bùa chú

ói chuyện lồng tiếng phim Hồng Kông ở bên hông Chợ Lớn, từ hồi còn nhỏ xíu, hễ mà nghe lồng tiếng kiểu đó là tôi tắt TV không xem. Xin nói rõ là tôi không có ác cảm gì với người Hoa Chợ Lớn, ngược lại còn thích họ rất nhiều! Nhưng mà lồng tiếng như vậy là không xem, không nghe, có hai lý do: thứ nhất là nghe phải cho ra tiếng Việt, dở cũng được nhưng phải là tiếng Việt, thứ 2 là phải hiểu thấu đáo về văn hoá cổ truyền TQ, trích dẫn cổ văn trong phim lồng tiếng, thuyết minh không câu nào là không sai, vì người lồng tiếng thực ra không biết gì về cổ văn. Riết rồi xem phim lồng tiếng, đọc trích dẫn cổ văn giống y như nghe pháp sư đọc sấm ký, bùa chú!

Rồi giờ đọc sách báo cũng thấy cũng y chang như vậy, dịch từ tiếng Anh sang, đọc là biết người dịch không hiểu gì, viết như bùa chú! Haiza, tiếng Hoa khó không nói, học tiếng Anh bao năm rồi thấy “công phu” cũng chỉ có thế. Hãi nhất bây giờ là nhiều sách báo viết thuần tiếng Việt mà đọc mãi cũng không hiểu nói gì, nghe cũng như bùa chú, hay là mình quá dốt chăng!? Tiếng Anh, tiếng Hoa xa lạ, khó khăn không kể, đằng này tiếng mẹ đẻ cũng vậy! Nhiều người thực ra không bao giờ hiểu được tôi khó chỗ nào, là từ những cái nhỏ như thế: tiếng Việt tào lao không nghe, nhạc tào lao không nghe, chuyện tào lao không nghe… miễn nhiễm với những thứ xàm xí! 😀

xăm – 2021

賈島 – 寄韓潮州愈

一夕瘴烟風卷盡
月明初上浪西樓

Nhất tịch chướng yên phong quyển tận, Nguyệt minh sơ thướng Lãng Tây lâu.

Một đêm gió thổi, khói tan, Lầu Lãng Tây, ánh trăng vàng hiện ra.

âu ko bốc quẻ xăm nào, những ngày cuối năm, nghĩ tới những việc dự định sẽ làm, bèn đem 100 câu “Đường thi thiêm” đã làm trước đây ra, dùng điện thoại phát sinh 1 số ngẫu nhiên, bốc được ngay 1 câu của Giả Đảo. Đang nghĩ xem là điềm gì, là ý gì đây!? 🙂 🙂

ngôn tình

ới tôi, kiểu văn chương đậm chất “ngôn tình” như thế là kiểu “mì ăn liền”, người ta cần một mớ những câu viết sẵn, diễn tả được tâm trạng của mình, lúc cần thì auto chọn một câu mà văng ra, khỏi suy nghĩ! Lâu lâu nghe cũng có vẻ hay hay, nhưng dùng nhiều thì cảm giác ngấy, chẳng bổ béo gì. Sâu xa hơn, nó làm nghèo nàn hoá tâm hồn, người ta không phát triển được cái tôi cá nhân riêng biệt, cứ lặp đi lặp lại mấy công thức có sẵn.

Nói cho đúng, nhu cầu thể hiện của mỗi người, nhất là giới trẻ là nhu cầu rất thật, nội tâm mỗi con người là thế giới riêng biệt đầy mầu sắc, chẳng ai giống ai. Khi còn trẻ, tôi cũng thế, khi yêu một cô gái chẳng hạn, người ta phải tìm cách biểu đạt. Nhưng bọn tôi toàn tự nghĩ ra những tâm tư của mình, viết nó thành lời một cách sáng tạo, chả phải copy của ai, và cũng hạn chế đúng người, đúng cảnh, chẳng phải cứ văng ra như kiểu công thức!

