the battle of iadrang

To make war all you need is intelligence.
But to win you need talent and material.

For whom the bell tolls – E. Hemingway

Col.Gen. Harold Moore and Col.Gen. Nguyễn Hữu An returned to the old battlefield, Oct, 1993, exchanging their diaries, maps, operational notes, memories and friendship.

The IaDrang Campaign was to the Vietnam War what the terrible Spanish Civil War of the 1930’s was to World War II – a dress rehearsal. The place where new tactics, techniques and weapons were tested, perfected and validated. In the IaDrang, both sides claimed victory and both sides drew lessons, some of them dangerously deceptive, which echoed and resonated throughout the decade of bloody fighting and bitter sacrifice that was to come.

While those who have never known war may fail to see the logic, this story also stands as tribute to the hundreds of young men of the 320th, 33rd and 66th regiments of the Peoples Army of Vietnam who died by our hand in that place. They, too, fought and died bravely. They were a worthy enemy.

Wild flowers now grow in those places of violent death. The IaDrang from PleiMe west is uninhabited except for a few montagnards who are/have been driven out to the east near PleiKu. The Ia Drang/Chu Pong area is now known as The forest of Screaming Souls and remains mysterious and beautiful.

Hoa dại giờ mọc đầy trên mảnh đất từng đầy rẫy chết chóc. Vùng IaDrang đến giờ vẫn không có ai cư trú, ngoại trừ một vài sắc dân miền núi đang được di dân về hướng đông gần PleiKu. IaDrang, ChưPrông nay được biết đến với cái tên Truông Gọi Hồn, vẫn nguyên vẹn huyền bí và đẹp đẽ như tự ngàn xưa.

ar, 1965, the first U.S troops arrived in Vietnam (Danang). 8 months later, their first major engagement with the VPA in a large battle (of regimental, divisional size) took place at the Valley of IaDrang, which is since then known as the Valley of Death. Feb, 1994, President Bill Clinton announced the normalization in relationship with Vietnam. In an action to bootstrap of the process, in 1993, a film was made featuring the old bloodshed battle of IaDrang. Thus, battle of IaDrang marks the begin and end of a long-time painful and bitter relationship between the two nations. Up to the present days, lots of people from both sides still can not get it right about what had really happened then and there. The story below tries to recall the truth.

But first, about the film: We were soldiers is based on We were soldiers once… and young, a book written by Harold Moore himself, as one of the direct commanders in the battle (on the American side). It’s a Randall Wallace‘s film, the famous director of Brave Heart, Pearl Harbor, and now We were soldiers, with Mel Gibson as Lt.Col. Hal Moore, and Đơn Dương as Lt.Col. Nguyễn Hữu An. To my disappointment, the film is no better than any other Hollywood’s films such as Black Hawk Down, solely made to demonstrate American heroism. Exactly as written in Harold Moore’s book: Hollywood got it wrong every damned time, whetting twisted political knives on the bones of our dead brothers.

The film is no exception, it takes many of the small facts of the book onto it, but only to falsely portray the historical events. In fact, the film is a distortion of facts that happened, of peoples involved in the battle, especially the figure of Lt.Col. Nguyễn Hữu An. In a sense, the film has undermined the author Hal Moore’s (and many other American veterans) sincerity and goodwill. Hal Moore is also a man of literature talent, the following line is written upon his revisiting the old battlefield, 1993, accompanied by general An, about the battle and his old enemy (column on the left).

Strictly speaking, Lt.Col. Harold Moore was not the corresponding counterpart of Lt.Col. Nguyễn Hữu An, he was one of the three direct commanders in the battle, a battalion under Thomas W. Brown. Nguyễn Hữu An was then the division commander of the 325th. But history has brought the two man into one battle and a rendezvous aftermath. Battle of IaDrang was actually two main battles in an operation which lasted for one month (between American 1st division and VPA’s 320th, 33rd and 66th regiments). The main confrontations were at the X-Ray and Albany landing zones, between the 1st, 2nd, and 3rd battalions of the 7th cavalry regiment of the U.S army with the 7th, 8th, 9th battalions of the 66th regiment (and one company of the 33th regiment) of the VPA. Hence, in formations’ numbers, the two sides have equal forces.

Contrary to many many sources, Lt.Col. Nguyễn Hữu An did not have any advantages in power comparison, even in number of man. All his infantry battalions are light-armed units, with just some mortars. On the adversary side are air assault and air mobility cavalry units, with superior fire power support. From the air, an average number of 300 sorties per day was made, with all available air units in south Vietnam, and on land, field artillery came in heavy use. So the ratio here is at least 3:1 with the weaker is the Vietnamese side. Some sources give intentionally wrong information like: the landing troop of 400 man was surrounded by 4,000 soldiers, in fact, 4,000 was number in the whole area (not each individual landing zone), in the same way, we can say: two VPA regiments confronted with forces of the 1st division (a typical American division has at least 20,000 personnel).

The battle witnessed extreme uses of fire power: for the first time in history, strategic bombers B52 are used for tactical roles, air mobility by helicopters reached the highest level ever since the start of WWII. The VPA learned that they could neutralize the effectiveness of that fire power by quickly engaging American forces at close range, thus turned the battle into a close-quarter struggles with mainly knife, bayonet and other small arms. A series of well-planed ambushes turned the American situation to desperate. Finally, they know that they can not deny or hide an obvious defeat, then dropped napalm bombs to clear all vestiges, sacrificing all, including man of their own. This is known as one of the most savage battle and can be considered as microcosm of the whole war.

The American casualties is about 700, the Vietnamese is about 1100, a victory to Lt.Col. Nguyễn Hữu An in consideration to forces participated in the confrontation. The battle set up, for the first time, an example in which a modern Calvary division can be defeated (Calvary division was then a new concept of air assault and air mobility units, formed firstly in the Vietnam war). In fact, the battle is blueprint of tactics successfully anticipated by Lt.Col. Nguyễn Hữu An, many interesting details can be found in his memoir (all details, facts, formations, numbers, estimations… in this post can be confirmed by both 2 memoirs from the 2 sides). He is named: the General of Battles for his exceptional talent in tactical problems. The man is among only a few number of generals in Vietnam who truly gained respect from the people, not only for his success in military career but also for his righteous attitude toward history and moral principles he’s practiced in life.

⓵⏎ Hemingway’s words were true in the Spanish civil war, but it’s not true anymore in the Vietnam war. Even with talent and material, you still can not win it.

⓶⏎ The phrase: The forest of Screaming Souls may have been first introduced in the famous Vietnamese novel The sorrow of war by Bảo Ninh. The author (also the main character Kiên in the novel) was also a soldier in this B3 (Central Highland) front.

hiểu quá hương giang

十載掄交求古劍
一生低首拜梅花

 

高伯適 – 曉過香江

萬嶂如奔繞綠田
長江如劍立青天
數行漁艇連聲棹
兩個沙禽屈足眠
塵路悠悠雙倦眼
遠情浩浩一歸鞭
橋頭車馬非吾事
頗愛南風角枕便

âu không trở lại chủ đề thơ chữ Hán của Cao Chu Thần. Con người ông tính khí ngang tàng, tư tưởng xã hội chính trị không có gì mới lạ, nhưng văn tài thì đúng là lạ lùng. Một trường hợp nổi bật hiếm hoi trong cổ văn Việt Nam. Đôi câu thơ giáo đầu ở trên: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm, Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Mười năm giao du tìm bạn tri âm, khó như tìm cổ kiếm, Cả một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai) vẫn thường được truyền tụng như chính cốt cách con người Mẫn Hiên – Cúc Đường vậy!

Hiểu quá Hương Giang

Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền,
Trường giang như kiếm lập thanh thiên.
Sổ hàng ngư đĩnh liên thanh trạo,
Lưỡng cá sa cầm khuất túc miên.
Trần lộ du du song quyện nhãn,
Viễn tình hạo hạo nhất qui tiên.
Kiều đầu xa mã phi ngô sự,
Phả ái nam phong giác chẩm biền.

Xin đọc thêm về thơ Cao Bá Quát trong những post trước của tôi: Trà giang thu nguyệt ca, Sa hành đoản ca, Trệ vũ chung dạ cảm tác.

for whom the bell tolls

Men of five still alive through the raging glow.
Gone insane from the pain that they surely know.

