văn(g) học

Một số tựa sách tôi thích đọc khi nhỏ… Điều đáng lưu ý là bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng của thế giới, cả Đông và Tây được dịch sang tiếng Việt, tình hình “văn học” những năm bao cấp và sau đó cũng đầy dẫy những loại tiểu thuyết ba xu rẻ tiền, ái tình sướt mướt, chẳng khác loại “ngôn tình” bây giờ là mấy… tất cả tạo nên một đống vàng thau lẫn lộn!

Một số người tự nhận là “đọc nhiều hiểu rộng”, một cách “hồn nhiên mặc định”, liệt kê tất cả loại rẻ tiền ấy với văn học chân chính, xem chúng như nhau, thật là… đáng ngạc nhiên chưa!? Điều tôi không hiểu là họ có thật sự đọc và hiểu chúng hay không, cái gì đã tạo nên tình trạng “thực bất tri kỳ vị” một cách hàm hồ, sơ đẳng và mông muội như thế!?

Điều này cũng tương tự như âm nhạc miền Nam những năm 60, thời quân đội Mỹ đồn trú tại Việt Nam, bên cạnh những tinh hoa nhạc Việt, là cơ man không biết bao nhiêu là loại nhạc hộp đêm, nhà thổ, đĩ điếm, lưu manh cặn bã khác. Và cũng không có gì ngạc nhiên nếu giờ đây, một số người nhận định về âm nhạc Việt, lại xem chúng không có gì khác nhau cả!

Về nguyên nhân, một phần là do nhà cầm quyền, dù cho là ở dưới thể chế chính trị nào cũng thế, cũng nhận ra một điều là, xã hội luôn bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần cần có những loại “thuốc” khác nhau. Một phần là do người làm xuất bản văn hoá vô tình hay cố ý (mà tôi nghĩ cố tình là phần chính) đánh đồng chúng như nhau.

Không khó để nhìn ra những dụng ý của giới show – biz, giới xuất bản, vì lợi nhuận, hay vì các mục đích chính trị xã hội khác, cố tình lập lờ, đánh tráo khái niệm, làm hỗn loạn tình hình đối với đa số dân đen thiếu hiểu biết (sẽ đề cập chi tiết trong một post khác). Ngày xưa hay bây giờ thì cũng như thế, CS hay QG thì cũng như thế, chưa có gì thay đổi cả!

Văn hoá, văn học Việt Nam chưa bao giờ thoát ra được tình trạng một nồi lẩu thập cẩm, vàng thau lẫn lộn, xưa đã thế, nay càng thế! Nên tất cả những gì chúng ta “biết”, hãy đặt một chữ: xét lại, xem xét kỹ càng thì mới nhận chân được đâu là giá trị đích thực. Nguyên nhân gốc không nằm ở lịch sử, chính quyền, chính trị… nó nằm trong bản chất, cá tính người Việt!

Và ngay trong cách tiếp cận văn học đích thực, cũng có rất nhiều vấn đề không thoả đáng, như đã gián tiếp đề cập đến trong một post trước, nhưng đó là một chủ đề khác sẽ được trình bày kỹ sau. Một thời không internet, không điện thoại, thậm chí có lúc còn không có điện, cần mẫn bút lông với mực Tàu ngồi tự học chữ Hán và chép thơ Đường.

Cái sự học trong chỗ khó khăn thực ra mới hiệu quả, như việc đếm nét và tra một chữ Hán với từ điển giấy rất mất thời gian, không tiện lợi như tra cứu máy tính như bây giờ. Công nghệ chỉ làm người ta lười biếng đi! Một thời nghiền ngẫm những tựa sách này, nhất là Thơ Đường (2 tập) và Hán Việt từ điển, đăng hình chúng ở đây như cách gợi lại kỷ niệm.

sếu đầu mùa

Anh là bồ câu trắng,
Bay trên tận trời xanh.
Còn em bồ câu nhỏ,
Nhẹ nhàng bay bên anh.

