sếu đầu mùa

Anh là bồ câu trắng,
Bay trên tận trời xanh.
Còn em bồ câu nhỏ,
Nhẹ nhàng bay bên anh.

hứ nhất là giai đoạn tôi lớn lên không có nhiều thứ để đọc, dù không hảo văn học Sô – viết lắm (rập khuôn, giáo điều), nhưng rất thích nhiều khía cạnh của văn học Nga (rộng lớn mà chi tiết), hai thứ ấy không phải là một! Thứ hai là tôi ghét đọc, cho rằng nên đọc càng ít càng tốt, thậm chí nghĩ rằng đọc sách chỉ thêm hại đối với người không biết suy nghĩ thấu đáo.

Cũng giống như được ăn những món sơn hào hải vị mà bị sình bụng, không thể tiêu hoá được, không hấp thu được gì bổ dưỡng cả! Thứ ba là tôi ghét đọc dài, mất thời gian vô ích, nhưng những tiểu thuyết mà tôi thích nhất lại… siêu dài, ví dụ như: Bác sĩ Zhivago, hay Pie đệ nhất, thích đến mức đọc đi đọc lại hàng ngàn trang sách ấy những 5, 7 lần!

Ai đã từng cầm trên tay những tập sách này, sẽ nhận thấy sức nặng của… giấy và của kỷ niệm! Mà này, tôi nói thẳng nhé, nếu đọc sách mà chẳng tích luỹ thêm được tí giá trị gì vào người, không bồi bổ được chút gì về phương châm, lý tưởng sống, không đào thải ra khỏi đầu óc những thứ suy nghĩ vụn vặn, tạp nham, rẻ tiền… thì đọc để làm gì vậy!?

Hay chỉ để làm màu cho thiên hạ thấy!? Thế có phải là phí thời gian, tiền bạc, công sức không, mà cũng chẳng loè được ai đâu! Đấy, như tôi đã nói đấy, thực ra sách vở chả có tốt đẹp gì cả, nó đẩy biết bao con người vào vòng nhảm nhí, vớ vẩn, vào chốn hoang tưởng, huyễn hoặc do tự chính mình tạo ra, vô phương cứu chữa! Bỏ đi cho nó lành!

Nên mới bảo đọc sách không hề dễ tí nào, phải có nội lực thì mới tiếp thu được, không thì chỉ tẩu hoả nhập ma mà thôi. Vì từ tư tưởng, cảm hứng, cho đến hành động vẫn còn xa, xa lắm, nên nói đọc mà không phải là đọc tức là như thế! Còn những loại đến không phân biệt được sách hay, sách dở, sách lăng nhăng, làm xàm, thì không cần phải bàn tới!

ngọc nữ phong

李白 – 送楊山人歸嵩山

我有萬古宅
嵩陽玉女峰
長留一片月
挂在東溪松
爾去掇仙草
菖蒲花紫茸
歲晚或相訪
青天騎白龍

hả hiểu làm sao lâu lâu lại thích trích dẫn một vài câu của Lý Bạch, cái blog này dễ có mấy chục bài thơ của ông. Mà không phải chỉ có trên blog, đi đâu, thấy gì cũng thỉnh thoảng trích ra trong đầu vài câu của ông để bình luận… Chữ càng ngày càng xấu do lâu không tập luyện, thôi thì cứ viết xuống treo lên đây, học tập lấy cái tinh thần là được! Đường thi tuyệt đại đa số là… “vô ngã”, hầu như không bao giờ thấy xuất hiện đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong hành văn, chỉ ngầm hiểu người nói là “tôi” trong ngữ cảnh.

Ấy thế mà bài này mở đầu đã là: Ngã hữu vạn cổ trạch, Tung Dương Ngọc Nữ phong…, và điều này cũng không hiếm trong thơ Lý Bạch, cũng là một sự lạ đời! Thêm một vài ví dụ khác: Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn, Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng, Thiên kim tán tận hoàn phục lai, Ngã ca nguyệt bồi hồi, Ngã vũ ảnh linh loạn, hay thậm chí không thể lộ liễu, rõ ràng hơn được nữa: Lý Bạch thừa chu tương dục hành, Hốt văn đàm thượng đạp ca thanh…

semper idem

Nằm đây, tưởng chuyện ngàn sau,
Lung linh nến cháy hai đầu áo quan…

ột tựa đề quen quen thoáng hiện trên mặt báo, nghĩ mãi mà không nhớ ra, đành phải nhờ đến Mr. Google… Chỉ một phút, cả một trời ký ức hiện về, một tựa sách phiêu lưu viễn tưởng của Jules Verne từng thích thú thời còn bé tí: L’épave du Cynthia, tựa tiếng Anh: The waif of the Cynthia, tựa tiếng Việt: Chú bé thoát nạn đắm tàu. Thế là bỏ ra một nửa buổi tối ngồi đọc lại, từng câu chữ, từng đoạn văn lũ lượt kéo về trong trí nhớ, gần 30 năm mà tưởng đâu như mới ngày hôm qua.

