algorithms

ột phần quan trọng của 4 năm ĐH nằm trong cuốn này. Sách ngoại văn bìa cứng, bản in đẹp giấy tốt, đồng giá 50K/cuốn. Những năm 199x, FAHASA nhập sách ngoại về, bán chẳng ai mua, canh me đi qua lúc nó sale off, xúc luôn một lúc cả chục cuốn, từ Algorithms, Data structure, Database, Computer graphics… cho đến Algebra, Statistics, Mathematical Analysis, etc… Cũng là lý do tại sao thuật ngữ Toán, Tin… ko hề biết tiếng Việt. Cũng chưa thấy cuốn sách Tin học nào hay và bổ ích như cuốn này. Nói cho đúng là cái cách hành văn khoa học tiếng Anh của nó ám ảnh mình, ít khi thấy được một cách hành văn hay, súc tích, dể hiểu đến như thế, cộng thêm minh hoạ cực kỳ xinh đẹp.

Nếu nói mức độ hiểu vấn đề nó thể hiện qua cái khả năng diễn đạt, trình bày lại để cho người khác cũng hiểu vấn đề đó thì tác giả cuốn này đúng là siêu đẳng! Về sau phát hiện ra, cả thư viện Đại học KHTN cũng chỉ có đúng một cuốn này, mình có riêng một cuốn! Không có thói quen đọc nhiều sách, theo mình, cả ĐH chỉ cần đọc chừng 3, 4 cuốn, và cả cuộc đời chắc không cần đến 20 cuốn. Đọc nhiều phí hoài tuổi xanh đi! Dự định sau này mình sẽ đóng cái kệ sách cao đến sát trần nhà, bỏ bớt những cuốn không đọc lên trên cao để không phải đụng đến chúng! 😅 Sách thực sự hay thì ít như sao buổi sớm, mà sách lôm côm lại nhiều như… lá rụng mùa thu! Sau bác nào đó thấy sách ngon, mượn ko trả, tiếc đứt ruột! 😥

armchair sailor

“So beware, dear reader… like a moth to the flame, the sea has an attraction that defies explanation and those of us who fall under her spell are forever changed!”

“Cẩn thận nhé bạn đọc… giống như con thiêu thân lao vào đám lửa, biển có một sức cuốn hút không thể lý giải, và những ai mắc vào lời nguyền của nó sẽ vĩnh viễn đổi thay, một lần và mãi mãi!”

hat’s enough of an armchair sailor I am, at least for the time being. As I’m writing these lines, the clock is approaching zero hour on the first day of the 2016 new year. On the Sài Gòn river (I’m living quite near by), all those big ships is blowing their horns, repeatedly and continuously, to celebrate the new year Eve turning point, really fascinating sounds to hear coming from afar.

A series of 20 posts, specially written toward Vietnamese audience, to introduce briefly about the very big and diverse world of seafarers. Go to sea are noble gentlemen, or just another average Joe – sixpack, on a $200 boat or a $200,000 yacht, running from a mid – life crisis or seeking for new adventures, all share the same passions, obsessions for the ultimately – free immense water space out there.

I met great difficulties in making these bilingual writings, as for the English nautical terms, and in a broader sense, the spirits of seafarers, are totally absent from the Vietnamese mind and language. We’re having a huge void in our souls in this particular area, which can only be filled by open our eyes, read and see how they did it. Well, all adventure starts from these aspiring books, just make sure to keep them dry on all the way of your journeys! 😀

hực ra tôi chỉ đang cố làm một thuỷ thủ “trên giấy”, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Khi viết những dòng này, đồng hồ đang gõ nhịp những giây cuối cùng của năm cũ. Trên sông Sài Gòn (rất gần nơi tôi đang ở), những con tàu lớn bắt đầu kéo còi liên tục và lặp đi lặp lại, để chào mừng thời khắc giao thừa 2016, những âm thanh trầm ấm nghe thật hào hứng vọng đến từ xa.

Một loạt 20 bài viết chủ yếu hướng đến độc giả Việt, nhằm giới thiệu một phần nhỏ bé của cái thế giới mênh mông đa dạng những người đi biển. Họ có thể là những quý ông quý tộc, hay một người bình dân vô danh, ra khơi trên những con tàu trị giá $200 hoặc $200 000, chạy trốn một cuộc khủng hoảng tuổi trung niên, hay đang tìm kiếm những phiêu lưu mới. Tất cả đều chia sẻ chung một niềm đam mê đến ám ảnh với cái không gian tự do rộng lớn ngoài kia.

