bark canoes and skin boats

ón qùa của một người bạn già Mỹ gởi tặng… cuốn sách hard – copy, hard – cover: The bark canoes and skin boats of North America – Ca-nô bọc vỏ cây và bọc da thú vùng Bắc Mỹ. Cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin, bản vẽ về những chiếc ca-nô, kayak cổ xưa của thổ dân da đỏ bản địa. Những “nguyên mẫu” trong sách này chính là “tổ tiên” của những thiết kế ca-nô, kayak hiện đại. Thank you so much for the gift! 😀

côn sơn ca

阮廌 – 昆山歌

gỡ đã quên từ lâu, đứng nơi đây, nhẩm lại được toàn bộ nguyên bản Hán văn của Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi: Côn sơn hữu tuyền, Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền… Trích bản dịch tiếng Việt:

Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.

Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.

dương liễu ngạn…

Tỉnh say nơi chốn mơ màng,
Bên bờ dương liễu, trăng tàn, gió mai.
Lần đi cách biệt năm dài,
Ngày lành, cảnh đẹp, bỏ hoài từ đây…

柳永 – 雨霖鈴
楊柳岸曉風殘月

gười rành Cổ văn chỉ cần nghe một câu: Dương liễu ngạn hiểu phong tàn nguyệt là đã hiểu muốn nói điều gì, hoặc chỉ cần nghe bốn chữ: Đại giang đông khứ là đã hiểu tâm ý thế nào… Cổ văn rất rất khó, nó khó một phần cũng bởi vì cái tâm hồn đơn giản, hồn hậu, thuần phác của nó, bởi vì con người hiện đại phức tạp, xảo diệu lại khó có thể hiểu thấu! (Ảnh dưới: bờ hồ trung tâm thị trấn Sapa, 2015).

xăm – 2018

iềng vốn vô thần (atheist) tuyệt đối: không Thần, không Phật, không Chúa, không thờ cúng, không ông Địa, thần Tài, không mê tín dị đoan, không xem bói, xem ngày, thậm chí không cả thờ cúng tổ tiên, etc… Xăm chẳng qua chỉ là một trò chơi chữ nghĩa mang tính chất giải trí.

Nghĩ thế nào mà ngày đầu năm mới Âm lịch 2018 lại bốc một lá xăm, đúng ngay quẻ số 09 Đại Cát (khá hiếm), xem có câu: Kim triêu hỉ sắc thượng mi đoan – Sáng nay sắc vui hiện lên cuối khoé mi, lại bảo có thư về trước cửa. Haizzaa, để xem xem trong năm là sự việc gì đây!

bến my lăng

Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

ừng có một “xứ Nẫu” “như thị ngã văn” – như là tôi biết, hoàn toàn khác biệt, cũng chẳng phải “hoa vàng trên cỏ xanh”, so với trí nhớ thời trai trẻ của chính mình cũng đã khá là xa cách tịch liêu, mà trong mắt giới trẻ bây giờ chỉ e rằng là một viễn tượng như cổ tích…

xa – thư

讀萬卷書
行萬里路

oàng thành Huế, điện Thái Hoà, ngay bên dưới chiếc biển đề ba chữ “Thái Hoà điện” có khắc một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt: Văn hiến thiên niên quốc, Xa thư vạn lý đồ. Hồng Bàng khai tịch hậu, Nam phục nhất Đường Ngu. Tạm dịch: Đất nước ngàn năm văn hiến, Cơ đồ “xe và sách” vạn dặm, Từ sau họ Hồng Bàng dựng nước, Trời Nam lại thịnh trị như thời Đường, Ngu. Khái niệm “xa & thư” được sử dụng rất phổ biến trong văn thư chính trị cổ. Nhưng như thế nào là “xa & thư” – “xe và sách”!?

Xe (xa): dĩ nhiên ngày xưa là chiếc xe ngựa, dùng để chờ người, đồ vật, đồng thời cũng là chiếc chiến xa (chariot). Xem phim về thời cổ đại ở cả Đông lẫn Tây, cả ở La Mã lẫn Trung Quốc đều thấy một điểm chung là chiến xa phổ biến hơn chiến mã. Tại sao lại đi dùng một thứ phức tạp là xe ngựa, mà không đơn giản trực tiếp cỡi ngựa!? Có người lý luận một cách hoàn toàn sai lầm rằng văn minh nhân loại đã đi thụt lùi, từ việc sử dụng chiến xa thời cổ đại, sang dùng chiến mã thời trung đại.

Trong việc cỡi ngựa, phát minh quan trọng nhất là cái bàn đạp, đây được xem là một phát minh tuy đơn giản, nhưng làm thay đổi lịch sử nhân loại! Bộ yên cương, có thêm cái bàn đạp mới khiến kỵ sĩ có thể ngồi vững vàng trên lưng ngựa, điều khiển được ngựa một cách khéo léo, và quan trọng nhất là nhờ có cái bàn đạp mới có điểm tựa để sử dụng vũ khí: gươm, đao, thương… và nhất là có thể bắn cung một cách chính xác. Từ khi phát minh ra cái bàn đạp, nhân loại mới bỏ chiến xa mà dùng chiến mã.

Nhưng quay trở lại thời cổ đại, thì chiến xa vẫn phổ biến hơn là chiến mã, đơn giản là vì không có bàn đạp, kỵ sĩ chưa thể ngồi vững trên lưng ngựa. Thời cổ đại ở Trung Quốc, vua một nước nhỏ có thể có một ngàn cỗ xe, vua một nước lớn có thể có đến vạn cỗ xe. Chiến xa là thứ thể hiện sức mạnh và quyền lực của một vương triều. Người ta đánh giá sức mạnh của một vương quốc thông qua số chiến xa mà nước đó sở hữu, cũng giống như bây giờ chúng ta dùng các đại lượng GDP, GNP, etc… vậy.