(Metallica)

xcerpts from the 1943 film following Hemingway’s novel. In some aspects, this is a great film, highly symbolic and dramatical, beautiful staging and casting, but still nowhere closed to the book. So read the book here (zipped text file)! It’s said that Hemingway handpicked the actors and actresses himself for the roles, but he greatly disliked the film due to it’s political content removal.

Excerpt 1: The old guerilla man of El Sordo and his last four men make their last stand on a dead-end hilltop. They’re waiting for their fate to come, and the young Joaquin does the praying when the Russian machine gun barrel turns hot on his shoulder as the planes approach: Holy Mary, Mother of God, pray for us sinners now and at the hour of our death, Amen!.

…Dying was nothing and he had no picture of it nor fear of it in his mind. But living was a field of grain blowing in the wind on the side of a hill. Living was a hawk in the sky. Living was an earthen jar of water in the dust of the threshing with the grain flailed out and the chaff blowing. Living was a horse between your legs and a carbine under one leg and a hill and a valley and a stream with trees along it and the far side of the valley and the hills beyond…

Excerpt 2: Robert Jordan, severely wounded on the way retreat after the mission, says farewell to his lover María. He stays behind to cover the enemy for others to safely escape. The scene removes the detail of Agustín asks if Jordan need a shot or he can manage himself once left behind. Counting the last minutes of his life, in such moment, one can hear the bell tolling for his soul!

Lieutenant Berrendo, watching the trail, came riding up, his thin face serious and grave. His submachine gun lay across his saddle in the crook of his left arm. Robert Jordan lay behind the tree, holding onto himself very carefully and delicately to keep his hands steady. He was waiting until the officer reached the sunlit place where the first trees of the pine forest joined the green slope of the meadow. He could feel his heart beating against the pine needle floor of the forest.

Robert Jordan, as illustrated on this Vietnamese translate book cover, using a Lewis gun, or just called a mácquina as in the book.

khát vọng

渴望

悠悠岁月欲说当
年好困惑亦真亦
幻难取舍悲欢离
合都曾经有过这
样执着究竟为什
么漫漫人生路上
下求索心中渴望
真诚的生活谁能
告诉我是对还是
错问询南来北往
的客恩怨忘却留
下真情从头说相
伴人间万家灯火
故事未来共斟酌

hát vọng: những ai thuộc thế hệ 7x có thể sẽ nhớ phim này, chiếu trên truyền hình VN đầu những năm 90. Không nằm trong số những phim TQ thành công nhất, nhưng 50 tập phim mang lại những tình tiết cảm động của những cảnh đời thời cách mạng văn hoá. Dù ở TQ hay VN, dù ít hay nhiều, chúng ta đã sống qua những tháng ngày như thế, những đày đoạ và thăng trầm, những điên rồ của lịch sử, và những hậu quả dai dẳng của nó… hãy nhớ để đừng bao giờ quên chúng! Cố sự bất đa, uyển như bình thường nhất đoạn ca: chuyện cũ chẳng nhiều, cũng bình thường như một khúc ca… Đã trải qua rồi, phải như thế nào đó mới nói được một lời như thế! Truyền hình VN thực hiện việc thuyết minh đã chuyển ngữ lời nhạc thành một đoản khúc thơ lục bát thật khó quên:

gió lạnh đầu mùa


ằng năm vào độ sau ngày tựu trường, lũ học sinh chúng tôi biết rằng những ngày vàng ươm nắng này dài chẳng bao lâu, gió lạnh cuối thu sẽ tràn về. Cái cảm giác giao mùa, cũng như sự trông ngóng nó thật đáng yêu, hầu như chúng ta ai cũng sẽ nhớ tới nhà văn Thanh Tịnh: Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc… Riêng tôi, tôi đã không yêu Ngày khai trường (Thanh Tịnh) bằng Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Đơn giản vì Gió lạnh đầu mùa chính xác là cái không gian của tuổi thơ tôi, cái không gian giản dị mà ấm áp, đẹp như những mãng màu-nguyên tranh Bùi Xuân Phái.

Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bé vẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi. (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)

Cũng là cậu bé Sơn (trước khi mang cái tên bây giờ, tôi có cái tên khác là Bảo Sơn), cũng những mẫn cảm được gợi lại chính xác như trong truyện… Lớn lên một chút, tôi bắt đầu lang thang tìm hiểu về cái không gian mình đang sống: những đồi núi chập chùng, đẹp như mơ của vùng trung du Đại Lộc, những tháp Chàm vùng Bằng An, Bảo An, những vùng đất đá ong xưa nhiều ngấn lệ Mỹ Sơn, Duy Xuyên… Đi nhiều để mà cảm nhiều hơn, về những điều lẫn khuất bên dưới một không gian bấy giờ tiêu điều và nghèo đói.

Rồi tôi tìm ra chính xác rằng, cái không gian của Gió lạnh đầu mùa là ở Cẩm Phô, Hội An. Nơi gia tộc Nguyễn Tường với ba anh em nổi tiếng Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Tường Lân sinh sống. Không ít, nhưng cũng không nhiều người biết về ba anh em nhà Nguyễn Tường này: Nguyễn Tường Tam, tức nhà văn Nhất Linh, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng; Nguyễn Tường Long tức nhà văn Hoàng Đạo (người bị Việt Minh thủ tiêu trong vụ án phố Ôn Như Hầu), Nguyễn Tường Lân tức nhà văn Thạch Lam, tác giả cuốn truyện của tôi. Ba anh em Nguyễn Tường, bên cạnh hoạt động chính trị, còn là những người thành lập nhóm Tự lực Văn đoàn lừng lẫy.

Sự nghiệp của gia tộc này thiết tưởng không cần phải nhắc đến nhiều. Ở đây, tôi chỉ muốn hồi tưởng lại cái không gian Gió lạnh đầu mùa của vùng Cẩm Phô, Hội An ngày nào. Cái không gian ấy thật lạ lùng, thô ráp như bao không gian xứ Quảng khác, vừa ẩn chứa nét tinh tế ngấm ngầm của phố cổ. Chỉ nơi ấy mới đẻ ra được những Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn và đặc biệt là những rung động xao xuyến của tình yêu thủa ban đầu Dưới bóng hoàng lan.

Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những búp hoa lý non và thơm rủ liền trong giàn, lẫn vào đám lá. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó. Hai bàn chân nhỏ, lấm tấm cát, để dấu tự ngoài ao trở về… Chàng đột nhiên mỉm cười, rồi hỏi: – Cô Nga có còn hay đi nhặt hoàng lan rơi nữa không? Nga cũng cười hơi thẹn: – Vẫn nhặt đấy. Nhưng không có ai tranh nữa. Nàng nhìn Thanh, nắng như tụ lại những hình ảnh tự bao giờ, và sẽ vuốt mấy sợi tóc mai ra một bên. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. (Dưới bóng hoàng lan – Thạch Lam)

hồ trường

南方歌曲

丈夫生不能披肝折檻,為世扶綱常。逍遥四海,胡為乎此鄉。回頭南望邈無極兮,天雲一色徒蒼蒼。立功不成,學不就,少壯有幾辰兮,坐視百年身世驅陰陽。撫掌狂歌問斯世,茫茫天地,安得知一知己兮,試來對酌佑予觴。予觴擲向東溟水,東溟之水萬隊起狂瀾。予觴擲向西山雨,西山之雨一陣何汪洋。予觴擲向北風去,北風揚沙走石飛殊方。予觴擲向南天霧,霧中有人開口一飲蘧然醉。天地宇宙渾相忘,予不醉矣,予行予志。男兒自古事桑蓬,何必窮愁泣枌梓。

gâm thơ là một loại hình kết hợp giữa văn chương và ca nhạc, và là loại hình nghệ thuật tôi hoàn toàn không biết gì. Những điệu ngâm Sa mạc, Bồng mạc, ca trù, ngâm Kiều, Tao đàn… tôi hoàn toàn mù mịt, dù trong nhà từ nhỏ được không ít lần thưởng thức ngâm thơ. Xin post ở đây một bản ngâm thơ tôi được biết, cũng là bài ba tôi thường ngâm mỗi lúc cao hứng, ngà ngà say. Đây là một bài thơ rất có giá trị trong văn học sử Việt Nam cận đại, và câu chuyện về người tác giả (dịch giả) của nó cũng bị cố tình lãng quên, không mấy ai được biết đến!