Tôi gặp nhiều khó khăn khi viết song ngữ thế này, những thuật ngữ hằng hải, hay rộng hơn là tinh thần của những người đi biển, hoàn toàn xa lạ và trống vắng trong ngôn ngữ, trong tâm trí người Việt. Giống như chúng ta đang có một khoảng trống cực lớn trong tâm hồn chỉ có thể bù đắp bằng cách mở rộng tầm mắt ra, đọc xem họ đã làm những điều ấy như thế nào! Tất cả những cuộc phiêu lưu đều bắt đầu từ những cuốn sách đầy cảm hứng này, hãy bảo đảm là chúng luôn khô ráo trong suốt các chuyến hải hành của mình! 😀

Một số tựa sách sailing lý thú:

a voyage for mad men

‘m reading this extremely fascinating book, A Voyage for Madmen – Peter Nichols: In 1968, nine sailors set off on the most daring race ever held: to single – handedly circumnavigate the globe nonstop. It was a feat that had never been accomplished… Ten months later, only one of the nine men would cross the finish line and earn fame, wealth, and glory. For the others, the rewards were… failure, madness, and death.

Robin Knox – Johnston was the only man to complete and win the competition, on his 32′ Suhaili Bermudan ketch, in a little more than 10 months. But that’s not all the stories still! Another competitor, Bernard Moitessier, could have won, but near the finish, he decided to break out the race attempting to… circumnavigate the globe a second time 😀! His adventures are recounted in another (my next) book: The long way.

It should be noticed that sailing in the 60s is completely different from that of nowadays. No GPS yet, sailors had to use sextant and chronometer, no auto – pilot system but simple self – steering wind vane, no saltwater desalination, boats need to have large container for fresh water, no satellite phone, the only electronics is the complex, unreliable long range radio, radar and sonar are not yet available for small sailing vessels.

cape of Nghênh Phong

李白 – 橫江詞

白浪如山那可渡
狂風愁殺峭帆人

Bạch lãng như sơn na khả độ, Cuồng phong sầu sát tiễu phàm nhân.

Bó tay, sóng núi bạc đầu, Khách thuyền sốt ruột chết sầu gió điên!

aptured few days ago at cape of Nghênh Phong, Vũng Tàu. White breaking waves everywhere, winds are violent, true to the name (Nghênh Phong in Vietnamese means: to welcome the wind, well, they’re for sure warmly welcomed there). It’s even hard to hold the phone steadily in one hand. My initial plan has to be postponed to another time! 😢

viễn mộng

李白 – 夜泊牛渚懷古

牛渚西江夜
青天無片雲
。。。。。
明朝挂帆席
楓葉落紛紛

ách vở thường phân tích phương Đông (không giống như phương Tây): sống nội tâm, mẫn cảm, chan hoà và gần gũi với thiên nhiên. Theo như thực tế hiện nay mà thấy, hình như điều ngược lại mới là đúng! Lại dùng cổ máy thời gian, mời tác gia Lý Bạch ngược đến tương lai, trích bốn câu trong bài Dạ bạc Ngưu chử hoài cổ để bình luận cho bức hình bên dưới!

Ngưu chử Tây giang dạ,
Thanh thiên vô phiến vân…
Minh triêu quải phàm tịch,
Phong diệp lạc phân phân.
Cảnh đêm Ngưu chử Tây giang,
Trời thu trong vắt không hàng mây trôi…
Sáng dong buồm chiếu đi rồi,
Lá phong đã rụng tơi bời bến sông!

xét lại

ột là đừng đọc, hai là đọc thì phải biết suy nghĩ, nhận định. Tôi lấy ví dụ như tự truyện Papillon người tù khổ sai (Henri Charrière), một thời gây biết bao ấn tượng. Nhưng các phân tích hiện đại đã xác minh có không đến 10% những sự kiện xảy ra trong 2 tập sách ấy là sự thật! Phần lớn những câu chuyện là của các tù nhân khác được tác giả vơ về mình!

Như thế thì tác phẩm nên được xem như là “tiểu thuyết” hơn là “hồi ký, tự truyện”, và mức độ tin cậy của các sự kiện cũng chỉ nên xem như là sản phẩm tưởng tượng. Ví dụ thứ hai là các tác phẩm của Nguyễn Tường Bách viết về tôn giáo, triết học… Với tư cách là một nhà vật lý thiên văn thì ông đã là một học giả nổi tiếng được cả thế giới ghi nhận.

Nhưng có điều gì không ổn khi các so sánh triết học giữa phương Tây và phương Đông của ông đều rập khuôn theo kiểu: con voi có cái đầu, con chuột có cái đầu, con voi có bốn chân, con chuột cũng có bốn chân, cả hai đều có đuôi, thế nên… con voi là con chuột! Nhưng so sánh, liên tưởng kiểu như thế rất là mộng mơ, nếu không muốn nói là lầm lạc.

