Bernoulli’s principle – 2

rên không gian mạng, thấy có nhiều vị Tiến sư, Giáo sĩ, bằng cấp học hành ghê gớm, mà không thể hiểu được những công thức, nội dung toán/lý đơn giản! Em đang nói về nguyên lý Bernoulli, nguyên lý chi phối cánh buồm, cánh máy bay! Nói tới nói lui, 2, 3 năm thời gian suy nghĩ thì rút cuộc vẫn chưa thông, mà em e là trí năng như thế, chưa thể thông sớm được!

Con “tàu lượn dưới nước” Trung Quốc “海翼 – Hải Dực – cánh biển – SeaWing” này có thể đi xa hơn 10000 (mười ngàn) km, chỉ lượn lờ chậm rãi, không nhanh nhưng đi rất xa, rất thích hợp làm công cụ do thám! Mà kích thước chỉ bé như thế thôi, làm sao dự trữ lượng lớn năng lượng để làm những hành trình dài như thế!? Bác nào giải thích được thì mới gọi là hiểu nguyên lý Bernoulli!

sail away

au WW2, ở Tây Âu, Anh, Mỹ xuất hiện những trào lưu hoài cổ, archaic, những con người dong buồm ra khơi, xa lánh xã hội, tại sao lại như thế? Họ lớn lên trong dịch cúm Tây Ban Nha giết chết gần 50 triệu người, rồi sống sót, trưởng thành qua thế chiến thứ 2, giết thêm gần 80 triệu người nữa. Họ hiểu rõ bản chất mong manh của con người cũng như sự giả tạo của văn minh xã hội! Thế là họ… sail-away, chỉ có chúng ta giờ đây, đọc lịch sử nhiều đấy, nhưng vẫn chưa rút ra được bài học gì đáng kể…. 😢

thệ hải minh sơn

Đàn anh đã cho tôi trời xanh bao ước mơ tuổi thơ,
Đàn anh đã cho tôi dòng sông mang cánh buồm khát vọng…
Mặt trời bé con - Trần Tiến 

acebook nhắc ngày này mấy năm trước… Nhiều lần xem phim, thấy cảnh trai & gái ngồi tự tình, đối diện biển xanh bao la, cảnh quan diễm lệ, tôi muốn kêu lên: 你门都傻了吧? – Nhĩ môn đô soạ liễu ba?

Chúng mày khùng hết rồi hả? Còn không mau nhảy xuống biển, hoà mình vào cái không gian rộng lớn đó, còn ngồi đó mà ngôn tình cái gì, 誓海盟山 – thệ hải minh sơn – thề non hẹn biển, toàn nói ba lơn!!! 😀😅

Sven Yrvind

gười phát minh ra cái Bris Sextant, 81 tuổi, đang ở ngày thứ 78 xuyên Đại tây dương, “trong” cái “yellow submarine” – “tàu ngầm màu vàng”, kích thước 5.8×1.2m. Sven Yrvind bị chứng dyslexia, hội chứng khiến ông viết/đọc rất khó khăn, thế rồi dẫn đến vô số rắc rối khi hoà nhập xã hội.

Con người đọc/viết khó khăn, những kỹ năng rất cơ bản, 50 năm sau, có vô số phát minh và xuất bản 5 cuốn sách, lần nữa khẳng định “thông minh” đôi khi chẳng liên quan đến ngôn ngữ, và những người có chút kỹ năng “xào xáo ngôn từ” chẳng qua là tự họ cho rằng mình “thông minh” mà thôi! 😀

bris

hiều người sẽ thấy khó hiểu, có chiếc kayak thôi sao lại phức tạp đến thế!? Nhưng kayaking dần biến thành 1 thú chơi với vô số “micro optimization” – tối ưu hoá li ti. Vì nó là như thế mà, để làm ra “tow-line”, dây “lai dắt” cứu kéo 1 chiếc kayak bị nạn, có hẳn nhóm “nghiên cứu” làm việc này, nhiều năm thử nghiệm mới đi đến thiết kế tối ưu. Hay như hệ thống dây nâng/hạ bánh lái trong hình, phải làm 2, 3 lần mới tìm ra cách tốt nhất.

Ý tưởng về “dự án” kế tiếp, chế tạo Bris Sextant – “kính lục phân” kiểu Bris, là thiết bị đo góc siêu nhỏ, kích thước 2x3cm, không có bộ phận chuyển động nào (no moving part), nhưng về căn bản thay thế được kính lục phân truyền thống. Đã tìm hiểu sơ về nguyên tắc thiết kế, cực kỳ đơn giản, chỉ có 3 miếng kính ghép lại với nhau, có thể làm từ lam kính hiển vi, quan trọng là không cần đến “cơ khí chính xác” như các dụng cụ quang học khác!

jack london

ài viết rất hay, cũng cấp nhiều dữ liệu lịch sử để cho chúng ta hiểu biết đúng hơn về Jack London, tác giả của những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn đã quá nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Sói biển, Gót sắt, Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, etc… Vâng, nếu chỉ đọc sách của ông thôi thì chúng ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra rằng Jack London là một con sói biển thật sự, ông ta dường như đến từ một thế giới hải hành xa xưa, kỳ bí nào đó, với tất cả những kinh nghiệm sống khôn ngoan, dầy dặn của nó. Sự thật… hoàn toàn không phải như thế!

