thành một trào lưu, một phương pháp thì buồn thay không có mấy người thành công: Phạm Duy, Nguyễn Xuân Khoát… nằm trong số ít những tác giả tạo ra được nhiều tác phẩm thành danh còn lại đến ngày hôm nay. Hồi ký Phạm Duy cũng nêu rõ:

  • Dùng chuyển hệ ngũ cung (metabole) để không giới hạn giai điệu trong một làn điệu dân ca duy nhất.

  • Ca từ chủ đạo vẫn là lục bát, nhưng linh động, thêm thắt để phù hợp nhạc điệu.

Nếu những nguyên tắc sáng tác (bên đây) chỉ đơn giản có vậy, tại sao chỉ có một số ít người làm được? Nó gợi cho tôi nhớ đến những lĩnh vực khác, như IT, nơi có quá nhiều suy nghĩ hình thức và có rất rất ít người được việc! Lý do tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng hiểu. Tôi cá có nhiều người sẵn sàng tỏ ra “hiểu”, “biết” Phạm Duy mà chưa nghe lấy được một chục ca khúc của ông, mà giả sử có nghe đi nữa thì cũng chắc gì đã hiểu? 😬

Đến hôm nay, những ca khúc dạng này được thế giới biết đến như là “Vietnamese folksongs” (như một ví dụ ở đây), kỳ thực chúng là những “dân ca mới”, nghe có vẻ cũ mà không phải cũ, nghe có vẻ là dân ca mà lại không phải dân ca… Chàng về, chàng về nay đã cụt tay, Máu đào đã nhuốm trên thây bao nhiêu quân thù, u hù, Từ ngày chinh chiến mùa Thu…

Rất nhiều những “dân ca mới” của Phạm Duy ghi lại một giai đoạn lịch sử đầy bi thương và hào hùng, những ca khúc đã sống trong lòng bao nhiêu thế hệ: Nhớ người thương binh, Dặn dò, Ru con, Người lính bên tê, Đường ra biên ải, Mười hai lời ru, Mùa đông chiến sĩ, Nhớ người ra đi, Tiếng hát trên sông Lô, Nương chiều, Bao giờ anh lấy được đồn Tây (Quê nghèo), Bà mẹ Gio Linh, Về miền Trung, Gánh lúa

áng mây chiều


iếp tục cái mood serenata… mỗi khi nghe lại nhạc cũ mà có cái cảm giác “exotic” là tôi lại thấy bực mình, một cái bực mình thú vị, lại tìm thấy cái gì đó mới trong những thứ ngỡ đã biết rồi. Ca khúc Áng mây chiều, giọng ca Quỳnh Giao, tác giả không ai khác hơn chính là step – father của cô, nhạc sĩ Dương Thiệu Tước.

Áng mây chiều – Quỳnh Giao 

NS Dương Thiệu Tước khi viết nhạc thất cung thì nhạc ông “rất Tây”, khi viết nhạc ngũ cung thì lại “rất Ta”, nên không có gì lạ khi nghe lại nhạc ông, đôi khi lại cảm thấy “exotic”, vì ông vừa “Tây hơn” vừa “Ta hơn” chúng ta!

Về ca sĩ Quỳnh Giao: cũng từ cái lò ban nhạc Tiếng Tơ Đồng với Mai Hương và Kim Tước, cùng dưới sự dẫn dắt của nhạc sĩ Hoàng Trọng, cũng một trường phái ca hát, một chất giọng bắt đầu từ Thái Thanh. Sau này ở hải ngoại, Mai Hương, Kim Tước và Quỳnh Giao tái lập Tiếng Tơ Đồng như là một biểu tượng.

Exotic tiếng Anh có nghĩa là “đẹp một cách kỳ lạ”! 😀

thuyền viễn xứ – 1



ột bài khá “đơn giản” của nhạc sĩ Phạm Duy mà đã nhiều năm không tìm được đúng tâm trạng để hát. Càng “đơn giản” càng không thể bừa bãi được, phải kén chọn không gian, thời gian, tâm trạng chút. Và cũng tự biết rằng phải nhiều nhiều năm nữa mới có được tâm trạng để hát bài này, dĩ nhiên sẽ trong một khung cảnh hoàn toàn khác… Đây có lẽ là một bản thu âm live giọng ca Thái Thanh, nên nghe thật và gần gũi, một loại gần gũi… “trên trời”. Nguyên phổ thơ Huyền Chi:

Thuyền viễn xứ - Thái Thanh 
Thuyền viễn xứ - Quỳnh Giao 

Thuyền viễn xứ – Huyền Chi

Lên khơi sương khói một chiều,
Thùy dương rũ bóng tiêu điều ven sông.
Lơ thơ rớt nhẹ men lòng,
Mây trời pha ráng lụa hồng giăng ngang.
Có thuyền viễn xứ Đà giang,
Một lần giạt bến qua ngàn lau thưa.
Hò ơi tiếng hát ngàn xưa,
Ngân lên trong một chiều mưa xứ người.
Đường về cố lý xa xôi,
Nhịp sầu lỡ bước tiếng đời hoang mang.
Sau mùa mưa gió phũ phàng,
Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa.
Lệ nhòa như nước sông Đà,
Mái đầu sương tuyết lòng già mong con.
Chiều nay trời nhẹ xuống hồn,
Bao nhiêu sương khói chập chờn lên khơi.
Hai bờ sông cách biệt rồi,
Tần Yên đã nổi bốn trời đao binh.
Ngàn câu hát buổi quân hành,
Dặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưa.
Biết bao thương nhớ cho vừa,
Gửi về phương ấy mịt mờ quê hương.
Chiều nay trên bến muôn phương,
Có thuyền viễn xứ lên đường lại đi.

nhạc sầu tương tư

ần đầu nghe Nhạc sầu tương tư do Khánh Ly hát, thú thật không có ấn tượng gì. Nhờ bản khí nhạc Nguyễn Đình Nghĩa mà tôi nhận ra dáng nhạc trung du Bắc bộ rất đặc biệt trong ca khúc này. Mê điệu nhạc từ đó, nhưng phải do những ca sĩ nhất định trình bày, như Hà Thanh hay Thái Thanh. Gần đây thấy có Lam Trường, Quỳnh Hoa hát lại bài này, nghe rồi tự hỏi không biết họ có hiểu hay cảm được dáng nhạc ấy không!? 😀

Nhạc sầu tương tư - Hà Thanh 
Người về miền xuôi - Thái Thanh 

Hôm nay tình cờ nghe lại trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy, phần 1: Từ miền Bắc, đến đoạn 4: Người về miền xuôi, nhận ra ngay dáng nhạc của Nhạc sầu tương tư. Hai cái melody rất giống nhau, không biết là ai học ai, nhưng có lẽ cả hai nhạc sĩ đều học từ điệu hát lượn của các dân tộc Tày, Nùng, vùng trung du, thượng du Bắc bộ.

Cùng một dáng nhạc, cách xử lý của nhạc sĩ Hoàng Trọng đậm đặc, nguyên bản và tình cảm hơn, cách phát triển của nhạc sĩ Phạm Duy sáng tạo hơn, nhất là đoạn chuyển từ dân ca thượng du sang dân ca đồng bằng Bắc bộ, để vẽ ra cái cảnh Người về miền xuôi bằng âm nhạc! Các bạn hãy thử nghe cả hai khúc nhạc trên đây để xem chúng giống và khác nhau thế nào!

xuân và tuổi trẻ


hế là đã qua một năm mới, đã bước qua cái tuổi mà Khổng Tử gọi là “tam thập nhi lập”. 30 ta đã gọi là già chưa nhỉ? Chưa đâu, mình còn trẻ lắm. Vẫn còn nhiều cảm hứng khi nghe được một khúc ca hay, vẫn xao xuyến ngây ngô trước các cô gái đẹp! Chừng nào vẫn còn thấy Ánh Tuyết hát dở tức là mình chưa già! 😀 NS Văn Cao từng khóc khi nghe Ánh Tuyết hát, nhưng đấy là vì suốt mấy chục năm XHCN ở miền Bắc, người ta chỉ toàn hát “nhạc đỏ” mà quên đi, không biết cách hát một bản nhạc ngũ cung Việt Nam cho ra hồn. Ánh Tuyết theo tôi có chất giọng rất tốt, cảm được cái hồn của nhạc ngũ cung nhưng đôi chỗ vẫn còn xử lý vụng về chưa đạt. Nói thì nói vậy, bài Xuân và tuổi trẻ này Ánh Tuyết trình bày thật tuyệt, với bài này ca sĩ mới thể hiện được hết chất giọng soprano của mình.