Nó trở thành nguy hiểm khi giới trẻ không hiểu được hết chiều sâu của ngôn từ, cứ nghĩ rằng viết được vài câu như thế là giỏi! Tôi theo dõi nhiều “tác giả” mới, trẻ, in sách hẳn hoi, toàn viết rặt giọng “ngôn tình” này, thực ra chỉ là một kiểu văn hoá kém! Đúng là giáo dục thời đại internet giúp người ta tiếp cận ngôn từ nhanh chóng, nhiều câu chữ bóng bẩy, trơn tuột, chả mấy ý nghĩa, nói ra quá dễ dàng! Mà cái gì dể dàng quá đều không tốt!

Nói cho ngay, bolero và ngôn tình, và những thứ như thế, tự động và hiển nhiên là “low-culture”. Không phải là mình chê nó thấp, nhưng những người trẻ cũng nên biết, thế giới văn chương, thơ ca, biểu đạt còn rất nhiều thứ hay ho hơn thế. Hãy quay lại học cổ văn, cổ ngữ, học thêm 2, 3 ngoại ngữ nữa, xem cách diễn đạt, thể hiện của cổ nhân, của người khác như thế nào, chục năm sau, học hành đàng hoàng, nhìn lại sẽ tự thấy mình “nhảm nhí”!

jack london

ài viết rất hay, cũng cấp nhiều dữ liệu lịch sử để cho chúng ta hiểu biết đúng hơn về Jack London, tác giả của những cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn đã quá nổi tiếng như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng, Sói biển, Gót sắt, Nhóm lửa, Tình yêu cuộc sống, etc… Vâng, nếu chỉ đọc sách của ông thôi thì chúng ta sẽ dễ dàng tưởng tượng ra rằng Jack London là một con sói biển thật sự, ông ta dường như đến từ một thế giới hải hành xa xưa, kỳ bí nào đó, với tất cả những kinh nghiệm sống khôn ngoan, dầy dặn của nó. Sự thật… hoàn toàn không phải như thế!

Sự thật, Jack London sau khi đã viết khá nhiều tựa sách mới bắt đầu đi biển như một tay mơ. Ông ta đọc cuốn “Du hành một mình vòng quanh thế giới” của Joshua Slocum, nhảy xuống thuyền với một đống sách hàng hải, vừa đi vừa học cách sử dụng kính lục phân! Giữa một cơn bão biển, Jack London gãi đầu gãi tại, tại sao động tác “heave-to”, dằng thuyền bằng 2 lá buồm ngược nhau, lại không hoạt động giống như trong sách mô tả. Sự thật là Jack London là một tay mơ đúng nghĩa, dong thuyền từ San Francisco đi Hawaii, tới đích rồi mà vẫn không hiểu vì sao còn sống! 🙂

xuân quỳnh

ợi đến khi Google làm cái Doodle về Xuân Quỳnh thì bà con đổ xô đi đọc, à, ta biết rồi, XQ là như thế này thế kia. Google thì… biết éo gì về VN, có chăng là vài ngôn từ bề nổi, một vài kiểu diễn đạt “rất Tây”, kiểu như “Bầu trời trong quả trứng” (hay là Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ)…

bác sĩ Zhivago

ê tác phẩm này từ nhỏ, bản dịch tiếng Việt của Lê Khánh Trường, sau mới biết thực ra là dịch từ bản tiếng Pháp đã được dịch từ tiếng Nga. Haiza, qua 2, 3 bước mới tiếp cận được, mất hết các chi tiết qua các lần dịch! Quan trọng là cách thức tiếp cận văn hoá, tốt nhất là nguyên gốc. Ví dụ như thơ cổ chữ Hán mà dịch sang tiếng Anh nghe rất buồn cười, mất gần hết sạch ý nghĩa gốc. Haiza, người ta bảo: trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một… 😀

sách cũ – 2

hững ngày đầu năm mới, với toàn những kỷ niệm cũ… “Cô bạn béo ú na ú nần” này đã quen từ nhiều năm trước, cứ y như rằng cửa hàng sách cũ nào cũng có bé mèo nằm đó làm nhiệm vụ “canh gác” (lũ chuột)…