Không khó cho một trí óc trưởng thành để phát hiện ra những chi tiết không logic, thiếu hợp lý và mạch lạc trong bố cục toàn bộ câu chuyện, và sau một hồi đọc lại, nhận ra truyện không hấp dẫn như những tác phẩm khác như: Đi tìm thuyền trưởng Grant, Bí mật đảo Lincoln, Hai vạn dặm dưới đáy biển, Từ trái đất đến mặt trăng, Cuộc du hành vào lòng đất etc… của cùng một tác giả. Và từ lúc nhỏ, dù rất thích các tác phẩm của Jules Verne nhưng không thực sự là đến độ mê mệt.

Truyện tôi thích nhất của Jules Vernes có lẽ là Bí mật đảo Lincoln. Từ góc độ khoa học, truyện rất hay vì nó dạy cho học sinh cấp 2, 3 những vấn đề thực tế: làm sao để chế tạo xà phòng từ chất béo (như dầu dừa), làm sao kiểm soát hàm lượng carbon khi luyện quặng sắt thành thép, những bài toán lượng giác dùng trong đo đạc, định vị, etc… (tất cả những điều nêu trên đều có trong chương trình PTTH VN), nhưng dưới các hình thức sống động thay vì chỉ lảm nhảm những kiến thức chết như trong SGK.

Những câu chuyện của ông là sự xen lẫn của hai yếu tố: phiêu lưu và viễn tưởng. Nhưng thực sự tôi không thích viễn tưởng cho lắm, một con tàu phải có những cột buồm có thể trèo lên được, biển và mồ hôi phải có vị mặn, chèo thuyền trên những quãng đường dài thực sự là rất vất vả, gian nan… Chỉ thích những phiêu lưu có thật, cảm nhận hơi thở chân thật của cuộc sống, của sóng gió tự nhiên… Nó phải có gì giống như Moby Dick, một sự lãng mạn khắc kỷ mang màu sắc Puritan – Thanh giáo.

Semper Idem: câu châm ngôn (motto) tiếng Latin của nhân vật chính Erik, của gia đình Durrieu trong truyện, với nghĩa: trước sau như một.

Vẫn là một sự đáng tiếc thường thấy khi các thuật ngữ hằng hải, địa lý trong nguyên bản được dịch không chính xác hay không đầy đủ. Hơn nữa, bản dịch tiếng Việt (hầu như chắc chắn là được dịch lần 2 qua một bản tiếng Nga) đã lược bỏ nhiều tình tiết, làm giảm tính hấp dẫn của nguyên tác.

Lẽ dễ hiểu vì lối hành văn với rất nhiều chi tiết, nhiều cách diễn đạt tinh tế, nhiều logic phức tạp đan xen vào nhau thường nằm ngoài khả năng tiêu hoá cũng như khẩu vị của đa số độc giả Việt, những người thường chỉ muốn một cốt truyện ngắn gọn đơn giản có thể lĩnh hội chóng vánh!

lés travailleurs de la mer

Nơi nghĩa trang chật hẹp, tiếng vọng âm vang,
Chẳng một nhánh liễu xanh mùa thu trút lá,
Không một khúc hát ngây thơ buồn bã,
Góc cầu xưa người hành khất thường ca.

ritten with a Pencil stylus on an iPad using our own home – brew inking technology. Excerpt from the famous novel Lés travailleurs de la mer (Toilers of the Sea), Victor Hugo, and my literal, clumsy English translation: Navigation, it is education, sea is the brave school… The voyageur Ulysse had done lots more deeds then the Achille combatant. The sea quenches man, if soldiers are made of iron, then the mariners must have been made of steel. Look at them, in the ports, those tranquil martyrs, the silent winners, man figures with a religious look in their eyes as they’ve come out of the abyss…

tuế vãn

蘇軾 – 夜歸臨皋

小舟从此逝
江海寄浮生

iết bởi thư hoạ gia Lê Quốc Việt, Văn miếu Quốc tử giám, Hà Nội, một ngày cuối năm Quý Tỵ. Lạc khoản đề: Tuế tại Giáp Ngọ niên chi mạnh xuân nguyệt cốc nhật – Kính phụng Khải Xuyên huynh thanh thưởng – Chân Thanh Bái Thư. Bảo: giống thư pháp Tống Huy Tông e chỉ là cách hiểu nông cạn bề mặt; có điều gì rất Việt trong thư pháp này! Đôi dòng nói thay ước nguyện năm mới! 😀

