chanson de lara

Au bord des pleurs,
tu souriais Lara…

Đôi khi ta muốn né tránh cái cao siêu giả tạo và bất tài, cái lối nói năng tối nghĩa của loài người để bước vào cái tưởng chừng tĩnh mịch của thiên nhiên, cái im lặng khổ sai của lao động bền bỉ, cái im lặng không lời của giấc ngủ say, của âm nhạc chân chính và của rung động trái tim, một sự rung động không nói nên lời vì trọn vẹn của tâm hồn.

hanson de Lara nằm trong một băng cassette nhạc không lời của Richard Clayderman. Ca khúc làm tôi bắt đầu chú tâm đọc: Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak thông qua bản dịch của Lê Khánh Trường (Chanson de Lara là nhạc nền của bộ phim cùng tên chuyển thể từ tác phẩm văn học nổi tiếng này). Tôi nhớ đã đọc liền một mạch hơn 1000 trang sách ấy, và đã đọc đi đọc lại không dưới năm, sáu lần… Đến độ từng đoạn văn trong cuốn sách ấy đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ.

Chanson de Lara - Tereza Kesovija 
Somewhere my love - Ray Conniff 

Cuốn sách đã dạy tôi cách lắng nghe và phân tích chính tâm hồn mình, cũng như cậu bé Yuri đã làm trong góc riêng khu vườn tuổi thơ, cũng như chàng trai Yuri đã làm khi theo học tại trường Y, trong những salon của giới nghệ sĩ, trí thức Nga đương thời, cũng như trên muôn nẻo đường đời khác. Cuốn sách cũng dạy tôi hiểu suy tư, trăn trở của những tâm hồn lớn, đã minh họa nhiều nét tính cách Nga phong phú khác nhau, đã cho tôi biết rằng trong những thời khắc biến động dữ dội của lịch sử, tình yêu đích thực vẫn tồn tại.

Về bài hát, tôi đã thuộc lòng bản tiếng Pháp trước khi biết rằng bài hát vốn là một nhạc phim Anh – Mỹ, và dĩ nhiên là được đặt lời Anh trước. Thế nhưng lời hát tiếng Pháp lại hay hơn nhiều và đi rất sát với nội dung tiểu thuyết và nhân vật Lara: Bầu trời tuyết đã ám đầy, phía xa xa, chân trời bùng cháy. Đứng trên sân ga, em còn mãi nhìn theo chuyến tàu cuối, chuyến tàu đi về phía đau thương. Sát bên bờ nước mắt, em đã cười Lara. Một ngày kia, khi gió đổi chiều, một ngày kia, Lara, mọi điều lại tươi đẹp như xưa!

Bài hát là OST bản phim 1965 (có một phiên bản mới hơn năm 2002). Tôi thích bản cũ hơn, không phải chỉ vì nó trung thành với nguyên tác văn học hơn, mà còn bởi vì bản 2002 đã bị Anh – Mỹ hóa quá mức, khó còn có thể nhận ra nét tính cách Nga nào khi xem.

nhất phiến băng tâm

王昌齡 – 芙蓉樓送辛漸

寒雨連江夜入吳
平明送客楚山孤
洛陽親友如相問
一片冰心在玉壺

hiều lúc trong lòng buồn bã quá, đem cổ thi ra đọc, để cái phong vị tự tại, vô ngã ấy giúp mình được ít nhiều chăng? Đã bao năm rồi không màng đến thơ cũ, không tập thư pháp, bao nhiêu việc xảy ra trong đời… Lòng lúc này chẳng khác nào một mảnh băng lạnh giá trong chiếc bình ngọc…

Phù Dung lâu tống Tân Tiệm
Hàn vũ liên giang dạ nhập Ngô,
Bình minh tống khách Sở sơn cô.
Lạc Dương thân hữu như tương vấn,
Nhất phiến băng tâm tại ngọc hồ.

Tiễn Tân Tiệm tại lầu Phù Dung
Mưa lạnh tràn sông đêm đến Ngô,
Sáng ra tiễn khách núi trơ vơ.
Lạc Dương nếu có người thân hỏi,
Một mảnh lòng băng tại ngọc hồ.

