vông đồng

Biền, nam, khởi, tử, chẳng vun trồng,
Cao lớn làm chi những thứ vông.
Tuổi tác càng cao càng xốp xáp,
Ruột gan không có, có gai chông…

àng có tuổi, đôi lúc thường bâng quơ nhớ chuyện ngày xưa, lại thường hay suy nghĩ vẩn vơ những chuyện: thập niên chi kế, mạc như thụ mộc – 十年之计莫如树木。 Những cây vông đồng, hầu như trường phổ thông nào ở Đà Nẵng, nhất là các trường cấp 2, cũng đều có trồng một vài cây, sở dĩ chọn thứ cây vừa gai góc, vừa có độc như thế là để… không cho học sinh leo trèo nguy hiểm! 😃

mách qué

ồi đó cứ lang thang quanh quẩn ở mấy tiệm sách cũ quanh khu chợ Bà Chiểu và góc đường Trần Huy Liệu… bắt gặp cuốn thơ Cao Bá Quát bản in chữ viết tay siêu đẹp, chủ quán nhìn mặt kêu giá 500K, mà học sinh làm éo gì có tiền, đành tiếc mãi thôi! Đương nhiên quá trình lớn lên và học hỏi cũng có đọc ít nhiều Thơ mới, thơ VN, nhưng mà sâu từ trong nhận thức, chỉ có “chữ Hán”, chỉ có Đường thi mới là thơ. Còn “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt vẫn là một ngôn ngữ “mách qué – không đứng đắn”! Một lũ từ ngữ trơn tuột, cưỡng từ đoạt lý, giảo hoạt, nói cho lấy có lấy được, cứ ưa hơn người bằng cách lấp liếm, hoa ngôn xảo ngữ, chứ không thực sự nhắm đến nội dung bên trong!

Học “cổ văn”, cái đầu tiên là phải kiên nhẫn suy nghĩ xem ý tứ nó ra làm sao, không phải nghe có nửa câu đã nhảy vào miệng người ta ngồi: “ah ta biết rồi, nó là như thế này, thế kia!” Bởi đa số người Việt vẫn chỉ biết: “Cầm đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu nâng chén càng buồn thêm thôi!”, nhưng có ai chịu khó đọc tiếp mấy câu sau: “Trần gian chưa thoã ý người, Sớm mai xoã tóc rong chơi với thuyền”!? Tiếp sau luôn luôn có những cái “ý tại ngôn ngoại”, viện dẫn sự tích, điển cố, làm cho ngữ nghĩa nó thâm trầm, bao quát! Nói thẳng muôn đời vẫn là một kiểu dân tộc tính khó sửa, học một ông “thầy Tàu” nào đó nhưng vì bản chất nó “đoản” nên lúc nào cũng chỉ học được… một nửa câu! 😢

nhớ đồng

âu gió cồn thơm đất nhả mùi, Đâu ruồng tre mát thở yên vui. Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn, Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi? Đâu những đường cong bước vạn đời, Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi. Giữa dòng ngày tháng âm u đó, Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi… Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh, Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

tuổi thơ dữ dội

ó chút thời gian để đọc lại cuốn này: Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán, lần trước đọc đã cách hơn 10 năm ở một quán cafe Sách khá đẹp! Tiếc là không được đọc cuốn này từ nhỏ. Đọc, nhưng sao cứ cảm thấy những chuyện trong đó nghe cứ như ai đó đã kể rồi, đọc xong thì hiểu ra rằng, họ chính là lặp lại những gì đã đọc trong sách này!

Chính vì những gì mô tả trong sách là dựa trên những sự kiện lịch sử có thật đã từng xảy ra và vẫn được lưu truyền theo kiểu “văn hoá dân gian” đến tận ngày nay, những hoạt động của các cậu bé “Vệ út” 13, 14 tuổi trong thành phần Trung đoàn Trần Cao Vân (sau là trung đoàn 101, sư đoàn 325), mặt trận Trị Thiên những ngày đầu chống Pháp!

the law of club and fang

ho đến hiện tại ngay cả phương Tây cũng phải thừa nhận những gì Nga làm đúng luật và thông lệ Quốc tế hơn hẳn, dù chúng ta thừa biết cuối cùng cũng chỉ có luật của kẻ mạnh, nói theo ngôn ngữ thấm nhuần trong văn học Mỹ sơ kỳ, đó chính là “the law of club and fang” – luật của dùi cui và răng nanh (Chương 2 – Tiếng gọi nơi hoang dã – Jack London). Những chiến binh nước ngoài chiến đấu cho phía Nga đều phải nhập quốc tịch Nga!