Thứ nhất là giai đoạn tôi lớn lên không có nhiều thứ để đọc, dù không hảo văn học Sô – viết lắm (rập khuôn, giáo điều), nhưng rất thích nhiều khía cạnh của văn học Nga (rộng lớn mà chi tiết), hai thứ ấy không phải là một! Thứ hai là tôi ghét đọc, cho rằng nên đọc càng ít càng tốt, thậm chí nghĩ rằng đọc sách chỉ thêm hại đối với người không biết suy nghĩ thấu đáo.

Cũng giống như được ăn những món sơn hào hải vị mà bị sình bụng, không thể tiêu hoá được, không hấp thu được gì bổ dưỡng cả! Thứ ba là tôi ghét đọc dài, mất thời gian vô ích, nhưng những tiểu thuyết mà tôi thích nhất lại… siêu dài, ví dụ như: Bác sĩ Zhivago, hay Pie đệ nhất, thích đến mức đọc đi đọc lại hàng ngàn trang sách ấy những 5, 7 lần!

Ai đã từng cầm trên tay những tập sách này, sẽ nhận thấy sức nặng của… giấy và của kỷ niệm! Mà này, tôi nói thẳng nhé, nếu đọc sách mà chẳng tích luỹ thêm được tí giá trị gì vào người, không bồi bổ được chút gì về phương châm, lý tưởng sống, không đào thải ra khỏi đầu óc những thứ suy nghĩ vụn vặn, tạp nham, rẻ tiền… thì đọc để làm gì vậy!?

Hay chỉ để làm màu cho thiên hạ thấy!? Thế có phải là phí thời gian, tiền bạc, công sức không, mà cũng chẳng loè được ai đâu! Đấy, như tôi đã nói đấy, thực ra sách vở chả có tốt đẹp gì cả, nó đẩy biết bao con người vào vòng nhảm nhí, vớ vẩn, vào chốn hoang tưởng, huyễn hoặc do tự chính mình tạo ra, vô phương cứu chữa! Bỏ đi cho nó lành!

Nên mới bảo đọc sách không hề dễ tí nào, phải có nội lực thì mới tiếp thu được, không thì chỉ tẩu hoả nhập ma mà thôi. Vì từ tư tưởng, cảm hứng, cho đến hành động vẫn còn xa, xa lắm, nên nói đọc mà không phải là đọc tức là như thế! Còn những loại đến không phân biệt được sách hay, sách dở, sách lăng nhăng, làm xàm, thì không cần phải bàn tới!

semper idem

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan…

Một tựa đề quen quen thoáng hiện trên mặt báo, nghĩ mãi mà không nhớ ra, đành phải nhờ đến Mr. Google… Chỉ một phút, cả một trời ký ức hiện về, một tựa sách phiêu lưu viễn tưởng của Jules Verne từng thích thú thời còn bé tí: L’épave du Cynthia, tựa tiếng Anh: The waif of the Cynthia, tựa tiếng Việt: Chú bé thoát nạn đắm tàu. Thế là bỏ ra một nửa buổi tối ngồi đọc lại, từng câu chữ, từng đoạn văn lũ lượt kéo về trong trí nhớ, gần 30 năm mà tưởng đâu như mới ngày hôm qua.

Không khó cho một trí óc trưởng thành để phát hiện ra những chi tiết không logic, thiếu hợp lý và mạch lạc trong bố cục toàn bộ câu chuyện, và sau một hồi đọc lại, nhận ra truyện không hấp dẫn như những tác phẩm khác như: Đi tìm thuyền trưởng Grant, Bí mật đảo Lincoln, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Từ trái đất đến mặt trăng, Cuộc du hành vào lòng đất etc… của cùng một tác giả. Và từ lúc nhỏ, dù rất thích các tác phẩm của Jules Verne nhưng không thực sự là đến độ mê mệt.

Truyện tôi thích nhất của Jules Vernes có lẽ là Bí mật đảo Lincoln. Từ góc độ khoa học, truyện rất hay vì nó dạy cho học sinh cấp 2, 3 những vấn đề thực tế: làm sao để chế tạo xà phòng từ chất béo (như dầu dừa), làm sao kiểm soát hàm lượng carbon khi luyện quặng sắt thành thép, những bài toán lượng giác dùng trong đo đạc, định vị, etc… (tất cả những điều nêu trên đều có trong chương trình PTTH VN), nhưng dưới các hình thức sống động thay vì chỉ lảm nhảm những kiến thức chết như trong SGK.