Một chút vấn đề về âm điệu: Đường thi hình như chỉ đọc trong âm Hán Việt mới thấy hay – ít nhất là đối với người Việt. Hẳn là vì âm gốc Trường An nay chắc không còn ai biết nữa, còn lại một chút dấu tích trong âm Hán Việt? Còn âm Bắc Kinh đương đại thì thiếu quá nhiều thanh, đủ để làm Đường Thi trở nên “thất luật”. Một vấn đề nữa là nhạc điệu (ít ảnh hưởng lên Đường Thi, nhưng ảnh hưởng nặng đến Tống Từ), không biết ai hiểu biết về vấn đề thanh điệu ngày trước, những điệu: Lâm giang tiên, Niệm nô kiều, Định phong ba, Trường tương tư… để biết được Từ được sáng tác và biểu diễn như thế nào…

the sorrow of war – bảo ninh

In your head, in your head, they’re still fighting
(The Cranberries)

chance of having a (not-so-) free week at home rereading the old books… The sorrow of war (or Nỗi buồn chiến tranh in Vietnamese). It’s the same dizzy and chilling feelings like 15 years before while the me-child was reading. Considered one of the best post-war Vietnamese novel, the author recalls and recites all experiences of a young soldier throughout the war, how he did survive through the blooding hell and the peace days thereafter.

Born to be the son of a famous linguist, the author has been very successful in using a narrative style to reflect all insides of the him-young soldier in battles. Though the techniques and motifs are not quite new (at least in my view), this is a unique writing in it’s own perspective.

Soldiers, guns, tanks – that is all normal to the Vietnamese. There is nothing special about war. War is what is normal. But peace? Peace is something very very special. As we had won, Kien thought, then that meant justice had won; that had been some consolation. Or had it? Think carefully; look at your own existence. Look carefully now at the peace we have, painful, bitter and sad. And look at who won the war… Justice may have won, but cruelty, death and inhuman violence had also won.

Have you ever asked yourself why we’re keep talking about war and keep acting as we’re in war all the time, don’t we have any better new things to think about? Why we still keep fighting with ourselves and with every others on every things in every moments. The answer is: with our Vietnamese, “war is normal, and peace’s a strange thing”, the “mother’s heritage” is so big and it is still passing to at least some more generations.

lời xin lỗi quá khứ muộn màng

rong các tác giả đạt giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng nhà nước năm nay, có tên bốn người đặc biệt, bốn người được Chủ tịch nước ký quyết định tặng thưởng riêng, không có trong danh sách đề cử của Hội Nhà văn: Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Quán và Lê Đạt.

Chỉ hai người còn sống để ghi nhận sự kiện này là nhà thơ Hoàng Cầm và Lê Đạt. Lật lại vụ án Nhân văn – Giai phẩm năm xưa, bút mực đã viết nhiều. Đày đọa cả một đời người, biết bao nhiêu là đau đớn! Cũng chỉ là một lời xin lỗi muộn màn và không chính thức trước quá khứ!

Em đi trong mưa cúi đầu nghiêng vai,
Người con gái mới mười chín tuổi.
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi,
Bóng chúng đè lên số phận từng người.
Em cúi đầu đi mưa rơi,
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót.
Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà,
Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.

(Nhất định thắng – Trần Dần)

tết

ăm, bảy năm gần đây, bài hát này âm thầm trở lại, không chính thức được phép (và cũng có thể không bao giờ được phép, vì những ca từ như: Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do…), nhưng người ta vẫn hát trong các dịp đám cưới, lễ lạt, năm mới… Sau bao nhiêu năm, đã đến lúc có thể bỏ qua những yếu tố chính chị, chính em để chọn bài này xứng đáng là bản nhạc xuân hay nhất trong tất cả các bài nhạc xuân Việt!

Ly rượu mừng - Hợp ca Thăng Long 

Bạn hỡi, vang lên, lời ước thiêng liêng. Chúc non sông hoà bình, hoà bình. Ngày máu xương thôi tuôn rơi. Ngày ấy quê hương yên vui. Đợi anh về trong chén tình đầy vơi.