Hồ trường - Tôn Nữ Lệ Ba 

Đại trượng phu không hay xé gan bẻ cật phù cương thường, Hà tất tiêu dao bốn bể lưu lạc tha phương. Trời Nam nghìn dặm thẳm. Non nước một màu sương. Chí chưa thành, danh chưa đạt. Trai trẻ bao lăm mà đầu bạc? Trăm năm thân thế bóng tà dương.

Vỗ gươm mà hát. Nghiêng bầu mà hỏi. Đất trời mang mang ai người tri kỷ? Lại đây cùng ta cạn một hồ trường.

Hồ trường! Hồ trường! Ta biết rót về đâu? Rót về Đông phương, nước biển Đông chảy xiết sinh cuồng loạn! Rót về Tây phương, mưa Tây phương từng trận chứa chan. Rót về Bắc phương, ngọn Bắc phong vi vút cát chạy đá dương! Rót về Nam phương, trời Nam mù mịt có người quá chén như điên như cuồng.

Nào ai tỉnh, nào ai say? Lòng ta ta biết, chí ta ta hay. Nam nhi sự nghiệp ư hồ thỉ, Hà tất cùng sầu đối cỏ cây!

Cũng lại là một người con của làng Bảo An, Điện Bàn, Quảng Nam, vùng đất địa linh nhân kiệt số một Việt Nam, Nguyễn Bá Trác tham gia phong trào Đông Du, trở về nước năm 1914, ông cùng Phạm Quỳnh duy trì tờ Nam Phong tạp chí. Sau đó, ông làm Tuần phủ Quãng Ngãi, rồi Tổng đốc Thanh Hóa, Bình Định. Ông bị Việt Minh xử bắn lúc họ cướp chính quyền, ở Huế năm 1945. Tên tuổi Nguyễn Bá Trác không được “chính sử” nhắc đến, nhưng chỉ nhờ vào một bài thơ Hồ Trường, cốt cách, chí khí con người ông vẫn còn được truyền tụng và ngưỡng mộ đâu đấy, như đại diện của một lớp “những người muôn năm cũ”.

Đến nay, đã có đủ cơ sở để tầm nguyên lời thơ Hồ Trường. Có thể đọc nguyên văn phần nghiên cứu của tác giả Phạm Hoàng Quân ở đây. Bài thơ Hồ trường – hóa ra lại là phần lời của một bài hát không tên, tạm gọi là Nam Phương ca khúc – được đăng tải trong thiên ký sự Hạn mạn du ký của tác giả Nguyễn Bá Trác trên Nam Phong tạp chí, phần chữ Hán (từ số 22 đến số 35, năm 1919 – 1920); sau đó thiên ký sự này được chính tác giả dịch sang chữ Việt và đăng tải ở phần chữ Việt của Nam Phong (từ số 38 đến số 43, năm 1920 – 1921). Nam phương ca khúc nằm ở chương 10 trong thiên ký sự này.

Vào khoảng năm 1912, khi lưu lạc ở Thượng Hải, tác giả gặp một người đồng hương cùng chí hướng, người này có giọng hát hay (giọng Quảng Đông). Một đêm nọ, hai người đi uống rượu. Rượu ngà ngà, Nguyên quân đứng dậy mà hát, ở bàn bên cạnh, một võ quan họ Lưu, người Trực Lệ, nghe điệu hát, sang hỏi là điệu gì, được trả lời: Ấy là một điệu đặc biệt ở phương nam, họ Lưu nói: nghe tiếng bi mà tráng, nhiều hơi khảng khái, nam phương mà có điệu hát đến thế ru? Sau đó họ Lưu xin người hát chép ra giấy lời ca ấy để giữ xem.

Nam phương ca khúc là một bài ca ấy không rõ tựa đề, không biết tác giả, Nguyễn Bá Trác đã chép lại toàn vẹn trong Hạn mạn du ký. Và khi Hạn mạn du ký được sang chữ Việt thì lời ca này đã được dịch rất thoát, linh động nương theo âm điệu tiếng Việt và có chỗ thêm tứ có chỗ bớt lời, khéo giữ được cái thần thái hào sảng của nguyên tác để có được một bài Hồ Trường như chúng ta được biết. (Hình bên phải: phần lời Hán văn của Nam Phương ca khúc, in trong Nam Phong tạp chí).

tầm dương giang đầu

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận,
Anh lụy đời quên bến khói sương.
Năm tháng, năm cung mờ cách biệt,
Bao giờ em hết nợ Tầm Dương?

君不見黃河之水
天上來奔流到海不復回

勸君更盡一杯酒
西出陽關無故人

醉臥沙場君莫笑
古來徵戰幾人回

潯陽江頭夜送客
楓葉荻花秋瑟瑟

抽刀斷水水更流
舉杯消愁愁更愁
人生在世不稱意
明朝散髮弄扁舟

Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời. Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi. Long lanh tiếng sỏi vang vang hận. Trăng nhớ Tầm Dương nhạc nhớ người… (Xuân Diệu)

Chiều thu nhớ nhung vì đâu, thắm đôi dòng châu, tiếc thay tại sao đành lỡ làng. Man mác khói hương bay dịu dàng. Như tóc mây vương dáng liễu mơ màng, cung đàn nhỏ lệ Tầm Dương. Ai đó tri âm biết cùng

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận, Anh lụy đời quên bến gió sương. Năm tháng, năm cung mờ cách biệt, Bao giờ em hết nợ Tầm Dương? (Hoàng Cầm)

ề những tác phẩm Đường thi quan trọng, ai chỉ từng tham khảo những cuốn cơ bản như Đường thi nhất bách thủ (100 bài), Đường thi nhất thiên thủ (1000 bài), cũng đã thấy đó là cả một gia tài văn chương đồ sộ, ảnh hưởng của chúng đến đời sau thực không cần phải nói tới. Những ông bạn già ba tôi, những người quen của gia đình tôi, mỗi khi ngồi lại ăn nhậu với nhau, thế nào cũng có một vài câu Đường thi được đọc, ví dụ như:

Anh có thấy sông Hoàng Hà, Con sông vĩ đại nước sa lưng trời. — Quân bất kiến Hoàng hà chi thủy, Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

Xin vơi một chén quan hà, Dương quan chốn ấy ai là cố nhân. — Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu, Tây xuất Dương quan vô cố nhân.

Sa trường say ngủ ai cười, Từ xưa chinh chiến mấy người về đâu. — Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách, Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu.Tầm Dương giang đầu dạ tống khách, Phong diệp địch hoa thu sắt sắt.

Cầm dao chặt nước nước cứ trôi, Nâng chén tiêu sầu sầu không vơi. Người đời nếu chẳng được như ý, Sớm mai xõa tóc cỡi thuyền chơi.Trừu đao đoạn thủy thủy cánh lưu, Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu. Nhân sinh tại thế bất xứng ý, Minh triêu tản phát lộng biên châu.

Lúc nhỏ, tự học đọc và viết được Hán tự, thuộc vài ngàn bài Đường thi, Tống từ, tôi đã lấy làm tự phụ rằng còn thuộc nhiều thơ hơn cả mấy ông già bạn ba tôi. Chỉ sau này mới thấy cái vốn Hán học của mình bé như hạt cát, chỉ mới là dạng đọc mau nhớ thôi. Tuy vậy vài năm lúc tuổi nhỏ cũng đủ để nhận được cái hồn cổ văn lồng lộng, những u tình sâu kín, cũng đủ thấy cốt cách người xưa… Lớn lên, tôi dần cảm thấy thích âm nhạc hơn, mà xa rời văn chương, có lẽ vì âm nhạc dễ tiếp thu hơn, mà văn chương thì đòi hỏi quá nhiều công phu hơn.