Như vậy về mặt kỹ thuật, Nga không có “lính đánh thuê” tại Donbass, những học trò của thầy Anatoly Sobchak tại trường luật St. Petersburg như Putin, Medvedev hiểu rất rõ những bước loằng ngoằng lách luật! Nhưng dĩ nhiên luật cũng có giá trị của nó, không phải “chiến binh quốc tế” nào cũng có “lý tưởng” tốt đẹp, một số đơn thuần chỉ là những kẻ giết người bệnh hoạn, nếu không có “tư cách công dân” thì làm sao truy cứu về sau!?

chiến tranh và hoà bình

iếp tục chương trình điện ảnh Xô-viết, 3 tập, tổng cộng 6h của bộ phim kinh điển: Chiến tranh và Hoà bình – Mosfilm! Đến tận giờ, vẫn có chút nuối tiếc vì ngày trẻ không đọc nhiều văn học Nga lắm. Lại ghét những gì suy nghĩ cao siêu, chỉ thích cái gì thực tế, cụ thể (kiểu như Pie đệ nhất)! Không như con em gái tôi, nó thì: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina, Anh em nhà Karamazov, Eugene Onegin… cái gì cũng đọc!

Hàng chục ngàn trang, từ nhỏ nó đã nổi tiếng là con mọt sách trong nhà! Còn thằng anh nó vẫn luôn nhìn sách vở bằng thái độ nước đôi, hai mặt, vì đã thấy vô số thử bị “quỷ ám” do “đọc sách”! Thế nên không thấm Lev (Tolstoy) nổi mà chỉ thích Alexei (Tolstoy). Nói về tính cách, tâm hồn Nga, chỉ cần đọc 4 tựa sách bên trên là đủ biết họ quan tâm những điều gì rồi: Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt, Sông Đông êm đềm, Anna Karenina! 😅

petro primo

à bức tượng do nữ hoàng Catherine-2 ra lệnh tạo tác, mất 14 năm mới hoàn thành, tạo hình Peter-1 cỡi trên lưng ngựa! Peter, người đã ra lệnh xây dựng thành phố St. Petersburg, thủ đô mới của nước Nga, và cũng là hải cảng quan trọng đầu tiên thông thương với thế giới! Dưới bệ đá có dòng chữ Latin: “Petro primo Catharina secunda”, ý nói được tạo tác bởi Catherine-2 nhằm tưởng nhớ Peter-1 nhưng cũng ngầm khẳng định vị thế kế thừa đại nghiệp: “Peter thứ nhất, Catherine thứ hai” của bà nữ hoàng! “Kỵ sĩ đồng”, Pushkin, được xem là bài thơ vĩ đại nhất của văn học Nga, chính là nói về bức tượng này! Bài thơ tưởng tượng ra nhân vật Evgenii và người yêu của anh ta là Parasha! Thành phố St. Petersburg nằm ở vùng đầm lầy cửa sông!

Vị trị thấp nên thường bị ngập lụt. Parasha chết trong một trận lụt như thế, còn Evgenii trong cơn đau khổ và tuyệt vọng, đã nguyền rủa bức tượng đồng, người đã cho xây dựng thành phố tại vị trí bất lợi! Đột nhiên, bức tượng đồng sống dậy và truy đuổi Evgenii khắp nơi! Kết bài thơ không nói rõ, chỉ ám chỉ một điều sau đó, Evgenii được tìm thấy đã chết! Chỉ là câu chuyện “đơn giản” như vậy, nhưng đằng sau nó là nỗi ám ảnh lớn lao đã giày vò nước Nga và tầng lớp tư tưởng của nó suốt mấy trăm năm qua, ngay từ thời các Sa-hoàng! Chính là mâu thuẫn muôn đời giữa “tôi và chúng ta”, giữa “cá thể và cộng đồng”, giữa “hạnh phúc cá nhân và lợi ích xã hội”. Có thể nói, lịch sử nước Nga suốt vài thế kỷ qua chỉ xoay quanh vấn đề này, và những cách thức giải quyết nó!

cánh buồm đỏ thắm

ái này thì nhiều người đã biết rồi, chỉ là nhắc lại một chút thôi! Đầu tiên là truyện dành cho tuổi thiếu nhi, tuổi teen của Alexander Grin, 1923, nói về Assol, cô gái mơ mộng đến một ngày sẽ có chàng “bạch mã hoàng tử” (ah không, không phải là mã – ngựa mà là thuyền, không phải trắng mà là đỏ), đến rước đi bằng chiếc thuyền với những cánh buồm đỏ thắm! Tiếp theo đó thì truyện được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng dành cho tuổi mới lớn, 1961!