Nhấc cao ly này, hãy chúc ngày mai sáng trời tự do. Nước non thanh bình, muôn người hạnh phúc chan hoà. Ước mơ hạnh phúc nơi nơi, hương thanh bình dâng phơi phới.

lục bát việt nam – nhìn từ góc độ âm nhạc

hiều khi một quan điểm đứng từ phía đối nghịch, nghe thật ngỗ ngược và vô lý. Nó nghe có vẻ vô lý ngay từ cách đặt vấn đề cho đến các kết luận rút ra. Nhưng đôi khi tự đặt mình vào những vị trí như thế mới có thể hiểu vấn đề từ đủ các góc độ khác nhau, để rồi có cái nhìn chính xác hơn về mọi việc. Bài viết trích dưới đây đã xuất phát từ một cái nhìn như thế, nhìn về thể thơ lục bát truyền thống Việt Nam từ góc độ tiết tấu của âm nhạc. Bài này đọc đã lâu, giờ xem lại mới thấy ý kiến của tác giả có nhiều phần chính xác.

BÀN VỀ LỤC BÁT VÀ CA KHÚC VIỆT NAM (Phạm Quang Tuấn)

Lục bát là thể văn vần căn bản trong ca dao và nhiều tác phẩm văn chương khác của Việt Nam, và thường được gọi là quốc hồn quốc túy Đoạn văn sau đây (từ VHNT) tôi cho là tiêu biểu cho lối văn tán lục bát:

Hãy thử nghĩ về dòng thơ lục bát. Dòng sông thơ mộng chảy luân lưu và phổ thông nhất của thi ca Việt Nam. Lục bát thấm vào máu, vào ca dao, vào lời ru, vào câu hò của văn học Việt Nam, và không một nhà thơ nào không ghé đến tắm thử trên dòng sông này một lần, nhiều lần, có khi ở lại, có khi bỏ đi, hoặc đi rồi trở lại nhiều lần, như cuộc hẹn với người tình trăm năm còn lưu luyến mãi…

Những lời tán tụng say mê như vậy tôi đã đọc nhiều và tôi tự hỏi tại sao lục bát lại chiếm một vai trò quan trọng trong thơ Việt Nam như vậy? Và, vì là một người yêu nhạc, tôi muốn biết lục bát có ảnh hưởng gì lên nhạc Việt Nam… Trước hết xin xem xét các dặc điểm về âm điệu của lục bát:

1.     Dùng số chẵn âm tiết (syllables). Thơ Tàu thường dùng 5 hoặc 7.

2.     Hai câu lục bát tạo thành tế bào căn bản (unit cells). Không có cấu trúc nào ở tầng trên đơn vị này, ngoài sự móc nối (interlocking) 2 vần ở câu bát.

3.     Vần luôn luôn là âm bằng, tức là chỉ có thể có một trong hai âm vần.

4.     Mỗi vần chỉ dùng ở 2 câu, thay vì 3, 5 hoặc hơn trong thơ Tàu, Tây, và do đó luôn luôn thay đổi trong một bài thơ dài.

5.     Vần chen vào trong câu để móc nối những couplets.

6.     Số kết hợp khác nhau (combinations) rất ít ỏi vì hai vần ở câu bát phải khác dấu: huyền – ngang hoặc ngang – huyền (không có ngang – ngang hay huyền – huyền). Nói nôm na thì phải hoặc là TÌNH TÍNH TANG hoặc là TANG TÍNH TÌNH:

        Trăm năm trong cõi người ta,
        Chữ tài chữ mệnh vốn TÌNH TÍNH TANG
        Trải qua một cuộc bể dâu,
        Những điều trông thấy mà TANG TÍNH TÌNH

Vần ở câu lục có thể huyền hoặc ngang, cho ta tổng cộng là 4 kết hợp.