Nguyệt cầm – Cung Tiến - Thái Thanh 
Tiếng xưa – Dương Thiệu Tước - Thu Hiền 
Tình cầm – Phạm Duy - Tuấn Ngọc 

Tuy vậy, ảnh hưởng của cổ văn, cổ thi, nó bàng bạc khắp nơi, không dễ gì thoát ra được. Ảnh hưởng lên văn học Việt Nam sâu đậm nhất, có lẽ không tác phẩm nào khác ngoài Tỳ Bà hành – Bạch Cư Dị. Không kể đến trong cổ văn (mà dấu vết của Tỳ Bà hành có thể được tìm thấy nơi nơi), ngay trong Thơ mới, dấu vết của nó cũng không ít. Câu chuyện của tác giả và người kỹ nữ đánh đàn tỳ bà tình cờ gặp lúc đêm khuya trên bến sông Tầm Dương để lại cho hậu thế biết bao nhiêu mối hoài cảm. Cả một áng thơ dài, câu nào cũng đầy tình ý:

Tiếng cao thấp lần chen liền gảy,
Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu.
Trong hoa, oanh ríu rít nhau,
Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh.
Tiếng suối lạnh, dây mành ngừng tắt,
Ngừng tắt nên phút bặt tiếng tơ.
Ôm sầu, mang hận ngẩn ngơ,
Tiếng tơ lặng lẽ bây giờ càng hay.

Hãy ngồi lại gảy chơi khúc nữa,
Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca.
Tần ngần dường cảm lời ta,
Dén ngồi bắt ngón đàn đà kíp dây.
Nghe não ruột khác tay đàn trước,
Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi.
Lệ ai chan chứa hơn người?
Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh.

Nguyên bản Hán văn, phiên âm cũng như bản dịch thơ nổi tiếng của Phan Huy Vịnh, xin đọc ở đây. Đọc Tỳ Bà hành rồi dễ liên tưởng đến tác phẩm có phần tương tự của thi hào Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca龍城琴者歌, tuy nhiên bài này lại nặng về tính thế sự hơn là về tình cảm cá nhân, nên sự xúc động gây ra trong lòng người thiết nghĩ cũng không sâu sắc bằng:

Thành quách suy di nhân sự cải, Kỷ độ tang điền biến thương hải. Tây Sơn cơ nghiệp tận tiêu vong, Ca vũ không lưu nhất nhân tại城郭推移人事改幾度桑田變蒼海西山基業盡消亡歌舞空留一人在. Ảnh hưởng trong văn thơ thì đã quá nhiều rồi, hôm nay tôi xin đưa một vài ví dụ nhỏ, ảnh hưởng của Tỳ Bà hành trong Tân nhạc, bằng trí nhớ lu mờ của mình, xin chép tặng các bạn một vài bài nhạc hay mang âm hưởng của bến Tầm Dương năm xưa.

chảy đi sông ơi

Chảy đi sông ơi,
Băn khoăn làm gì.
Ai sống mãi được?
Em thì nông nỗi,
Anh thì mê mải.
Anh đi tìm gì?
Lòng đời đen bạc,
Mỹ nhân già đi.

Lời ai than thở,
Thoảng trong gió chiều.
Anh hùng cười gượng,
Nét buồn cô liêu…

ừ lâu đã thích văn của Nguyễn Huy Thiệp, thích nhưng cũng ngán ngẩm cái lối ác nghiệt, mỉa mai, thâm độc của tác giả. Giá như mà cuộc đời không chua cay như thế, thì cũng đâu có được một Nguyễn Huy Thiệp? Đem điều cao đẹp nhất trộn lẫn với điều thấp kém kém nhất, đem triết học, đạo đức vào tận cùng đáy xã hội, đem suy tư, đau khổ vào cái hồn nhiên, ngây thơ… Như bản đồng dao dân dã dưới đây, ai có thể ngờ lại có nội dung hiện đại đến vậy. Những chất liệu sống trần trụi, chân thực và lãng mạn trong những gì Nguyễn Huy Thiệp viết là quá đủ để nhạc sĩ Phó Đức Phương viết nên ca khúc nổi tiếng cùng tên.

Tập truyện ngắn Chảy đi sông ơi đã được dịch sang tiếng Anh dưới tựa đề Crossing the river (cái tựa đề được dịch rất chi là “chuối”), NXB Curbstone Press phát hành với một lời bình luận chẳng đâu vào đâu: điểm thu hút nhất của tác phẩm là tính cổ truyền và những điển tích được lồng ghép nhuần nhuyễn vào bối cảnh đương đại… Chừng nào con người còn tin vào điều này – chuyện ngày xưa gìn giữ cho ta những giá trị vững bền về gia đình và lý tưởng, và là cách để kết nối hôm nay với hôm qua.

MƯA – Nguyễn Huy Thiệp

Phong vận kỳ oan ngã tự cư (Nguyễn Du) [*]

 

Em,

Anh bắt đầu truyện ngắn này lúc 8 giờ sáng trong một quán cà phê tồi tệ nhất thành phố. Quán vắng khách, không ai quấy rầy anh. Trời đang mưa.

Anh ngồi viết… Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. Em đang ở đâu? Những ý nghĩ của anh hướng cả về em. Em hiển hiện. Em ngồi bên cạnh và sắp xếp những con chữ rời rạc.

Hôm ấy trời cũng mưa, mưa như trút. Anh và em ngồi trong xó tối. Trước mặt chúng ta có hai phụ nữ, một người thấp, một người cao, cả hai đều đẹp. Anh nhắc em chú ý đến cô gái cao, để tóc xõa, mỗi khi cười lại hay ngả người vào ghế. Em hỏi anh tên người ấy. Anh bảo: Gọi gì mà chẳng được! Tên người cũng là một thứ ký hiệu thôi. Anh gọi cô ta là N. Em bảo: Thế người ngồi cạnh là M. à? Anh bảo: Phải!

Mình biết không? – M. nói – Mình chẳng hiểu gì về hắn. Đời mình sẽ tan nát vì hắn mất thôi. Tớ van mình, mình đừng yêu hắn!

Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại… – N. cầm một bông hoa trên bàn xé nhỏ. – Nhưng hắn hiền lành và thông minh lắm. Gần hắn, tớ sẽ học được cái gì chăng?

Với bọn đàn ông thì người phụ nữ chẳng học được cái gì đâu. Chúng chỉ chăm chăm một việc là đè mình ra giường rồi tỉ tê những lời đường mật. Chúng mình tưởng bở, chúng mình tưởng đấy là tình yêu, là tính người. Thế là hết đời!

Sao mình ác khẩu thế? – N. thở dài. Họ yên lặng một lúc. Nghe rõ tiếng mưa rơi. N. nói:

Hắn đọc thơ, bằng một giọng trầm, hay không tả được.

Lại thơ nữa! Thằng đàn ông nào khi quyến rũ đàn bà mà chẳng làm thơ? Chúng làm thơ suốt từ thời người vượn nguyên thủy đến nay, được những bốn nghìn năm rồi.

Mình hôm nay thế nào ấy. Thế mình lấy chồng, mình có hạnh phúc không?

Ừ, ừm… không biết. Nhưng mà chắc có đấy. Có điều tay chồng tớ đểu kinh khủng. Tớ biết hắn lừa tất cả mọi người. Thế mà trước khi lấy hắn, không hiểu sao tớ thấy hắn cao thượng thế!

N. cười khẽ. Khi cười, mái tóc xõa ở bên thành ghế.

Mình cho tớ xin một điếu thuốc lá. Từ khi lấy chồng, tớ phải hút trộm… Chồng tớ thấy, hắn sẽ đánh tớ.

Tại mình cả thôi. Tớ đã bảo đấy là một thằng đàn ông đê tiện cơ mà!

Tớ rất ghét chồng mình, tớ chưa bao giờ thấy chồng mình nói thật bao giờ. Thôi, số kiếp cả. Làm sao được? Thân tớ thế là coi như xong rồi đấy. Rồi tớ sẽ đẻ con, vào bệnh viện, không hiểu sao tớ nghĩ sau này tớ sẽ bị liệt, thế là hết đời. Nhưng mà mình, tớ van mình, mình đừng yêu hắn!

Không, tớ chẳng yêu đâu. Tớ chẳng dại…

Mình thề đi. Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn!

Em hỏi: Sao thế nhỉ? Sao người ta lại đi can gián tình yêu? Anh bảo: Em đừng sốt ruột. Một người đáng kể thế kia thì chẳng bao giờ thề thốt gì đâu.

M. ngồi hút thuốc. Ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực.

Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Mình thề đi!