Chừng nào mà cái sự đọc còn chưa vượt qua được cái ngưỡng tư duy logic cơ bản ấy, chừng nào mà còn chưa phân biệt được tác phẩm hay với loại làng nhàng, thì tất cả những lập luận tiếp theo đều vô nghĩa. Chừng nào còn đem những lí luận kiểu “bán hàng đa cấp” đi gạt người khác, thì những kêu gào chính trị, chính quyền, dân chủ… xem ra rất hài hước.

Tôi không có ý định khuyến khích hay ngăn cản ai trong việc đọc khi viết loạt bài này. Thực ra, từ rất lâu tôi không còn đọc nhiều nữa rồi. Cuộc sống là của các bạn, bạn sống cho mình chứ không phải người khác. Cũng như thế, bạn đọc cho mình chứ không phải người khác! Cái nồi lẩu VN đã đủ hổ lốn từ xa xưa rồi, có thêm các loại xàm xàm thì nó cũng thế thôi!

trào lỗ nho

李白 – 嘲鲁儒

魯叟談五經
白髮死章句
問以經濟策
茫如墜煙霧
足著遠遊履
首戴方山巾
緩步從直道
未行先起塵
。。。。。

ách đây gần 1300 năm mà người ta đã viết như thế này đây! Dịch nghĩa: Ông già nước Lỗ bàn chuyện Ngũ kinh, tóc bạc vùi trong những từ chương đã chết, hỏi ông cách giúp nước giúp đời, ông ngơ ngác như từ trên mây rơi xuống, chân đi giày “viễn du”, đầu chít khăn “phương sơn”, khệnh khạng ông bước trên đường thẳng, chưa đi đã thấy bụi bay mù…

Kinh tế (经济) là rút gọn của kinh bang tế thế (经邦济世), không phải nghĩa hẹp như chúng ta đang dùng bây giờ. Vị hành tiên khởi trần: phàm người ta đi đường thì làm bụi bay, như thế là chuyện bình thường, còn tác giả mô tả ông này chưa bước đi đâu cả mà bụi đã bay mù, ám chỉ loại người vô tích sự, không được việc gì! Chữ dùng đến là khéo!

Trào Lỗ nho – Lý Bạch
Lỗ tẩu đàm ngũ kinh,
Bạch phát tử chương cú.
Vấn dĩ kinh tế sách,
Mang nhiên truỵ yên vụ.
Túc trước viễn du lý,
Thủ đới phương sơn cân.
Hoãn bộ tòng trực đạo,
Vị hành tiên khởi trần…
Giễu ông đồ nước Lỗ
Ông đồ nước Lỗ học Ngũ kinh
Bạc đầu nhai chết từng chương cú
Hỏi ông giúp đời thế nào đây?
Mờ mịt như người mây khói phủ!
Chân đi đôi giày “viễn du lý”,
Đầu đội chiếc khăn “phương sơn cân”.
Khệnh khạng ông bước theo đường thẳng,
Chưa đi bụi đã như mây vần…

sách cũ

老鼠看書
咬文嚼字

hi nhỏ, trong nhà đã có vài chục ngàn đầu sách. Lớn lên chút, mỗi khi không biết đi đâu, thì cứ đạp xe thẳng ra khu sách cũ, đường Trần Huy Liệu và một số điểm quanh chợ Bà Chiểu. Sách cũ thì hên xui, chủ các tiệm đa phần không hiểu biết lắm về sách, nhưng họ biết cuốn nào người ta cần, cuốn nào nhiều người đọc, cứ như thế mà định giá tiền!

Thực ra mà nói, lúc còn tuổi teen, tôi đọc nhiều, nếu không muốn nói là rất nhiều. Nhưng cũng chính vì đọc nhiều như thế nên tôi… “ghét đọc sách”. Người Việt có thói xấu là cái gì cũng muốn tỏ ra ta đây “hiểu biết”, nên cứ thế mà lôi một mớ kiến thức chết ra để “tụng niệm”, xem việc “biết nhiều” là hơn người. Như thế thì cũng chẳng khác gì con mọt sách!

Tôi nói con mọt sách là theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen của nó! Đọc, học với động cơ biết thêm một chút để loè người khác, không hấp thụ được tinh thần gốc của sách vở, thì chẳng khác nào con mọt, cả đời chỉ đăm đăm đục khoét, huỹ hoại bằng hết những tinh thần mà sách muốn truyền tải. Biết nhiều thì đã làm sao, mà không biết thì đã làm sao!?