million scarlet roses

a khúc hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc, nhưng hãy biết kỹ hơn một chút về bài này… Nguyên phổ thơ của Andrei Voznesensky, người được xem là truyền nhân của Boris Pasternak (nhà văn mà tôi ngưỡng mộ nhất trên tất cả những người khác). Andrei Voznesensky là người mà Pasternak đã phải nói: tôi rất vui khi còn sống để thấy một văn tài như anh xuất hiện.

Million scarlet roses – Anna Pugacheva 

Bài thơ là do ông viết đề tặng Anna Pugacheva, nữ danh ca trình bày bài hát bên đây. Tuy không hiểu tiếng Nga, nhưng hai bản dịch Anh, Việt dưới đây cũng cho tôi tìm lại được phần nào ý thơ trong nguyên tác!

Once upon a time, there lived an artist,
A house he had and canvases.
He felled in love with an actress,
The one who loved flowers.

He then sold his house,
Sold his paintings and shelter.
And for all those money he bought,
A entire sea of flowers.

Millions of scarlet roses,
Through the window you can see.
Whoever’s in love with you seriously,
Will turn his life, for you, into flowers.

In the morning, in front of the window
Maybe you would be out of mind.
Like the continuation of a dream,
The square is full of flowers.

The heart freezes,
What’s a rich man fooling around here?
Whereas beyond the window,
Barely is standing the poor artist.

The meeting was short,
That night, a train took her away.
But in her life from then there is,
A song called: “The mad rose”.

The artist lived alone,
Lots of trouble he’d gone through.
But in his life there’d been,
A whole square full of flowers.

Xưa một chàng họa sĩ,
Có tranh và có nhà.
Bỗng đem lòng yêu quý,
Một nàng rất mê hoa.

Và chiều lòng người đẹp,
Để lấy tiền mua hoa.
Chàng đã đem bán hết,
Cả tranh và cả nhà.

Chàng đã mua hàng triệu bông hồng,
Ngoài cửa sổ cứ nhìn ta sẽ thấy.
Rằng người yêu có yêu thật hay không?
Khi bán nhà để mua hoa như vậy!

Sáng hôm sau thức dậy,
Nàng nhìn ra lặng người.
Tưởng đang mơ vì thấy,
Cả một rừng hoa tươi.

Nàng ngạc nhiên, đang nghĩ,
Ai đây chắc rất giàu?
Thì thấy chàng họa sĩ,
Đang tội nghiệp, cúi đầu.

Họ gặp nhau chỉ vậy,
Rồi đêm nàng đi xa.
Nhưng đời nàng từ đấy,
Có bài hát về hoa.

Có chàng họa sĩ nọ,
Vẫn vợ không, tiền không.
Nhưng đời chàng từng có,
Cả một triệu bông hồng.

cao sơn cảnh hành

高山景行

hai tuần thời tiết nắng nóng oi bức dễ có đến 40°C. Đêm khó ngủ, ngày vật vờ, lại thêm đủ thứ chuyện linh tinh phân tâm không cách nào tập trung làm việc được, gần mười ngày không làm được cái gì cho ra hồn! 😢. Thôi thì mượn lời cụ Khổng Tử, tự tay viết xuống mà treo lên đây, như một câu châm ngôn, trông vào đấy tập trung mà làm việc!

Này thì là Cao sơn cảnh hành, bonus thêm một tấm trên cổng chính đền Hùng, bốn chữ từ phải sang trái rất chân phương rõ ràng nhé! Núi cao ta trông, đường rộng ta đi…, ông cha xưa đã mong ước là thế mà giờ toàn thấy đường hẹp, đầy ổ gà, khúc khuỷu, quanh co là sao!? Haizza, cái này phải hỏi anh “Si giáng”, “La thăng” gì đó mới được! 😬

động hoa vàng

Thôi thì em chẳng còn yêu tôi, leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng… Nhớ xưa em rũ tóc thề, nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay. Đợi nhau tàn cuộc hoa này, đành như cánh bướm đồi tây hững hờ…

ỗi thời có một loại âm nhạc, tôi rất ít khi có ý kiến về âm nhạc của giới trẻ hiện tại, vì ai cũng có nhu cầu của riêng mình, thời mới rồi sẽ có những hướng đi mới, cho dù là nó sẽ dẫn đến đâu. Trong một nhận xét “thẳng thắn”, nhạc sĩ Phạm Duy bảo: âm nhạc bây giờ thiếu rung động và thiếu sự sang trọng. Riêng tôi thì nghĩ nó còn thiếu cả sự tử tế! 😬 Một kiểu nói nhẹ nhàng nếu không muốn bỉ ra mặt: âm nhạc thời thổ tả! Không muốn vơ đũa cả nắm nhưng phải nói là đa số thính giả cả già cả trẻ bây giờ từ trong cảm nhận đã: không thể hiểu, không thể biết được về cái họ không có!