Không! Mình đừng bắt tớ thề. Buồn cười lắm!

Mình có hiểu một người như hắn tệ hại đến thế nào không? Hắn thích gì hắn sẽ làm nấy. Hắn có thể đánh nhau đấy!

Ừ…

Tớ đã biết hắn. Hắn rất khinh người. Một người như thế là không tôn trọng ai đâu.

Nhưng hắn đối xử với tớ rất tốt… Dễ thương nữa.

Mình chẳng hiểu gì cả! Ai mà hắn chẳng tốt! Hắn bịp bợm đấy! Hắn chẳng coi cuộc sống ra gì. Mình có thấy cách chi tiêu của hắn không? Nếu có một quốc gia trong tay thì hắn cũng chỉ chi tiêu trong năm phút.

Thơ của hắn lạ lắm!

Lại thơ! Mình cứ mơ mộng thế là chết đấy! Hắn ham chơi lắm, mình đã thấy hắn đá cầu với một thằng bé con sáu tiếng đồng hồ! Mình cứ tưởng tượng xem, sáu tiếng đồng hồ người ta làm được bao nhiêu là việc! Ngộ nhỉ?

Ngộ gì mà ngộ? Có mà điên!

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Tớ van mình. Mình cẩn thận đấy! Mình có hiểu tình yêu của một tay đàn ông như thế thì thế nào không?

Không… Tớ biết sao được.

Nó sẽ làm lòng dạ mình tan nát như chơi…

Mình chẳng hiểu gì cả… Hắn chỉ làm mọi việc theo ý hắn thích mà thôi. Khi hắn yêu hắn sẽ quên hết… Mà như thế thì khổ lắm… mà ngượng lắm!

Sao lại ngượng?

Thế mình chỉ sống có mỗi một mình thôi à? Mình còn có bạn bè, bố mẹ, lại còn ông bà, rồi còn sự nghiệp nữa.

Ừ, bà thì rắc rối lắm!

Chứ còn gì nữa? Hắn sẽ gạt tất cả sang bên. Hắn sẽ cười vào mũi tất cả, cười rất khả ố… Hắn chẳng coi mọi sự là cái gì đâu! Tớ cấm mình yêu hắn đấy!

Ừ!

Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Thơ của hắn rất lạ… chẳng có đầu có cuối gì cả. Này nhé:

Chính bởi thế mà nửa đêm ta dậy
Lang thang khắp phố phường.

Bởi cái gì?

Ma nào mà biết được? Tớ cũng hỏi hắn thế… Hắn cười, hắn cũng không biết nốt. Hắn chỉ lên trời…

Lại thế nữa… Thế là điên rồi đấy!

Mà còn thế này nữa:

Ta nhổ một cái lông chân
Đem so xem nó có giông lông trâu không?
Ta ký một hợp đồng
Và ra sức lùa gió về
Trong căn phòng trống trải của ta…

M. nhỏm người lên:

Ký hợp đồng với ma quỷ đấy! Chắc chắn thế! Tớ biết mà… Hắn không chơi với người đâu, hắn chỉ chơi với ma quỷ thôi…

Hắn có thể chết bởi những điều rất vớ vẩn… Mà hắn cả tin lạ lùng.

Thôi đi… Tớ van mình. Mình đừng mơ mộng nữa. Cả tin với không cả tin. Tất cả đều một giuộc!

Quả thực, tớ chưa thấy người nào đáng kể như hắn. Hết sức nồng nhiệt, tối tăm như đêm tối chính trực nữa…

Mình yếu đuối lắm!

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Ừ…

Em hỏi: Tình yêu là gì? Anh bảo: Đây là nét phong nhã bậc nhất của đức hạnh. Không phải người nào cũng hiểu được đâu. Em hỏi: Sao khi yêu nhau người ta làm thơ? Anh bảo: Tình yêu sinh ra tài năng. Thơ là thử tài năng tầm thường nhất. Em bảo: Tài năng nào mà chẳng tầm thường… Anh bảo: Có một thứ tài năng không tầm thường. Em hỏi: Anh biết à?, Anh bảo: Biết. Em hỏi: Anh có nó không? Anh bảo: Có. Em bảo: Thế thì em yêu anh.

Này, tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Ừ…

Để tớ kể mình nghe chuyện này. Ngày xưa hắn đã yêu một thiếu nữ. Cô ấy con nhà gia giáo. Mình có biết một thiếu nữ trinh thục là thế nào không? Môi cô ta lúc nào cũng thắm đỏ. Đáy mắt cô ta ánh xanh như vỏ trứng chim sáo. Cô ta được nuôi dưỡng bằng truyện cổ tích và toàn cơm tám giò chả. Một thiếu nữ được nuôi như thế thì da trắng hồng.

Thôi, mình bỏ trò miêu tả ấy đi. Khó chịu lắm. Một thiếu nữ trinh thục là rất khó chịu…

Ừ thật thế đấy. Hắn đến… liệu hắn có biết thứ quà tặng gì đối với cô ta có thể làm chết người như là tình yêu của hắn hay không? Tớ cũng tin hắn yêu say đắm. Một cô gái như thế thì sao lại không yêu được? Có thể khi đến với cô ta, lòng hắn sẽ yên tĩnh lại, sẽ không sôi réo nữa. Hắn sẽ tu tỉnh, hắn không du côn và lêu lổng nữa. M. im lặng, cô ta lại châm một điếu thuốc lá. ánh lửa ở đầu điếu thuốc đỏ rực. Nghe rõ tiếng mưa rơi…

– Thế… Không thể nói rằng hắn là kẻ vô giáo dục được. Hắn chỉ hơi dám đến gần cô ta. Không phải là hắn yêu đâu, hắn chiêm ngưỡng, hắn thờ phụng cô ta như thể người ta thờ phụng Đức thánh Trần.

Sao lại Đức thánh Trần?

Tại vì đây là thứ tình yêu chẳng có hôn hít gì cả. Chỉ có tình yêu với Đức thánh Trần mới như thế chứ…

Ừ tớ hiểu rồi. Kể cũng kỳ lạ đấy. Hình như bây giờ hắn đã bạo hơn…

Mình im đi! Tớ van mình, mình không được nghĩ gì về hắn nữa đấy.

Ừ.

Thế… hắn với cô ta như thể hai người trong mộng. Cô ta héo hắt đi vì hắn. Mình tưởng tượng xem… Một cô gái mới lớn, lần đầu tiên biết yêu. Còn hắn, một con dê xồm mồ hôi dầu, cười nói thản nhiên như côn đồ. Hắn có thể trồng cây chuối trước mặt bố mẹ cô ta. Bố cô ta là một trí thức, ông treo ảnh danh nhân trên tường, yêu thích văn học cổ điển, nhạc cổ điển và chính trị cổ điển. Còn hắn, hắn biểu diễn âm nhạc bằng cách thọc hai ngón tay vào miệng…

Ngộ nhỉ?

Ngộ gì mà ngộ… Hắn bắt một con thạch sùng rồi để lên bàn. Hắn trình bày thế giới bằng cách miêu tả con thạch sùng ấy. Thượng tầng kiến trúc là đầu, hạ tầng cơ sở là chân, khúc đuôi là đạo đức. Hắn cho rằng đạo đức rụng rồi lại mọc, đạo đức có thể ngoe nguẩy một mình, còn toàn bộ sự sống chuồn mất…

Thật quá quắt!

Đấy. Mình bảo như thế thì ai chịu được.

Không chịu được thật…

Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn!

Được rồi. Thế tình yêu của hắn với cô gái kia thế nào?

Hắn quyến rũ cô ta, hay là cô ta quyến rũ hắn… Cũng chẳng biết được. Họ say mê, quyến luyến nhau… Xa cô ta một ngày là hắn gây sự. Kể ra cũng không thể phàn nàn gì về một tình yêu như thế. Quả thực, nếu đấy không gọi là tình yêu thì tớ cũng không biết thế nào là tình yêu nữa…

Tớ hiểu rồi… Tớ biết rất rõ. Mình lại nghĩ đến hắn phải không? Tớ cấm đấy. Tớ van mình… Mình đừng yêu hắn…

Ừ. Mình kể tiếp đi.