Sự thật, Jack London sau khi đã viết khá nhiều tựa sách mới bắt đầu đi biển như một tay mơ. Ông ta đọc cuốn “Du hành một mình vòng quanh thế giới” của Joshua Slocum, nhảy xuống thuyền với một đống sách hàng hải, vừa đi vừa học cách sử dụng kính lục phân! Giữa một cơn bão biển, Jack London gãi đầu gãi tại, tại sao động tác “heave-to”, dằng thuyền bằng 2 lá buồm ngược nhau, lại không hoạt động giống như trong sách mô tả. Sự thật là Jack London là một tay mơ đúng nghĩa, dong thuyền từ San Francisco đi Hawaii, tới đích rồi mà vẫn không hiểu vì sao còn sống! 🙂

con đường tây bắc

ức tranh tựa đề: Con đường Tây Bắc – The northwest passage, người thuỷ thủ già, mệt mỏi, ngồi nghe con gái đọc lại Nhật ký hải hành. Bức tranh thể hiện một tham vọng dai dẳng, nhiều thế hệ liên tiếp tìm cách khai phá con đường Tây Bắc, biết bao nhiêu người đã chết, nhưng vẫn tiếp tục gieo ý chí, hy vọng cho thế hệ sau!

the northwest passage

on đường Tây Bắc (the Northwest passage) là một ám ảnh của giới hàng hải suốt 300 năm qua. Nhiều chuyến thám hiểm đã tìm cách vượt qua vùng nước băng giá này, tìm ra lối đi ngắn hơn giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, rất nhiều người đã chết, rất ít người thành công! Lần đầu tiên biết về Con đường Tây Bắc này khi còn nhỏ, chính là nhờ đọc truyện Chú bé thoát nạn đắm tàu của Jules Verne, có một chi tiết thú vị gần cuối truyện…

Khi con tàu Albatross chìm và Eric sống sót qua cơn bão nhờ chèo trên một chiếc xuồng kayak (Jules Verne đúng là có quá nhiều kiến thức thực tế về hàng hải và những điều liên quan). STS Sedov nguyên là một con tàu buồm chở hàng của Đức, đóng năm 1921, sau chiến tranh thế giới 2 chuyển sở hữu thành của Liên Xô như là chiến lợi phẩm, bây giờ vẫn tiếp tục là con tàu huấn luyện của các trường đại học Nga. Đến nay con tàu đã được 99 tuổi, và vẫn chạy tốt! 😮

regatta

iải đua thuyền buồm trên sông Bến Hải, 1973, không hẳn là đua, kiểu giờ gọi là một “regatta”. Việt Nam là cái giống bị chứng amnesia, quên quá khứ, quên lịch sử trong nháy mắt, mới 40, 50 năm là đã nhìn thuyền buồm giống như thứ xa lạ, từ nơi khác đến chứ VN không có! Có những giai đoạn Mỹ chặn phá, đeo bám ác liệt, các đội tàu không số không đi được.

Vì chúng to, vỏ sắt, dễ bị phát hiện bằng radar! Thay vào đó, miền Bắc duy trì cả “hạm đội” hơn một ngàn chiếc ghe buồm vỏ gỗ, tải trọng dưới 10 tấn, tuy điều kiện thời đó không đi quá xa được nhưng cũng loanh quanh 500 ~ 700 km tiếp tế cho bên kia sông Bến Hải, vào đến tận Quảng Ngãi, Bình Định… Ấy mà giờ đây con cháu không còn nhớ gì! 😢

guaras

ột thành viên VTSA đang thử nghiệm kỷ thuật “lái chọt” – Guaras, cầm cái mái chèo “chọt lung tung” 😅 để đổi hướng đi của thuyền buồm. Một kỷ thuật rất hữu ích có thể dùng khi thuyền bị hỏng bánh lái, cách này khiến thuyền thay đổi CLR – Center of Lateral Resistance và đổi hướng đi. Chỉ cần thuộc 3 nguyên tắc:

1. luôn luôn “chọt” phía bên mạn dưới gió (leeward).

2. “chọt” phía mũi khiến thuyền đi gần gió hơn (tack).

3. “chọt” phía đuôi khiến thuyền đi xa gió hơn (jibe).