7.     Nhịp cũng rất đều đặn, luôn luôn đi theo nhịp nhẹ – mạnh (n – M – n – M – n – M, n – M – n – M – n – M – n – M). Cuối 2 câu luôn luôn là 1 nhịp mạnh. Sự thực thì nếu cộng 2 cái nghỉ (rest) ở cuối câu lục thì nhịp lại càng cứng và đều đều buồn tẻ hơn nữa:

        ta ĐA ta ĐA ta ĐA (nghỉ nghỉ)
        ta ĐA ta ĐA ta ĐA ta ĐA

Nếu phải nghe cái nhịp đều đều này mấy ngàn lần liên tiếp trong một tác phẩm lục bát dài thì quả là 1 cực hình! …

… Trở lại lục bát, vì cách cấu trúc như vậy nên lục bát rất ít thay đổi. Vì vần luôn luôn là âm bằng nên lục bát có 1 âm điệu êm ả, ru ngủ… Cái vần bằng này được củng cố bằng tính chẵn và sự đều đều của nhịp: nhẹ mạnh, ắc ê, một hai, không có nhịp lẻ.

Vì mỗi cặp lục bát luôn luôn kết thúc ở nhịp mạnh âm bằng nên gây cho ta một cảm tưởng đã chấm dứt (finality), không thể dùng âm điệu hay nhịp để dựng lên một sự căng thẳng rồi dần dần đưa đến giải quyết. 1000 câu lục bát thì có 500 câu hỏi và 500 câu trả lời, chứ không thể có 1 câu hỏi lớn, đưa đến tranh chấp dài hơi, đưa đến 1 sự giải quyết mãnh liệt ở cuối. Về mặt âm điệu (xin nhấn mạnh tôi không muốn nói về những khía cạnh khác ngoài âm điệu), truyện Kiều là mấy ngàn mô đất nhỏ đứng cạnh nhau chứ không phải là 1 rặng núi lớn. (Tiện đây tôi cũng lấy làm lạ rằng hình như Việt Nam là nước duy nhất mà tác phẩm lớn của dân tộc lại được dùng vào việc ru ngủ, và có nhiều nhà phê bình văn học lại hãnh diện về chuyện đó)

… Một thể thơ như vậy, nếu coi là quốc hồn quốc túy thì sẽ cho ta thấy cái gì ở con người Việt Nam? Đó sẽ là 1 dân tộc không thích mạo hiểm, không thích cấu trúc lớn, mà thích an phận với những cái tầm thường, chóng giải quyết. Không thích hỏi câu hỏi lớn, xa xôi và tốn thì giờ đi tìm câu trả lời. Không thích sự căng thẳng mà thích giải quyết vội vã, chóng vánh, dễ dãi. Không thích sự đa dạng, bất đồng, bất định (uncertainies) mà thích cái gì cũng vào 1 số nhỏ khuôn mẫu nhất định. Không thích cái xáo trộn của vần trắc mà luôn luôn tìm ngay đến cái êm ả của vần bằng. Gãi tai rồi (vần bằng ở chữ 6 câu bát) vẫn chưa đủ đã ngứa, lại phải gãi thêm một cái nữa cho chắc ăn (chữ 8 câu bát). Có thật dân Việt Nam như vậy không? NẾU đã chấp nhận lục bát là quốc hồn quốc túy, thì phải chấp nhận những sự thật kể trên…

… Lục bát thường được coi là quốc hồn quốc túy của Việt Nam, nhưng theo tôi nó tượng trưng và biểu hiện những khuynh hướng bảo thủ của dân tộc. Trong khi các tác giả dân ca đã có nhiều thành công trong việc thăng hoa lục bát thành những bài hát đặc sắc, thì tân nhạc Việt Nam dường như lại thừa hưởng nguyên vẹn những đặc tính kém cỏi của lục bát… với những bài ca ngắn ngủi, cấu trúc không thay đổi (luôn luôn là thể ABA với 4 câu điệu A nhắc lại, 4 câu điệu B, rồi trở lại A), chủ đề cũ kỹ (tình yêu, thiền, chán đời, hoài hương – ở hải ngoại nhớ quê hương đã đành mà ngay ở Việt Nam cũng nhớ!) , kỹ thuật quen thuộc, tiết tấu buồn tẻ không bao giờ thay đổi, âm điệu êm tai dễ dãi (gần như không bao giờ đi ra ngoài tonality), kết thúc vội vã, trở về chủ âm chóng vánh, v.v… Tân nhạc cho tới nay phần lớn là nhạc để ru ngủ, cũng như lục bát phần lớn là thơ để ru ngủ. Với sự tiếp cận thế giới càng ngày càng mạnh mẽ, hy vọng rằng tân nhạc Việt Nam chóng thực sự trưởng thành và vượt qua những nhược điểm này.