Đưa em tìm động hoa vàng - Thái Thanh 
Ngày xưa Hoàng thị - Thái Thanh 

Nhạc cũ, thực ra tôi rất ít khi nghe, chỉ là thi thoảng nghe tìm lại chút Hương xưa, cứ như là những điều đã quá tốt để có thể trở thành thật, cứ xa xa cách cách vậy mà có khi lại hay hơn! Ít nhưng mỗi khi nghe, dạo này thường chọn những bài nhạc Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư: Ngày xưa Hoàng thị, Em lễ chùa này, Đời gọi em là đóa hoa sầu, Đưa em tìm động hoa vàng, và một số bài Đạo ca khác. Các ảnh bên dưới: chân dung hai tác giả họ Phạm, một âm nhạc, một thi ca, và những tác phẩm làm say lòng người!

con bò tím

hi còn nhỏ, tôi có một “biệt tài” là… mài dao rất sắc 😀. Một công việc tưởng chẳng khó khăn gì nhưng thực ra cũng không đơn giản lắm, muốn mài dao cho sắc và độ sắc ấy giữ được lâu cũng có khá nhiều kỹ thuật mà tôi chỉ tìm ra được sau nhiều tuần thử nghiệm. Chẳng là trong nhà họ hàng tôi lúc ấy làm cau khô: mua cau tươi về gọt vỏ, cắt miếng và sấy khô đem bán. Người ta chẳng bảo sắc như dao cau là gì, và ai đã làm công việc đó sẽ hiểu một con dao sắc là như thế nào.

Đơn giản chỉ vậy nhưng cái “niềm đam mê dao sắc” ấy, nếu có thể gọi như thế, nó đi theo tôi đến tận bây giờ. Gần đây tôi mua con dao gốm (ceramic knife) Nhật này, với giá bạn có thể mua được 10 con dao thép tốt khác. Cực kỳ sắc bén và chắc chắn, đủ bền và bén để cắt những thứ mà dao thép vẫn thường được dùng. Đặc biệt là chất liệu gốm sứ trắng muốt, trông rất mảnh mai và xinh xắn, nên chỉ dám dùng vào việc cắt, gọt trái cây hàng ngày. Đó có thể chỉ là một “impulse purchase”, thực ra tôi muốn thử một chất liệu khác biệt.

Làm một con dao, hay mài nó cũng không phải là việc quá đơn giản. Đỉnh cao như katana, kiếm Nhật, phải mất hơn 30 năm để học cách làm kiếm, và hơn 6 năm để học cách… mài kiếm sao cho sắc 😀. Nhưng túm lại thì nó có liên quan gì đến nhan đề của post này: con bò tím – the purple cow!? Một tựa sách của Seth Godin: Purple Cow – Transform your business by being remarkable mà gần đây tôi được đọc! Một cuốn sách về marketing, 160 trang khổ nhỏ, dể đọc với một số ý tưởng và khá nhiều ví dụ thú vị.

Từ những trang đầu tiên, tác giả đã khẳng định ý tưởng xuyên suốt cuốn sách là: mô hình các chữ P truyền thống: product, pricing, promotion, publicity… đã không còn nhiều hiệu quả, chữ P mới ở đây là purple cow. Nói cách khác, mô hình dựa vào những sản phẩm trung bình, và rất nhiều quảng cáo dần lùi bước, thay vào đó là những sản phẩm thực sự tốt và người dùng tự tìm đến cái họ cần. Vai trò của luật số lớn không còn như trước, ý tưởng tốt, sản phẩm tốt sẽ lấn át quảng cáo và truyền thông đại chúng.

Tôi hơi ngạc nhiên khi đọc những dòng về quảng cáo: bạn không thể làm cho tất cả mọi người phải lắng nghe mình, hãy tìm ra những người quan tâm, và hướng các chữ P vào đó. Điều này có thể bắt đầu đúng ở đâu đó, nhưng ở một xứ như VN, khi người tiêu dùng như những con bò được chăn dắt, thì tìm đâu ra một con bò tím? Ý tưởng của cuốn sách dần lộ rõ, một trong những ý tưởng đầu tiên trong thời economic recession này, khi hướng business tới chiều giảm phát, nghiêng về chất lượng để bù lại quá trình lạm phát.