Lại nó thêm về xe ở Trung Quốc, thời cổ đại, có hàng trăm vương quốc lớn, nhỏ, mỗi nước dùng một loại xe riêng, đóng theo những quy cách riêng: kích thước bánh xe, độ rộng trục bánh xe. Ở các cổng thành, người ta xây các trụ đá nhỏ làm vật cản, khiến cho xe của một nước có thể đi lọt qua cổng thành nước đó, mà qua nước khác lại không thể đi lọt. Việc mỗi quốc gia sử dụng “quy chuẩn” xe khác nhau thực ra là một cách phòng thủ, không cho xe đối phương đi vào nước mình quá dễ dàng.

Sách (thư): nếu như xe có hàng trăm quy chuẩn khác nhau, thì sách vở, chữ viết cũng vậy. Tuy đều là chữ tượng hình, nhưng mỗi nước lại có cách viết khác nhau, ví dụ cùng một chữ “kiếm” nhưng có đến hàng chục cách viết, tuỳ theo quốc gia, vùng miền. Đến khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc mới thống nhất tất cả các quy chuẩn: xe đóng theo cùng một kích cỡ, chữ viết theo cùng một lề thói, tất cả các đơn vị đo lường, các hình thức nghi lễ, áo mũ, âm nhạc cũng được thống nhất.

Cho nên có thể xem: Thư là kiến thức, Xa là kinh nghiệm, Thư là lý thuyết, Xa là thực hành, Thư là trừu tượng, Xa là hiện thực, Thư là tâm hồn, Xa là thể xác, Thư là tinh thần, Xa là vật chất, Thư là sức mạnh mềm, Xa là sức mạnh cứng… “Xa dữ thư – xe và sách” là hai mặt của một đồng xu, hai yếu tố chính yếu nhất để đại diện cho một nền văn minh. Chẳng phải xưa có câu: Độc vạn quyển thư, Hành vạn lý lộ – 讀萬卷書行萬里路 – Sách: đọc ngàn chương, Đường: đi vạn dặm đó sao!?

cổ kính – tàn y

Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn y lại, để dành hơi!

ột bài thơ cổ, tương truyền là của Ôn Như hầu – Nguyễn Gia Thiều, theo thể Thất ngôn Đường luật, tác giả thương khóc người vợ đã mất, trong đó có hai câu luận rất “đắt”: Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại, để dành hơi. Tác giả muốn đập vỡ kính (gương) ra, để tìm bóng người yêu từng soi trong đó, rồi đành xếp manh áo lại, để giữ chút hương xưa còn sót của người đã khuất. Cổ thi mà ngôn từ, ý tứ như thế quả thật là quá mới lạ, táo bạo và cũng rất lãng mạn. Dù lời văn nghe có vẻ xưa cũ, “thơ tình” như thế này, ngay cả thời hiện đại dễ gì sánh được!?

Tình hoài hương - Thái Thanh 
Tình ca - Thái Thanh 
Cành hoa trắng - Quỳnh Giao 
Quê nghèo - Quỳnh Giao 
Nhớ người thương binh - Mai Hương 
Nương chiều - Mai Hương 
Thu chiến trường - Kim Tước 
Dạ lai hương - Kim Tước 
Chinh phụ ca - Hà Thanh 

Nhạc của Phạm Duy, với tôi cũng giống như là “cổ kính” và “tàn y”! “Dân ca VN”, xem như là một thứ đã mất, một người đã khuất, không mấy ai còn biết bóng dáng thế nào! Âm nhạc của Phạm Duy cũng giống như “cổ kính” – chiếc gương còn lưu giữ lại bóng dáng của người đẹp, cũng giống như “tàn y” – manh áo cũ còn lưu lại chút hương thơm của giai nhân, âm nhạc Phạm Duy còn lưu lại phảng phất hình bóng dân ca Việt. Về sau, muốn tìm lại bản sắc, e rằng cũng phải làm những việc “đập kính – xếp áo”, tìm lại sự phản chiếu trong âm nhạc của Phạm Duy vậy!

đoạn trường tân thanh

aizzaa… ngày xưa, cụ Nguyễn Du chỉ vì say mê cuốn tiểu thuyết “ngôn tình” Đoạn trường tân thanh, loại “dâm thư” có tiếng của Tàu, mà viết nên Truyện Kiều, hậu bối ngày nay xem là áng văn chương tuyệt tác. Khá khen cho biết bao nhiêu thế hệ tài tử, văn nhân, cũng vì trí lực, ngôn năng có hạn mà đành phải vin vào loại thi ca nhàm chán đó. Chữ nghĩa tuy có đôi phần tài hoa, bay bướm, nhưng ý tưởng, thần thái, tựu chung than thân trách phận, yếm thế não tình, quả thật bỏ thì thương, vương thì tội! 😀

thời hoa đỏ – 2

Anh mải mê về một màu mây xa
Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ,
Em thầm hát một câu thơ cũ,
Về một thời thiếu nữ say mê
Về một thời hoa đỏ diệu kỳ…

hạy dọc trên triền đê sông Thao, rồi qua Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, lên đến Lai Châu… thi thoảng lại bắt gặp cái mầu hoa gạo đỏ nao lòng này… Những ai đã từng tận mắt chứng kiến mùa hoa gạo nở (thử dùng google image search với 2 từ khoá: “chùa Hương” + “hoa gạo”) mới hiểu được cái đẹp quyến rũ đến lạ kỳ của “Thời hoa đỏ”.

tuoitre.vn – Vĩnh biệt nhà thơ Thanh Tùng, tác giả Thời hoa đỏ

Thời hoa đỏ - Nguyễn Đình Bảng