ngôn tình

ới tôi, kiểu văn chương đậm chất “ngôn tình” như thế là kiểu “mì ăn liền”, người ta cần một mớ những câu viết sẵn, diễn tả được tâm trạng của mình, lúc cần thì auto chọn một câu mà văng ra, khỏi suy nghĩ! Lâu lâu nghe cũng có vẻ hay hay, nhưng dùng nhiều thì cảm giác ngấy, chẳng bổ béo gì. Sâu xa hơn, nó làm nghèo nàn hoá tâm hồn, người ta không phát triển được cái tôi cá nhân riêng biệt, cứ lặp đi lặp lại mấy công thức có sẵn.

Nói cho đúng, nhu cầu thể hiện của mỗi người, nhất là giới trẻ là nhu cầu rất thật, nội tâm mỗi con người là thế giới riêng biệt đầy mầu sắc, chẳng ai giống ai. Khi còn trẻ, tôi cũng thế, khi yêu một cô gái chẳng hạn, người ta phải tìm cách biểu đạt. Nhưng bọn tôi toàn tự nghĩ ra những tâm tư của mình, viết nó thành lời một cách sáng tạo, chả phải copy của ai, và cũng hạn chế đúng người, đúng cảnh, chẳng phải cứ văng ra như kiểu công thức!

Nó trở thành nguy hiểm khi giới trẻ không hiểu được hết chiều sâu của ngôn từ, cứ nghĩ rằng viết được vài câu như thế là giỏi! Tôi theo dõi nhiều “tác giả” mới, trẻ, in sách hẳn hoi, toàn viết rặt giọng “ngôn tình” này, thực ra chỉ là một kiểu văn hoá kém! Đúng là giáo dục thời đại internet giúp người ta tiếp cận ngôn từ nhanh chóng, nhiều câu chữ bóng bẩy, trơn tuột, chả mấy ý nghĩa, nói ra quá dễ dàng! Mà cái gì dể dàng quá đều không tốt!

Nói cho ngay, bolero và ngôn tình, và những thứ như thế, tự động và hiển nhiên là “low-culture”. Không phải là mình chê nó thấp, nhưng những người trẻ cũng nên biết, thế giới văn chương, thơ ca, biểu đạt còn rất nhiều thứ hay ho hơn thế. Hãy quay lại học cổ văn, cổ ngữ, học thêm 2, 3 ngoại ngữ nữa, xem cách diễn đạt, thể hiện của cổ nhân, của người khác như thế nào, chục năm sau, học hành đàng hoàng, nhìn lại sẽ tự thấy mình “nhảm nhí”!