Và sau đó thì trở thành lễ hội của các học sinh trung học St. Petersburg vào mỗi cuối các năm học, bắt đầu vào kỳ nghỉ hè! Là những màn múa hát, âm nhạc, hoạt cảnh và đặc biệt là trình diễn pháo hoa lớn, như năm 2021 vừa qua là siêu lớn, và dĩ nhiên không thể thiếu những cánh buồm thắm đỏ! Mà khi nhỏ, tôi là kiểu “ông cụ non”, cho đó là thứ “văn chương ngôn tình” nên không cần phải đọc kỹ, đương nhiên có tuổi rồi thì mình sẽ nhìn nó khác!

“Scarlet sail”… cũng gần giống như “Millions scarlet roses” vậy, mới nghe có vẻ rất hay, nhưng nghĩ lại thấy có điều gì đó không ổn, khi có người bán hết mọi thứ chỉ để mua một triệu bông hồng tặng cho người đẹp! Nhưng cũng không sao cả, cứ phải mơ mộng, lễ hội tuổi teen phải nên như thế! Có rất nhiều mẫu cá tính Nga được xây dựng theo kiểu “larger-than-life – xa hơn cả cuộc đời” như thế, mãi mãi mơ mộng làm những chuyện điên cuồng, rộng lớn! 😅

shtandart

oàn xe đến Koenigsberg vào buổi chiều tà, bánh xe lăn ầm ầm trên mặt đường lát đá sạch bong. Không có rào giậu gì cả, thật là kỳ lạ! Nhà cửa trông thẳng ra phố; từ đường, có thể với tay tới những khung cửa sổ dài, có ô kính nhỏ. Khắp nơi sáng ngời một thứ ánh sáng niềm nở. Cửa ngõ đều bỏ ngỏ. Người đi lại không chút sợ hãi. Người ta những muốn hỏi họ: làm sao mà các ngươi lại không sợ mất trộm nhỉ? Có thể nào ở thành phố các ngươi lại không có trộm cướp ư? Trong ngôi nhà thương nhân họ đến ở, cả ở đấy nữa người ta cũng không cất giấu thứ gì, đồ vật quý giá để ngay trước mặt. Phải là một thằng ngốc mới không lấy gì. Vua Piotr ngắm nhìn những bức tranh, bát đĩa và sừng bò rừng, nói thầm với Alexaska:

Hãy cảnh cáo tất cả mọi người thật nghiêm khắc rằng hễ đứa nào táy máy dù chỉ là một trang sức nhỏ ta sẽ sai treo cổ nó ngay ở cổng.Bệ hạ nói đúng. Myn Herz, chính thần cũng lo. Trong khi chờ cho họ quen dần, thần sẽ cho khâu kín tất cả các túi áo quần của họ lại! Vì, cầu Chúa che chở, khi họ mà đã rượu vào thì biết thế nào được… 😅 Trích đoạn tiểu thuyết Pie đại đế – tác giả Aleksey Tolstoy! Ảnh bên dưới: Shtandart, con tàu đầu tiên của hạm đội Baltic, do Sa-hoàng Peter trực tiếp giám sát thi công và đồng thời cũng là thuyền trưởng đầu tiên (ảnh thực ra là con tàu replica, 1999, đóng mới theo mẫu cũ). Con tàu chọn trang phục màu đỏ để tới dự dạ hội “Scarlet sail” trên sông Neva, St. Petersburg.

14/02/2022

Tìm nàng thuở Dương Đài lối cũ,
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa.
Sum vầy mấy lúc tình cờ,
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.

hân chuyện cũ, ngồi nhớ lại những tựa sách thiếu niên phiêu lưu mạo hiểm ngày xưa đã đọc, nhiều không kể xiết, dễ có đến cả trăm tựa sách khác nhau, tất cả đương nhiên là văn học Âu – Mỹ, là từ cái văn hoá biển cả rộng rãi, hàng hải khai phóng mà ra, có rất nhiều truyện đến giờ thậm chí đã không còn nhớ tên, tác giả… 😢