Những câu chuyện của ông là sự xen lẫn của hai yếu tố: phiêu lưu và viễn tưởng. Nhưng thực sự tôi không thích viễn tưởng cho lắm, một con tàu phải có những cột buồm có thể trèo lên được, biển và mồ hôi phải có vị mặn, chèo thuyền trên những quãng đường dài thực sự là rất vất vả, gian nan… Chỉ thích những phiêu lưu có thật, cảm nhận hơi thở chân thật của cuộc sống, của sóng gió tự nhiên… Nó phải có gì giống như Moby Dick, một sự lãng mạn khắc kỷ mang màu sắc Puritan – Thanh giáo.

Semper Idem: câu châm ngôn (motto) tiếng Latin của nhân vật chính Erik, của gia đình Durrieu trong truyện, với nghĩa: trước sau như một.

Vẫn là một sự đáng tiếc thường thấy khi các thuật ngữ hằng hải, địa lý trong nguyên bản được dịch không chính xác hay không đầy đủ. Hơn nữa, bản dịch tiếng Việt (hầu như chắc chắn là được dịch lần 2 qua một bản tiếng Nga) đã lược bỏ nhiều tình tiết, làm giảm tính hấp dẫn của nguyên tác.

Lẽ dễ hiểu vì lối hành văn với rất nhiều chi tiết, nhiều cách diễn đạt tinh tế, nhiều logic phức tạp đan xen vào nhau thường nằm ngoài khả năng tiêu hoá cũng như khẩu vị của đa số độc giả Việt, những người thường chỉ muốn một cốt truyện ngắn gọn đơn giản có thể lĩnh hội chóng vánh!

boating books

Some very worth reading books on boating. Some are very well – known novels that I’ve read already (a few of them in multiple times), some are new documents that I’m reading or plan to. According to my categorization, they fall into the following 3 groups: Fiction, purely imaginary, although not real, they’re highly inspirational, Non – fiction, real accounts of real peoples and their adventures, Technical, the fundamental details that help building those archivements. My 3 simplified, consecutive steps of a self – actualization process… All these books are available in public domain, I collected and compiled into PDF format, click on each titles to download.

FICTION

NON – FICTION

TECHNICAL

essai sur la construction navale des peuples extra – européens

The first 2 images: a rowing boat and a sail, fishing boat of Touranne, Cochinchine, which is today Đà Nẵng, Việt Nam.

Some time ago, I posted several entries about The Junk Blue Book. What’s a small world of the internet that lately, I had my honor to be contacted by Capt. Robert Whitehurst, the collector, editor who made the original, rare book written by Capt. Marion C. Dalby available for us as a free ebook today. Mr. Whitehurst is kind enough to correct a mistake in my postings, and sent me various documents that he’ve spent times and efforts to collect and digitalize them. I would say a thousand thanks to him, an old captain who spent his younger years on the Mekong delta’s rivers, who loves Vietnamese boats, who has closed – relations with Vietnam in many ways.

Among the documents Capt. Whitehurst sent me was this invaluable copy of Essai sur la construction navale des peuples extra – Européens, (literally translated into English as: Essay on naval construction of peoples outside of Europe), a tremendously amazing work by French’s admiral François – Edmond Pâris, published in Paris in 1841. The work consists of two volumes, 160 pages in textual volume I, and 132 illustrations in graphical volume II, introducing boats and boat constructions from various parts of the world. I’ve just started my reading, but can’t suppress my eagerness to made some excerpts here to show the extremely beautiful illustrations below.

voiliers d’indochine – 3

Some texts quoted from the book, the English translation can only partially convey this old, romantic French writing style: if there is one region in the world where the picturesque ancient sailboat has sheltered and prevailed in its multiple facets, it is on the coasts of Indochina. A vast array of colours, the old scent of wood from the past… Nautical Indochina shows contrast especially in its fishing boats: each province has its own type of boat, all shapes of hulls, all the varieties of sails do their utmost to give us an image constantly renewed of maritime culture too regrettably ignored by the French and the Indochinese themselves. Very few are those who attempted to preserve their images, to describe their shapes, to speak of their poetry!

