tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, một đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem cái này, một người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh. Điều này có vẻ không được “đúng” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng phân tích ngữ âm học, “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt thì lại nhìn ra được! Nếu đọc các tác giả cũ…

… Như Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim sẽ thấy họ dùng cách phân loại xưa có nguồn gốc Trung Quốc là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập lại làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật của Đường thi, hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ mất bớt thanh điệu và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc theo Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy hơi “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra nhiều khi “âm luật” “sai” rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người học tiếng Việt không quá quan trọng. Nhưng cần hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ hiện tại chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

lạc hà thu thuỷ

acebook lại nhắc, hồi đó mới chèo được 2, 3 năm… xuồng đi thuê ở khu du lịch chứ chưa tự đóng. Vạn sự khởi đầu nan, lúc mới đầu nhảy xuống nước, từ con kênh nhỏ vài chục mét ra đến con sông SG ngang mấy trăm mét nhìn mênh mông đáng sợ, cảm giác hồi hộp vô cùng.

Giờ mấy chục cây số ngang biển vẫn thấy nhỏ. Cái gì cũng phải tập từ từ, tự tay làm rồi mới hiểu, hồi xưa, nghe “bọn Tây” nói chuyện chèo vài ngàn cây số bằng cái xuồng ngang 50cm, nếu không đã tự tay chèo vài trăm cây, thì e là nghe như chuyện khoác lác, tào lao…

bạc tần hoài

huyền mơ trong khúc Nam Ai, đàn khuya vẳng trên sông dài, ai luyến, ai tiếc khúc ca Tần Hoài… Bao kiếp giang hồ, ly biệt thường tình… (Đêm tàn bến Ngự – Dương Thiệu Tước). “Khúc ca Tần Hoài” nhắc đến trong bài hát là khúc ca nào?

Yên lung hàn thuỷ nguyệt lung sa,
Dạ bạc Tần Hoài cận tửu gia.
Thương nữ bất tri vong quốc hận,
Cách giang do xướng Hậu đình hoa.
Khói mờ sóng lạnh bãi trăng trong,
Đêm đậu bến Tần quán rượu đông.
Thương nữ không hay sầu nước mất,
Hậu đình hoa hát vọng sang sông.

Ấy chính là gợi nhớ lại bài thơ “Bạc Tần Hoài” – Đỗ Mục đã có nhắc đến về trước… 🙂 Giờ đây, phim ảnh Trung Quốc bắt đầu đưa Tần Hoài trở lại, xem 4, 5 phim đều thấy có cảnh này, còn ở Việt Nam người ta đã quên mất từ lâu, chỉ có họ Dương kia là còn nhớ!

杜牧 – 泊秦淮

烟籠寒水月籠沙
夜泊秦淮近酒家
商女不知亡國恨
隔江猶唱後庭花

tặng thiếu niên

ặng thiếu niên – Ôn Đình Quân – Giang hải tương phùng khách hận đa, Thu phong diệp há Động Đình ba. Tửu hàm dạ biệt Hoài Âm thị, Nguyệt chiếu cao lâu nhất khúc ca!

溫庭筠 – 贈少年

江海相逢客恨多
秋風葉下洞庭波
酒酣夜別淮陰市
月照高樓一曲歌

thủ không thuyền

hứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền nguyệt minh giang thuỷ hàn, Dạ thâm hốt mộng thiếu niên sự, Mộng đề trang lệ hồng lan can… – Thuyền không đậu bến mặc ai, Quanh thuyền trăng dãi, nước trôi lạnh lùng. Đêm khuya chợt nhớ tuần tuổi trẻ, Lệ trong mơ, hoen vẻ phấn son…

白居易 – 琵琶行

去來江口守空船
繞船明月江水寒
夜深忽夢少年事
夢啼妝淚紅闌干

bạc thuyền qua châu

hai bút đầu xuân – Bạc thuyền Qua châu – Vương An Thạch. Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc… tốt nhất cứ đọc nguyên văn chữ Hán, tiếng Việt chỉ mang tính tham khảo, dịch ra rồi, chẳng còn mùi vị gì!

Kinh Khẩu Qua Châu nhất thuỷ gian,
Chung San chỉ cách sổ trùng san.
Xuân phong hựu lục Giang Nam ngạn,
Minh nguyệt hà thời chiếu ngã hoàn?
Qua Châu, Kinh Khẩu một sông,
Chung Nam cách núi mấy trùng trơ vơ.
Giang Nam xuân lại xanh bờ,
Đường về nào biết bao giờ trăng soi?