Quá trình lạm phát đó đã có lịch sử nhiều thập niên với kết quả là những sản phẩm được đánh giá very good cũng không phải điều gì đặc biệt lắm. Nên trái nghĩa với remarkable là… very good. Tác giả lấy ví dụ những loài chim di cư thường bay theo đội hình chữ V. Những doanh nghiệp ăn theo xu thế cũng giống như những chú chim bay theo con đầu đàn. Nhưng điều mọi người không thấy là trong bầy chim, định kỳ vẫn có sự hoán đổi vị trí để con đầu đàn được nghỉ sức, những con chim khác đảm nhận vị trí bay đầu tạm thời.

Tác giả dành rất nhiều trang để đưa các case study minh hoạ thế nào là một remmarkable product. Một remmarkable product cũng giống như một con bò màu tím, bạn đã thấy một con như vậy ở đâu chưa, bò tím thật sự là rất khác biệt. Là một cuốn sách về marketing, tác giả dành nhiều thời gian phân tích sự nổi trội của con bò tím, hơn là cách thức tạo ra nó. Với thị trường như VN, tôi sẽ nói bạn có thể tạo ra con bò tím bằng cách phết sơn tím lên một con bò bình thường, nhưng tốt hơn hãy bắt đầu đi nghiên cứu cách biến đổi gene loài bò!

Là một người làm kỹ thuật, Purple Cow không thực sự cuốn hút tôi lắm. Nhưng nó đánh dấu những xu hướng gần đây của nền kinh tế, bạn phải tạo ra được những sản phẩm thật sự có chất lượng và thật sự khác biệt, những sản phẩm không thể chỉ được đánh giá là very good mà tự thân nó thôi đã cuốn hút người dùng, không cần nhiều đến quảng cáo. Như khi Steve Jobs giới thiệu iPhone 4, ông ta đã cố tình liên hệ: it’s like a beautiful old Leica camera, dòng máy ảnh ít tính năng, kém hiện đại mà vẫn có khoảng giá trên $6000.

Trở lại với ý ban đầu, con dao gốm thực sự là một purple cow (hay ít nhất với tôi là như vậy). Đã đến lúc phải học cách suy nghĩ để tạo ra những sản phẩm như thế. Khi sự lạm phát đảo lộn nhiều thang giá trị, khi ngay cả chữ very good cũng không gợi lên điều gì đặc biệt, thì đó là lúc học cách làm những điều bình thường nhất, không nhất thiết phải là cái gì đao to búa lớn, một con bò thì cũng chỉ là một con bò, một con dao cũng chỉ là một con dao, nhưng hãy là những con bò, con dao khác biệt mà người ta phải lưu ý và cần đến chúng.

17 tháng 2…

nh ở Lào Cai, Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Tháng hai mùa này con nước, Lắng phù sa in dấu đôi bờ. Biết em năm ngóng tháng chờ, Cứ chiều chiều ra sông gánh nước. Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt, Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong. Đài báo gió mùa em thương ở đầu sông, Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét. Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết, Tay em ngập dưới bùn lúa có thẳng hàng không? Nếu chúng mình còn cái thủa dung dăng, Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy. Em ra sông chắc em sẽ thấy, Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông… Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng, Nếu gặp dòng sông ngầu lên sắc đỏ, Là niềm thương anh gửi về em đó, Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh! (Gửi em ở cuối sông Hồng – Dương Soái)

Gởi em ở cuối sông Hồng - Anh Thơ, Việt Hoàn 

Đêm tháng Năm vào bình độ bốn trăm, Đoàn xe trôi êm êm, tầm đại bác. Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc, Chúng no máu rồi không cắn nữa đâu!? Lắc lư xe quan tài vượt về sau, Máu dỏ xuống đường cuốn vào cát bụi. Lại xe quan tài vượt lên lầm lũi, Tốp thương binh bê bết máu mặt mày. Đám cướp kia Thánh, Phật dạy ăn chay, Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một. Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt, Tưới máu người cướp, giữ đất biên cương. Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân, Ông bảo rằng: sống chết thời vận số. Cả trung đoàn ào ào như thác lũ, Bình độ Bốn trăm bình địa trận người. Những chàng trai sống chết trận này ơi! Mưa đổ xuống ông trời tuôn nước mắt. Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất, Người trở về ăn, sống, ở ra sao? (Bình độ bốn trăm – Nguyễn Mạnh Hùng)