M. lại hút thuốc. Im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Em hỏi: Cuộc sống cơ bản là buồn, phải thế không? Anh bảo: Không có tình yêu buồn. Em hỏi: Một trong hai cô gái kia thì ai hạnh phúc? Anh bảo: Một cô vừa đánh tuột mất hạnh phúc. Còn cô kia đang có hạnh phúc trong tay, nhưng không khéo cũng đánh tuột mất.

M. kể tiếp:

Họ yêu nhau. Hắn đính hôn với cô ta. Mọi người ngăn cản. Hắn khuyên cô ta trốn…

Trốn đi đâu?

Chắc là phải trốn đến nơi nào thật lạc hậu.

Sao thế?

Thì những nơi văn mình ai chứa được một người như hắn? Không có gì với hắn là quá cao, cũng chẳng có gì với hắn là quá thấp…

Họ trốn chứ?

Đúng vào phút cuối cùng thì họ từ bỏ ý định, từ bỏ lời thề.

Khốn kiếp?

Ừ.

Hắn có quay lại không?

Một người như hắn thì đời nào quay lại? Lòng cao thượng của hắn là lòng cao thượng của quỷ chứ đâu phải của người! Hắn biết rằng chỉ vì một cô gái thì không đáng để hắn hy sinh cuộc đời, dù rằng đấy là một cô gái trinh thục, môi lúc nào cũng đỏ thắm, da trắng hồng…

Hắn đi luôn à?

Phải! Hắn đi luôn… mất tăm mất tích. Hắn đặc biệt nhạy cảm với sự nhục mạ…

Sau đó thì sao?

Cô ta ốm lăn lóc nhưng không chịu uống thứ thuốc hắn gửi đến, thuốc mà làm gì… Thời gian trôi đi, cô ta bắt đầu tiêu phí đời mình. Cô ta hiểu rằng không có một người đàn ông thứ hai như thế…

Họ lại ngồi im lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. – Này… Tớ van mình. Mình đừng yêu hắn. Hắn không có lòng đại lượng. Hắn không tha thứ cho ai… Mình, mình đừng yêu hắn. Hắn là quỷ sứ!

N. lục lọi đâu đó trong túi rồi đặt lên bàn một tấm ảnh nhỏ.

Ảnh hắn đấy…

Mình… tớ van mình… Mình đừng yêu hắn. Mình hãy đốt tấm ảnh ấy đi… Hãy xé đi…

Mình…

Không! Phải tự tay mình! Mình xé nó đi!

N. cầm bức ảnh trên bàn lặng lẽ xé nhỏ.

Chớp lóe sáng. Có tiếng sấm rền. Nghe rõ tiếng mưa rơi.

Khốn nạn!

Mình bảo ai khốn nạn?

Mình không hiểu đâu… Mình không biết rằng sau mối tình ấy cuộc đời trở nên khốn nạn thế nào?

Cô ta còn sống à?

Không, cô ta chết rồi! Tâm hồn cô ta chết rồi Cô ta chỉ còn hình hài. Cô ta thành kẻ đê tiện. Cô ta lấy chồng. Chồng cô ta cũng đê tiện đấy. Hắn ăn cắp rất giỏi. Hắn đánh cô ta mỗi khi cô ta hút thuốc.

Tớ không hiểu… Thế là thế nào?

Mình… Tớ xin lỗi mình… Mình đã xé tấm ảnh đi rồi… Mình đã làm điều mà tớ mong muốn… Họ ngồi yên lặng. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Bỗng nhiên cả hai khóc òa. M. nói, giọng đầm nước mắt:

Tớ xin lỗi mình… Thế mình tưởng tớ tha thứ cho mình vì mình xé tấm ảnh đi ư?

Mình… mình sao thế?

Mình chẳng hiểu gì cả? Mình tưởng tớ kể như vậy là lòng tớ thư thái hay sao? Sẽ thanh thản hay sao? Mình không biết tớ đã rứt từ tim tớ từng mảnh thịt một…

Mình… mình… Sao thế mình…

Mình tưởng tớ sẽ tha thứ cho mình vì mình độc ác thế à? Không, mình hiểu không? Nếu cần, tớ sẽ bỏ chồng, bỏ hết để đi theo hắn. Hắn vào tù thì tớ đưa cơm. Tớ sẽ theo hắn cùng trời cuối đất… Chỉ cần hắn quay lại… Nhưng hắn sẽ không bao giờ quay lại…

Giời ạ. Sao mình lại kể, sao mình lại kể?

Vì sao ư? Vì tớ không muốn… Mình hiểu không, tớ không muốn hắn rơi vào tay một người đàn bà nào khác, rơi vào tay mình.

N. đứng dậy đi ra ngoài trời. Một lúc sau, M. cũng đi ra nốt. Nghe rõ tiếng mưa rơi. Tiếng mưa rơi buồn không tả được.

Em hỏi anh: Cuộc sống cơ bản là phải thế không? Anh bảo: Không. Em hỏi: Người đàn ông mà hai người nói chuyện ấy là ai? Anh bảo: Không biết.

Em hỏi: Là công nhân, nông dân hay thợ thủ công? Anh bảo: Không biết. Em bảo: Chắc là nghệ sĩ. Vì cô ta đọc thơ. Anh bảo: Thơ gì lại thế? Em có muốn nghe thơ anh không? Thơ của anh cũng có nhổ lông. Em bảo: Thôi, để khi khác. Nhưng em áy náy quá, không biết hắn là ai. Em bảo: Em thấy cô ta cầm tấm ảnh in trên tờ báo. Chắc là một nhà chính trị. Anh bảo: Không biết. Em bảo: Hắn thật đáng kể.

Mưa.

Ngoài trời kia vẫn mưa. Khuôn mặt em hiện ra trong anh. Em đang ở xa. em ở đâu Những ý nghĩa của anh hướng cả về em. Bây giờ là 2 giờ chiều. Anh đã ngồi viết truyện ngắn này sáu tiếng đồng hồ. Sáu tiếng đồng hồ liền.

Sáu tiếng đồng hồ. Nhân vật chính trong truyện của anh đá cầu sáu tiếng đồng hồ. Cái thằng vô lại ấy! Một tên Cao Cầu bất hủ!

Em ở đâu?
Ngoài kia trời mưa
Bao giờ thì em về? Hả em?

 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

[*] Ta tự coi mình như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan nghiệt lạ lùng vì nết phong nhã.

moby dick


hực sự muốn giới thiệu đến các bạn cuốn sách gối đầu giường của tôi lúc nhỏ, đỉnh cao, cao nhất của văn học hiện thực – lãng mạn Mỹ và của cả văn học Anh ngữ: Moby DickHerman Melville. Truyện đã được dịch sang tiếng Việt dưới tựa đề Cá voi trắng bởi Công BáSơn Mỹ, NXB Mũi Cà Mau, 1987. (Google tất cả các trang web tiếng Việt không kiếm được một soft – copy nào của bản dịch này cả).

Đến đây nhớ lại một chút kỷ niệm thời thơ ấu, năm tôi học lớp 3, lớp 4 gì đó, trong một giờ làm văn ở lớp (hình như đề bài là viết về ước mơ sau này của mình) tôi đã lôi cả con tàu Pequod và thuyền trưởng Ahab vào, báo hại cô giáo không hiểu mô tê gì đã mời bố mẹ lên trao đổi 😀. Chuyện bây giờ nhớ lại vẫn còn thấy buồn cười. Một “thông lệ” luôn luôn gặp phải với các tác phẩm phương Tây được dịch lúc bấy giờ, dù tác phẩm hay hoặc dở, dù bản dịch tốt hay không, trung thành với nguyên tác hay không, mỗi tác phẩm dịch đều có một phần giới thiệu đại loại như thế này:

…Ông kịch liệt phê phán nền văn minh tư bản hiện đại, tố cáo vai trò của bọn giáo sĩ và thực dân đế quốc phương Tây đối với các dân tộc khác trên thế giới… phê phán toàn bộ thế giới phong kiến và chủ nghĩa tư bản đương thời, lên án chế độ chính trị và phong tục tập quán của nhiều nước châu Âu và Mỹ…

Sau này có điều kiện đọc được nguyên tác Anh ngữ, có dịp đối sánh từng đoạn, từng câu văn giữa nguyên tác với bản dịch, tôi mới nhận thấy, dịch giả không kham nổi cái phức tạp của nguyên tác, đã bỏ đi rất nhiều đoạn văn và chi tiết quan trọng. Thực sự dịch một tác phẩm không phải là chuyện dể, như người ta thường nói: Traduire, c’est Trahir (Dịch tức là Phản), nhưng để giữ được cho bản dịch một phong cách lãng mạn, dịch giả đã loại gần hết những chi tiết hiện thực quan trọng, mà trong nguyên tác, hiện thực và lãng mạn hòa quyện vào nhau trong một phong cách vừa trữ tình, vừa khốc liệt.