voiliers d’indochine – 2

Mr. Piétri was a biologist, and a biologist in the old days was trained in pen, ink anatomical drawing. His skill came into great uses for boats illustration. His writing style is that of a romantic, nostalgic, old – school sailor, he was describing something that would soon pass away in Indochina, as it already had in the Western world: large fleet of sailboats in their daily activities: fishing, cargo transporting… He provided various information into a beautiful world that has now gone, even today we still can find wood – workers who possess the knowledge of building traditional hulls in VN (the number of them can be counted with fingers on your hands), some in – depth details like blocks, tackles, shackles, lines, sails, rigging… can only be found in his book.

voiliers d’indochine – 1

Monsieur Piétri was Director of Fisheries of Colonial French Indochina (Vietnamese: Giám đốc nha ngư nghiệp Đông Dương), his career may had taken him to many watery parts of Vietnam, but only his passion for boat and sailing that resulted in Voiliers d’Indochine (Sailboats of Indochina), a book he’d spent many years working on, in the 30s the previous century, first published in Saigon, 1943, two decades ahead of The Junk Blue Book. I was reading it through an English translation of The Vietnam wooden boat Foundation, and its foreword: dedicate to Mr. J B Pietri in recognition of his passion to accurately record the creativity and ingenuity of the Vietnamese people in the building of unique wooden boats…

the junk blue book – 3

the Junk Blue Book – Marion C. Dalby, by its mission definition, is to provide knowledge to help identifying various Vietnamese indigenous boats, a military technical manual to be precise, not a book about boat design and construction. However it’s among the very rare well – written and fully – illustrated documents available today for us to know how, just half a century ago, our ancestors were operating sailing crafts. As in most of the world the working Vietnamese seamen had little interest in chronicling their environment, or perhaps they had no idea that such everyday life would be of interest to anyone… VN people is, as always, extremely easy to forget the past, and we’re today placed at a fait accompli of a now vanished culture!

Around mid 20th century, the Age of Sail has been long over in the Western world, while in Indochina, sailing crafts were widely used still, and Westerners came to VN seeing them from a “recreational sport” point of view. Many of whom were surprised by the diversity in boat designs and constructions, some were astonished by unique features that only VN boats have, some admired the beauty and performance characteristics of certain VN sailing crafts. One such person is J.B. Piétri and his book Voiliers d’Indochine (Sailboats of Indochina). A marvellous book, no photographs, but all beautiful hand – drawn sketches, not only do they clearly show technical details, but also illustrate the other artistic side of the subject. To be presented in my up – coming posts!

the junk blue book – 2

M ore pictures from The Junk Blue Book – Marion C. Dalby, more about cargo boats (the previous post presents mainly fishing boats). First image in the series: a typical ghe bầu, the main “work – horse” of Southern people in the old days, ancestor of cargo boats usually seen in the Mekong delta nowadays (though the hull shape has changed significantly with introduction of combustion engine, I suppose). At the time of The Junk Blue Book, boats of this type were usually found around 100 ton in displacement, though in previous centuries, they were often constructed bigger at a few hundreds ton to be used for both trading and naval purposes. Ghe bầu composed the ‘spiral – cord’ of Vietnamese landlords’ navies in feudal time.

According to records of Western missionaries, adventurers, soldier – of – fortunes… who worked in Vietnam in the late 18th century, the Nguyễn and Tây Sơn lords’ navies both had a few 70 – guns mans – of – war, built and equipped to Western designs, but the majority is of ghe bầu type, with 20 ~ 60 guns mounted, capable of transporting upto 700 troops. Though these facts are likely, they’re still vague descriptions, there’s a lack of details and evidences. 50 – guns warship is a very strong frigate indeed, could be classified as 4th – rate ship – of – the – line, par the Royal Navy rating system, and should have the displacement at least at 1,000 (metric) tons, a question mark whether Vietnamese traditional boat building at the time was having such a capability.