trà giang thu nguyệt ca

ột kiệt tác khác trong nền văn chương cổ điển Việt Nam: Trà giang thu nguyệt caBài ca trăng mùa thu trên sông Trà. Ít người nhận ra rằng, nếu có những án thơ hùng vĩ, hào sảng nhất mà văn học cổ điển Việt Nam có thể sản sinh, thì đó phải là những tác phẩm của Cao Chu Thần – Cao Bá Quát: Trăng sông Trà đêm nay vì ai mà trăng sáng? Muôn dặm quan san trắng xóa một màu! Khắp nơi vương vấn tình người xa nhau!

高伯適 – 茶江秋月歌

茶江月今夜為誰清
關山萬里皓一色
何處不繫離人情
舉杯試邀月
月入杯中行
含杯欲咽更飛去
隻有人影將縱橫
停杯且復置
又見孤光生
問君何事孌孌不忍舍
我是竹林窮途之步兵
江頭此夕逢秋節
酒滿須傾為君說
沱門舊侶存真翁
勤海鳴鞭曉相別
昨夜金風下天闕
白露清霜搜侵骨
人生會遇安可常
有酒且飲茶江月
茶江月如鏡下銀流
丈夫按劍去便去
歧路無為兒女愁

Trà giang thu nguyệt ca

Trà Giang nguyệt, kim dạ vị thùy thanh?
Quan san vạn lý hạo nhất sắc
Hà xứ bất hệ ly nhân tình?
Cử bôi thí yêu nguyệt,
Nguyệt nhập bôi trung hành.
Hàm bôi dục yết cánh phi khứ,
Chỉ hữu nhân ảnh tương tung hoành.
Đình bôi thả phục trí,
Hựu kiến cô quang sinh.
Vấn quân hà sự luyến luyến bất nhẫn xả,
Ngã thị Trúc Lâm cùng đồ chi bộ binh.
Giang đầu thử tịch phùng thu tiết,
Tửu mãn tu khuynh vị quân thuyết.
Đà môn cựu lữ Tồn Chân ông,
Cần hải minh tiên hiểu tương biệt.
Tạc dạ kim phong há kim khuyết,
Bạch lộ thanh sương sảo xâm cốt.
Nhân sinh hội ngộ an khả thường,
Hữu tửu thả ẩm Trà Giang nguyệt!
Trà Giang nguyệt, như kính hạ ngân lưu.
Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,
Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu.

trệ vũ chung dạ cảm tác

ạt ngọc thứ hai trong chuỗi cả ngàn những viên ngọc kiệt tác thơ văn Cao Bá Quát. Một bài thơ mang đậm tâm sự riêng tư cá nhân nhưng vẫn nồng nàn và hào sảng. Một điều rất hiếm thấy trong văn chương cổ, khi nhà thơ trực tiếp nhắc đến người vợ mình với tình yêu thương, nhớ nhung và trân trọng!

高伯適 – 滯雨終夜感作

細雨飛飛夜閉門
孤燈明滅悄無言
天邊正客閨中婦
何處相思不斷魂

Trệ vũ chung dạ cảm tác
Tế vũ phi phi dạ bế môn,
Cô đăng minh diệt tiễu vô ngôn.
Thiên biên chính khách khuê trung phụ,
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn.