Nguyên đoạn văn này đã bị lược bỏ trong bản dịch, cũng như khá nhiều đoạn văn khác. Lối hành văn lãng mạn mà trúc trắc, mơ mộng mà đầy tư duy của Melville hẳn đã làm khó dịch giả tiếng Việt không ít, đến độ buộc lòng phải lược bỏ. Ngay như cảm nhận phương Đông thường thấy của chúng ta cũng thế, một cảnh buồn, đẹp thì tự nó buồn đẹp thôi, hà cớ gì đưa metaphysicsmeditation vào đấy!? Nhưng có đọc nguyên bản mới thấy được những nét hay khác lạ, meditation and water are wedded for ever, tôi tạm dịch: sự trầm tư và đại dương mênh mông đã kết nghĩa trăm năm tự bao giờ

Tôi cảm thấy mình hợp hơn với cách hành văn nguyên bản, bản thân tôi không hợp lắm với những kiểu lãng mạn suông, một chút suy tư trúc trắc mang đến cho đoạn văn nhiều dấu ấn cá nhân hơn: Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever. Nhiều chi tiết quan trọng đánh dấu phong cách hành văn của tác giả cũng đã bị lược bỏ, như đoạn Ishmael (tôi trong truyện) và Queequeg ký giao kèo làm thủy thủ trên tàu Pequod:

– Yes – said I – we have just signed the articles.
– Anything down there about your souls?
– About what?
– Oh, perhaps you hav’n’t got any – he said quickly – No matter though, I know many chaps that hav’n’t got any, good luck to ’em; and they are all the better off for it. A soul’s a sort of a fifth wheel to a wagon.

Đoạn văn quan trọng này cũng bị lược bỏ, nhiều ẩn dụ, điềm báo trước về số mệnh con tàu và thủy thủ đoàn được lồng ghép trong lời thoại, tôi tạm dịch:

“Thế (trong hợp đồng) có khoản nào về linh hồn anh không? Có lẽ anh cũng chẳng có đâu, không sao cả. Tôi thấy nhiều người cũng chẳng có, cầu cho họ được may mắn, và tốt hơn họ nên như thế. Linh hồn ư, cũng như cái bánh xe thứ năm trong một cỗ xe thôi.

Sau khi đọc nguyên tác và so sánh với bản dịch nhiều lần, tôi không còn thấy bản dịch hay như đọc lúc nhỏ nữa. Như sẽ nói kỹ ở phần sau, Moby Dick là một tác phẩm lớn và phức tạp, có tính biểu tượng cao độ, sử dụng nhiều điển tích và ẩn dụ, nhiều chi tiết thực tế sống động bên cạnh rất nhiều hình ảnh tượng trưng, nhiều ngôn ngữ đối thoại đời thường bao hàm nội dung triết lý. Cái lãng mạn của Moby Dick kỳ thực là một cái lãng mạn khắc kỷ, cũng giống như chính tác giả, một tín đồ Quaker sùng đạo, luôn có ý thức về lòng tin, nghĩa vụ cũng như sứ mệnh, cũng giống như chính thuyền trưởng Ahap, vị thuyền trưởng độc đoán, một đời làm thủy thủ chỉ có khoảng 3 năm sống trên bờ, hy sinh cả đời mình, cả con tàu và thủy thủ đoàn cho một mục đích duy nhất.

Ishmael, cái tên bắt nguồn từ một người bị cuộc đời bỏ rơi trong Kinh Thánh, chán nản và tìm đến đại dương để lãng quên nổi buồn, và cũng là người duy nhất còn sống sót để kể lại toàn bộ câu chuyện. Pequod, tên con tàu được lấy theo Pequot, tên một bộ tộc da đỏ Mỹ đã tuyệt diệt, ngụ ý một kết cục tương tự. Thuyền trưởng Ahab, cái tên cũng bắt nguồn từ Kinh Thánh, người suốt đời chỉ có một ám ảnh: giết con cá voi trắng huyền thoại, ông đã hy sinh tất cả, mạng sống của mình, con tàu và thủy thủ đoàn để theo đuổi mục đích đó. Tất cả nhân vật chính trong truyện: Ishmael, Ahab, Elijah, Starbuck, Stub, Flask, Queequeg, Tashtego, Daggoo, Fedallah… đều là những nét cá tính được chọn lọc, không phải dể dàng nhận thấy, nhưng đó là một xã hội thu nhỏ, trong đó tất cả các cá tính đặc trưng dường như đã được sắp đặt sẵn cho một thành công (hay một thảm họa) hoàn hảo.

…Once more. Say you are in the country; in some high land of lakes. Take almost any path you please, and ten to one it carries you down in a dale, and leaves you there by a pool in the stream. There is magic in it. Let the most absent-minded of men be plunged in his deepest reveries stand that man on his legs, set his feet agoing, and he will infallibly lead you to water, if water there be in all that region. Should you ever be athirst in the great American desert, try this experiment, if your caravan happen to be supplied with a metaphysical professor. Yes, as every one knows, meditation and water are wedded for ever…

Moby Dick có cấu trúc chương hồi rõ rệt, dù hành văn và nội dung hiện đại, nhưng bố cục tiểu thuyết dường như nhắc lại một cuốn kinh xưa nào đó. Cuốn sách được chia làm nhiều chương, mỗi chương thường ngắn, và có một đầu đề rất rõ rệt: The Carpet-Bag, The Spouter-Inn, The Sermon, The Ramadan, The Advocate… Mỗi chương thường ít có tính liên hệ, liền mạch, như những suy nghĩ bất chợt của người khách lãng du đãng trí, tất cả xoay quanh câu chuyện săn bắt cá voi và con tàu, những giây phút lãng mạn, những hiểm nguy, những thách thức, và tất cả những chuyện tầm phào khác, để rồi tất cả lộ ra giây phút cuối cùng cái định mệnh đã được báo trước: một con tàu có ba người chủ, có ba người phụ tá, có ba tay phóng lao chính, làm một cuộc hành trình kéo dài ba năm, trận chiến cuối cùng với con cá voi kéo dài ba ngày, để rồi chỉ còn lại một người sống sót. Giây phút cuối cùng của con tàu được khắc họa như trong một áng sử thi:

Ý nghĩa của câu chuyện, xin dành cho những ai tự tìm và hiểu nó. Điều tôi nhận thấy ở đây là tôi chỉ có thể hiểu được trọn vẹn Moby Dick sau khi đã đọc nguyên bản tiếng Anh của nó, bản dịch thực sự không lột tả được nhiều. Chỉ đọc trong nguyên gốc mới thấy được cái văn hóa, cá tính, ngôn ngữ, tâm lý của từng nhân vật, mới hiểu được tất cả những chi tiết vừa thực nhất, vừa đẹp nhất, để rồi nhận ra rằng Moby Dick thực sự là một kết hợp hoàn hảo giữa bi kịch và lãng mạn. Ngay cả trong văn hóa Âu Mỹ, người ta cũng không thường nhắc đến Moby Dick, nhưng nếu có nhắc, thường nhắc đến nó như cuốn kinh, cuốn sách của một đời người.

Dấu ấn của Moby Dick lên các lĩnh vực khác của cuộc sống không nhiều, và không dễ thấy. Nhưng nó như một ám ảnh lớn, một chủ đề tư duy quan trọng xuất hiện tại những thời điểm quan trọng. Như trong sêri phim viễn tưởng Star Trek (một phim tôi rất thích không phải vì nó hoành tráng hay đẹp, so với những phim bây giờ, kỹ thuật Star Trek rất thô sơ), nhưng đó là phim đầu tiên trong thể loại của nó: một câu chuyện, những chuyến hành trình và những ẩn dụ triết học. Star Trek trích dẫn rất nhiều từ Moby Dick, đô đốc James T. Kirk là một bản sao tính cách của Ahab (cũng với ám ảnh báo thù và quyết tâm theo đuổi mục đích đến cùng).