Xuân và tuổi trẻ - Thái Thanh 
Xuân và tuổi trẻ - Ánh Tuyết 
Xuân và tuổi trẻ - Quỳnh Giao 

青年与青春 - Thanh niên dữ thanh xuân 
作曲:罗允正 作词:叶传华 歌手:张贴由

Trong một post trước của mình, tôi đã có đề cập đến tác giả La Hối của ca khúc Printemps et Jeunesse này. Trong post đó, tôi có ý muốn tìm bản lời tiếng Hoa của ca khúc, mặc dù đã được nghe trên TV, đến nay vẫn chưa thể tìm ra (xin xem phần update dưới đây). Về phần lời tiếng Việt mà chúng ta hiện đang hát: năm 1946, nhà thơ – đạo diễn Thế Lữ cùng đoàn ca múa nhạc Anh Vũ đến biểu diễn nghệ thuật tại Hội An đã hết sức yêu mến giai điệu Xuân và tuổi trẻ… Thế Lữ đã xin phép gia đình người cố nhạc sĩ viết lời cho nhạc phẩm nói trên. Sau đó, Nguyễn Xuân Khoát phối nhạc, Văn Chung soạn múa… nhóm hát Nguyễn Hữu Thiết, Tố Nga, Duy Liễu…

Update, Jan 4th, 2009

Sau một thời gian tìm kiếm, tôi đã có được kết quả như mong muốn. Đầu tiên là qua blog Nguyễn Nga mà tôi biết được tên bài hát trong tiếng Hoa là 青年与青春 (Thanh niên dữ thanh xuân). Tìm kiếm tựa đề tiếng Hoa này, tôi tìm được đến blog TyHongAu. Đây hầu như là địa chỉ duy nhất trên web có đề cập đến phần lời Hoa bài hát (ngay cả baidu.com cũng không tìm thấy trang này). Điều rất thú vị là chủ nhân blog là một ông già 99 tuổi, tên là 张贴由 (Trương Thiếp Do), người Việt gốc Hoa, định cư tại Canada. Cũng tại blog này, tôi tìm được 2 tư liệu quý giá: một là file mp3 chủ nhân blog (xin các bạn nhớ cho là đã 99 tuổi!) tự đàn guitar và hát bài này, hai là bản scan tờ nhạc với phần lời tiếng Hoa (nhấn vào ảnh bên để xem phiên bản phóng to). Mời các bạn nghe Xuân và tuổi trẻ của tác giả La Hối – La Doãn Chánh tiên sanh qua phần trình bày của “lão sư phụ” Trương Thiếp Do!

thiên thai

Anh Ngọc (đứng giữa) và ban nhạc Tiếng Tơ Đồng trình bày ca khúc Thiên Thai.

in giới thiệu đến các bạn một bản thu âm hiếm, ca khúc Thiên Thai của nhạc sĩ Văn Cao. Tham gia trình bày ca khúc này có nhiều nghệ sĩ tài danh: Anh Ngọc (giọng nam chính), Thái Thanh (hát bè nữ chính) và những thành viên của ban nhạc Tiếng Tơ Đồng vang bóng một thời: Mai Hương, Kim Tước, Quỳnh Giao, Hà Thanh, Bạch La, Hoàng Oanh…

Tuy chất lượng âm thanh không thật tốt (do thời gian và do cả kỹ thuật studio lúc bấy giờ), nhưng bản thu âm này thể hiện một trình độ hợp xướng điêu luyện: “tiếng hát trượng phu” Anh Ngọc với phần hát bè nữ (gồm toàn những ngôi sao) phong phú, biến hóa. Và cả phần hòa âm tài ba do chính nhạc sĩ Hoàng Trọng thực hiện.

Thiên Thai - ban Tiếng tơ đồng 

Nếu bỏ qua những yếu tố kỹ thuật, mà chỉ tập trung vào “dáng nhạc”, các bạn sẽ nhận thấy một điều: trình độ thẩm âm, khả năng sáng tạo của lớp nhạc sĩ trước thật tuyệt vời. Chỉ vì thiếu hiểu biết nên một số người bây giờ mới đánh đồng nhạc này với những loại nhạc của Chế Linh – lính chê, Chế Thanh – thánh chê 😀… dưới cái tên nhạc vàng.

Phải chăng âm nhạc đương đại của chúng ta, dù có rất nhiều điều mới, vẫn yếu kém ở những điểm cốt yếu nhất!? Thật là điều đáng buồn về khả năng thẩm âm khi mà những nhạc sĩ, nhạc công nhạc cổ truyền bây giờ (như Nhã nhạc, Ca trù…) đã và đang chơi nhạc ngũ cung với tai nhạc thất cung, không những không hiểu được những tinh túy của âm nhạc ngũ cung và phát triển được cái vốn mình có, mà còn làm nó mai một thêm.