Cảm tác trong đêm mưa dầm
Cửa cài lất phất đêm mưa,
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ lặng không.
Người biên tái, kẻ cô phòng,
Tương tư ai chẳng não lòng như ai.

sa hành đoản ca

ăn chương cổ điển Việt Nam, điều thường thấy là ý tứ vay mượn, từ ngữ sáo rỗng… duy có một số ít trường hợp đặc biệt mà từ ngôn từ cho đến ý tưởng đều tự do và phong phú, mang đầy dấu ấn cá nhân, một trong số đó là Cao Bá Quát! Nếu có ai đó đạt đến cái tầm nắm bắt cái tinh thần, tư tưởng, mà thoát ra được loại chữ nghĩa từ chương, thì đó chính là Cao Chu Thần vậy!

高伯適 – 沙行短歌

長沙復長沙
一步一回卻
日入行未已
客子淚遥洛
君不學仙家美睡翁
登山涉水怨何窮
古來名利人
奔走路徒中
峰前酒店有美酒
醒者常少醉者同
長沙長沙萘渠何
坦路芒芒畏路多
聽我一說窮徒歌
北山之北山萬葉
南海之南波萬級
君乎為乎沙上立

Sa hành đoản ca

Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.
Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng.
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung,
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng.
Trường sa, trường sa, nại cừ hà?
Thản lộ mang mang úy lộ đa!
Thính ngã nhất thuyết cùng đồ ca.
Bắc sơn chi bắc sơn vạn diệp,
Nam hải chi nam ba vạn cấp,
Quân hồ vi hồ sa thượng lập.

đôi mắt người sơn tây

hần nhạc nền như bị touch lại bằng máy tính, nhưng giọng ca ngưng đọng cả thời gian này, có lẽ bây giờ không còn tìm được một nghệ sĩ trình diễn nào như vậy nữa. Và có lẽ cũng chỉ có chính tác giả (đồng thời là ca sĩ Hoài Bắc của ban nhạc Thăng Long cũ) mới có thể trình bày bài hát này đạt đến vậy! Tâm hồn con người vẫn luôn có những không gian hoài niệm, dù cho không gian ấy có thể… chưa bao giờ là có thật, một không gian xứ Đoài xa vắng đến từ hai bài thơ: Đôi bờĐôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng, hai bài thơ còn xuất hiện nhiều trong những tác phẩm âm nhạc khác!

Đôi mắt người Sơn Tây - Hoài Bắc 

Chủ quán hỏi: Thưa ông, còn ông dùng gì? Anh trả lời, trả lời như một nhà thơ, hoặc như một ông hoàng, hoặc như ảo thuật gia David Coperfield: Ở đây có thức ăn của chim hồng, chim hộc hay không? Chủ quán trả lời: Thưa, trước đây thì có! (Nguyễn Huy Thiệp)

Đôi mắt người Sơn Tây

Em ở thành Sơn chạy giặc về,
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi.
Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt,
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì.

Vầng trán em mang trời quê hương,
Mắt em dìu dịu buồn Tây phương.
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm,
Em đã bao ngày em nhớ thương?

Mẹ tôi em có gặp đâu không?
Bao xác già nua ngập cánh đồng.
Tôi có thằng em còn bé lắm,
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông.

Từ độ thu về hoang bóng giặc,
Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ,
Em đã bao ngày lệ chứa chan?

Đôi mắt người Sơn Tây,
U uẩn chiều luân lạc,
Buồn viễn xứ khôn khuây.
Tôi gửi niềm nhớ thương,
Em mang giùm tôi nhé,
Ngày trở lại quê hương,
Khúc hoàn ca rớm lệ.

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn,
Lên núi Sài Sơn ngóng lúa vàng.
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc,
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

Bao giờ ta gặp em lần nữa?
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.
Đă hết sắc mùa chinh chiến cũ,
Còn có bao giờ em nhớ ta?

Đôi bờ

Thương nhớ ơ hờ, thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
Mắt kia em có sầu cô quạnh,
Khi chớm thu về một sớm mai.

Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự,
Bên này em có nhớ bên kia.
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến,
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến Tề.

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa,
Ðêm đêm sông Ðáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc,
Nói cười như chuyện một đêm mơ.

Xa quá rồi em người mỗi ngả,
Bên này đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi,
Dòng lệ thơ ngây có dạt dào?