Ban nhạc rock huyền thoại Led Zeppelin thường hay mở màn các show diễn của mình với một đoạn intro (instrumental) mang tên Moby Dick. Cũng có một phim hoạt hình trong sêri Tom và Jerry có cốt truyện nhại theo Moby Dick. Theo như tôi biết thì thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới Starbucks chính là lấy theo tên người phụ tá của thuyền trưởng Ahap. Ngay cả về sau này, dù đồng tình hay không với tinh thần tác phẩm Moby Dick, cuốn truyện tiếp tục là nguồn cảm hứng và đề tài tư duy quan trọng để tiếp tục bàn cãi và tạo nên những đỉnh cao nghệ thuật khác.

Moby Dick đã được ít nhất hai lần chuyển thể thành phim, năm 1956 và năm 1998. Chưa tìm được bản phim 1956 để xem (chỉ có một số trailer), nhưng bản 1998 rất ấn tượng. Cảnh Pequod căng hết buồm ra khơi, hay cảnh con tàu chìm như đúng định mệnh của nó… thật sự rất hoành tráng. So với Master and Commander, các cảnh quay không những không kém hấp dẫn, mà phần nhạc phim (cùng được thực hiện bởi Christopher Gordon) lại hay hơn rất nhiều.

Một ngọn sóng cuối cùng dìm hẳn mặt mũi Tachigô, trong khi ở sát mặt nước, ngọn cờ đỏ thắm của tàu Bêquốt vẫn còn phất phơ trong gió. Một cánh tay rám nắng cố ngoi lên để đóng thêm vài búa cho ngọn cờ dính chặt thêm vào cột buồm. Bỗng một con hải điểu từ trên cao bổ xuống định xé nát ngọn cờ. Rủi thay, tay của Tachigô vẫn còn nhô lên và trong một cử động cuối cùng của người thủy thủ sắp chết, đóng chặt chim trời và ngọn cờ… Con ác điểu theo tàu vào cõi chết. Trước khi xuống âm phủ, quỹ Sa tăng còn cố bắt cho được một linh hồn theo hắn cho vừa lòng. Vài cánh chim lẻ bạn kêu réo trên miệng vực thẳm còn hé mở, Cảnh vật mờ dần dưới màn đêm bao phủ. Gió biển và sóng nước vẫn gào thét như tự ngàn xưa.

into the primitive

Bìa cuốn sách, NXB Lao Động, 1983.

Nhưng không phải bao giờ gã cũng đi một mình. Khi đêm đông dài kéo về và lũ sói bám theo mồi thịt xuống những thung lũng thấp, người ta có thể nhìn thấy gã chạy dẫn đầu bầy dưới ánh trăng nhợt nhạt hơn trong ánh bắc cực quang mờ ảo, nhảy những bước dài phi thường vượt các bạn cùng bầy, từ cổ họng to lớn của gã phát ra âm thanh vang dội khi gã hát lên một bài ca của thế giới hoang sơ, bài ca của bầy sói.

ấy điều về hai cuốn sách rất phổ biến và quen thuộc với nhiều người Call of the wildWhite fang của Jack London. Tôi đọc bản dịch Tiếng gọi nơi hoang dã của Nguyễn Công ÁiVũ Tuấn Phương lúc nào tôi cũng không nhớ rõ lắm, chắc là trong những năm học cấp 2. Tôi còn nhớ sách được in trên giấy đen, mỏng và xấu, chữ in lem nhem, dấu con chữ hằn từ mặt này sang bên mặt kia trang giấy.

Tuy không thể nào chịu được cách phiên âm phổ biến của Hà Nội lúc đấy: Giắc Lăn Đơn, Bấc, Piugít Xao, Milơ… nhưng phải thừa nhận đây là bản dịch tiếng Việt hay nhất cho đến bây giờ, hay hơn hẳn những bản dịch mới sau này. Lớn lên, tôi mới tìm đọc lại nguyên văn tiếng Anh của tác phẩm, và ngay những chương đầu tiên, Into the primitive, The law of club and fang, tác phẩm đã đem lại cho tôi nhiều cảm nhận mới. Bản dịch tiếng Việt rất trau chuốt, bài thơ mở đầu cũng được chuyển thể sang tiếng Việt, sát về nội dung, và sát cả về hình thức gieo vần cách (leap – sleep, chain – strain, bước – ước, tù – vu).

Old longings nomadic leap
Chafing at custom’s chain
Again from its brumal sleep
Wakens the ferine strain

Ôi khát vọng xưa đất trời rộng bước
Giận thói thường xích chặt tựa lao tù
Đêm đông lạnh từ giấc nồng mộng ước
Lại bừng sôi huyết thống của hoang vu

Into the primitive không đơn giản là Vào cõi nguyên thủy như trong tiếng Việt. Cái tựa đề chương ám ảnh suy nghĩ của tôi một thời gian dài, vì nó còn được hiểu như: quay lại những điều đơn giản nhất, quay lại những yếu tố cơ bản nhất (think about it like primitive data types in programming). Lẽ tốt xấu trong cuộc sống có nhiều điều để bàn cãi, nhưng nó thật đơn giản như khi bạn gieo một hạt giống thiện, nó sẽ mọc lên một cây thiện, bạn gieo một hạt giống ác sẽ được một cây ác. Không trực tiếp đề cập đến vấn đề thiện ác, nhưng cả hai tác phẩm Tiếng gọi nơi hoang dãNanh trắng nối tiếp nhau, đều hàm chứa những suy tư về vấn đề tội ác và trừng phạt như sẽ nói ở phần sau.

Tiếng gọi nơi hoang dã là câu chuyện của chú chó Buck, vốn sống sung túc ở trang trại thẩm phán Miller, cuộc sống đưa đẩy Buck trở thành chó kéo xe giai đoạn “the gold rush” để rồi nhận ra, dù ở đâu, cũng chỉ có duy nhất một thứ luật: luật của dùi cui và răng nanh. Tiếng gọi của bản năng dần trở lại và cuối cùng Buck đã gia nhập và sống cuộc đời của một con sói hoang dã. Đoạn kết câu chuyện tuyệt hay minh họa cho hình ảnh này:

Tiếp nối và không đơn giản như Tiếng gọi nơi hoang dã, Jack London đã phát triển Nanh trắng, một câu chuyện theo chiều hướng ngược lại. Xuất phát từ một con sói hoang, Nanh trắng tham gia vào cái thế giới tạm gọi là “văn minh” (nhưng không kém phần ác độc) là thế giới loài người, tham gia vào trò chơi đấu chó và những ân oán của con người cho đến ngày Weedon Scott xuất hiện và giải thoát cho nó. Nanh trắng trả thù cho vụ ám sát Scott (giết Jim Hall) và sống phần còn lại của cuộc đời trong trang trại chan hòa ánh nắng của thẩm phán Scott (cũng tại vùng Santa Clara).

Nơi kết thúc câu chuyện này là phần khởi đầu cho câu chuyện kia. Nếu như Tiếng gọi nơi hoang dã mô tả quá trình từ đời sống “văn minh” đến cuộc sống hoang dã, từ cái nhìn của con chó Buck, thì Nanh trắng là sự dịch chuyển từ thiên nhiên hoang dã về lại với thế giới “văn minh” con người. Nhưng lần này, Jack London đã không thể đứng từ vị trí của chính nhân vật, mà buộc lòng phải kể câu chuyện từ vị trí của một người quan sát thứ ba. Nội tâm của Nanh trắng là điều không phải dễ dàng lột tả được trong quá trình “dịch chuyển ngược” như thế.

Không uyên áo, phức tạp như văn học châu Âu, văn học Mỹ giai đoạn đầu, đơn giản và sáng tạo như là chính nó, cũng chuyển tải những vấn đề về đạo đức, nhân quả, thông qua một cách trình bày khó có thể chân thực hơn như chính bản chất của cuộc sống (phải mở ngoặc ở đây: cuộc sống như là các câu chuyện về “chó”).