王安石 – 泊船瓜洲

京口瓜洲一水間
鍾山只隔數重山
春風又綠江南岸
明月何時照我還

xuân dạ lạc thành văn địch

huỳ gia ngọc địch ám phi thanh, Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành. Thử dạ khúc trung văn chiết liễu, Hà nhân bất khởi cố viên tình? – Sáo ngọc nhà ai tiếng mơ màng, Theo gió xuân vào khắp Lạc Dương. Văng vẳng đêm nay bài chiết liễu, Ai người không chạnh nỗi tha hương?

李白 – 春夜洛城聞笛

誰家玉笛暗飛聲
散入春風滿洛城
此夜曲中聞折柳
何人不起故園情

khí thôn ngưu

ản mạn về bài thơ Thuật hoài, Trần triều tướng quân, Phạm công Ngũ Lão, nguyên văn: Hoành sáo giang san cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu, Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu… Sách vở cũ (như Trần Trọng Kim) đều lý giải “ngưu” là sao Ngưu, sao Đẩu, nên giải nghĩa câu này: chí khí ba quân mạnh mẽ như hổ báo, muốn nuốt cả sao trên trời. Khi nhỏ đọc vậy thì chỉ hiểu vậy, không thắc mắc!

Nhưng giới văn học sử hiện đại khoa học hơn, lý giải “khí thôn ngưu” đơn giản là “nuốt trôi con trâu”, ngữ nghĩa hợp lý nếu liên hệ với 2 chữ “hổ báo” phía trước, không cần phải lãng mạn hoá “trên trời”. Vậy câu này hiểu đúng là: ba quân chí khí mạnh mẽ như hổ báo muốn nuốt trôi trâu! (“ngưu” là bò, “thủy ngưu” mới là trâu, nhưng dùng đã quen, không sửa). Hy vọng năm mới, vận sự đổi thay, Covid tiêu tán, nuốt trôi được con trâu Tân Sửu này! 😀

công án

iải thích chút, câu “phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ” – 逢佛殺佛,逢祖殺祖。 Chuyện kể lại trong Lâm Tế lục, Nghĩa Huyền thiền sư, một lần thấy môn đồ đang chăm chú tụng kinh, niệm Phật, thái độ nhất nhất thành kính, bèn hét lớn: Gặp Phật thì giết Phật, gặp Tổ thì giết Tổ”. Ngữ nghĩa thì dài dòng, nhưng về phương pháp, đây gọi là “Công án” – 公案, thường dùng trong Thiền tông, nhằm tạo ra một cú sốc mạnh, sốc tâm lý hay cả vật lý (thể chất), phá vỡ chướng ngại, đưa tâm trí người tu tập ra khỏi những khuôn khổ thông thường!

“…Đặc trưng của công án là sử dụng rất nhiều nghịch lý, những điều nằm ngoài phạm vi của lý luận. Công án không phải là câu đố thông thường nên vì thế, nó không thể được giải đáp bằng lý luận, muốn hiểu nó buộc phải nhảy qua một cấp độ khác của nhận thức. Vì lời giải của công án thường nằm ngoài lý luận, nên công án chính là được thiết kế đặc biệt để thiền sinh thấy rõ giới hạn của tư duy, của ngôn từ và để hiểu, đáp ứng được công án, buộc lòng phải chuyển hoá tâm thức bằng một bước nhảy của trực giác, nhảy qua khỏi sự mâu thuẫn của lý luận nhị nguyên…”

nguyễn bính

Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ.
Miếu thiêng vụng kén người thờ…

acebook nhắc ngày này năm trước… Người có ảnh hưởng lớn nhất tới giới sáng tác Bolero, ấy có lẽ là… Nguyễn Bính. Chính cái phong cách dân gian, gần gũi ấy nên gây được cảm tình, cảm hứng cho rất nhiều loại độc giả khác nhau, từ bình dân cho tới sang trọng. Ngôn từ thi ca của Nguyễn Bính được bắt gặp lặp lại trong vô số thể loại âm nhạc!

Điều có vẻ hiển nhiên mà ít người nhận ra: 2 người cùng nói 1 câu giống nhau, không có nghĩa là 2 người đó… giống nhau (chỉ là nói thôi mà, nói gì không được, mở miệng từ bi, hỷ xã đâu có nghĩa tôi là Đức Phật!) Ấy nên cái sự bình dân của Nguyễn Bính nó khác xa cái “bình dân” học lóm của bolero, có nhiều điều “vẹt” không thể hiểu được! 😃