Cái việc đọc sách, với bản tính tiểu nông thủ cựu, thì chỉ mang tật vào thân. Sách vở nó ám vào người, không học hỏi được điều gì hay ho, chỉ lảm nhảm lải nhải những thứ kiến thức chết chả đâu vào đâu. Nói ngắn gọn thì, tôi không tin những người, ví dụ như: nói thích các sách phiêu lưu mạo hiểm, mà thực sự là… không biết bơi, đơn giản như thế!

Trên nhiều mặt, cách làm của người Việt ngược với thế giới. Người trẻ phải được dạy cách hành động trước, gieo nên tinh thần rộng rãi, khai phá và thực tế, để đến khi có tuổi một chút, đọc thêm một số sách vở để cô đọng, tóm tắt lại những giá trị, thành quả đã xây dựng được! Cũng giống như Âu Dương Phong luyện Cửu âm chân kinh ngược mà thôi!

văn(g) học

ột số tựa sách tôi thích đọc khi nhỏ… Điều đáng lưu ý là bên cạnh những tác phẩm nổi tiếng của thế giới, cả Đông và Tây được dịch sang tiếng Việt, tình hình “văn học” những năm bao cấp và sau đó cũng đầy dẫy những loại tiểu thuyết ba xu rẻ tiền, ái tình sướt mướt, chẳng khác loại “ngôn tình” bây giờ là mấy… tất cả tạo nên một đống vàng thau lẫn lộn!

Một số người tự nhận là “đọc nhiều hiểu rộng”, một cách “hồn nhiên mặc định”, liệt kê tất cả loại rẻ tiền ấy với văn học chân chính, xem chúng như nhau, thật là… đáng ngạc nhiên chưa!? Điều tôi không hiểu là họ có thật sự đọc và hiểu chúng hay không, cái gì đã tạo nên tình trạng “thực bất tri kỳ vị” một cách hàm hồ, sơ đẳng và mông muội như thế!?

Điều này cũng tương tự như âm nhạc miền Nam những năm 60, thời quân đội Mỹ đồn trú tại Việt Nam, bên cạnh những tinh hoa nhạc Việt, là cơ man không biết bao nhiêu là loại nhạc hộp đêm, nhà thổ, đĩ điếm, lưu manh cặn bã khác. Và cũng không có gì ngạc nhiên nếu giờ đây, một số người nhận định về âm nhạc Việt, lại xem chúng không có gì khác nhau cả!

Về nguyên nhân, một phần là do nhà cầm quyền, dù cho là ở dưới thể chế chính trị nào cũng thế, cũng nhận ra một điều là, xã hội luôn bao gồm nhiều thành phần khác nhau, mỗi thành phần cần có những loại “thuốc” khác nhau. Một phần là do người làm xuất bản văn hoá vô tình hay cố ý (mà tôi nghĩ cố tình là phần chính) đánh đồng chúng như nhau.

Không khó để nhìn ra những dụng ý của giới show – biz, giới xuất bản, vì lợi nhuận, hay vì các mục đích chính trị xã hội khác, cố tình lập lờ, đánh tráo khái niệm, làm hỗn loạn tình hình đối với đa số dân đen thiếu hiểu biết (sẽ đề cập chi tiết trong một post khác). Ngày xưa hay bây giờ thì cũng như thế, CS hay QG thì cũng như thế, chưa có gì thay đổi cả!

Văn hoá, văn học Việt Nam chưa bao giờ thoát ra được tình trạng một nồi lẩu thập cẩm, vàng thau lẫn lộn, xưa đã thế, nay càng thế! Nên tất cả những gì chúng ta “biết”, hãy đặt một chữ: xét lại, xem xét kỹ càng thì mới nhận chân được đâu là giá trị đích thực. Nguyên nhân gốc không nằm ở lịch sử, chính quyền, chính trị… nó nằm trong bản chất, cá tính người Việt!

Và ngay trong cách tiếp cận văn học đích thực, cũng có rất nhiều vấn đề không thoả đáng, như đã gián tiếp đề cập đến trong một post trước, nhưng đó là một chủ đề khác sẽ được trình bày kỹ sau. Một thời không internet, không điện thoại, thậm chí có lúc còn không có điện, cần mẫn bút lông với mực Tàu ngồi tự học chữ Hán và chép thơ Đường.

Cái sự học trong chỗ khó khăn thực ra mới hiệu quả, như việc đếm nét và tra một chữ Hán với từ điển giấy rất mất thời gian, không tiện lợi như tra cứu máy tính như bây giờ. Công nghệ chỉ làm người ta lười biếng đi! Một thời nghiền ngẫm những tựa sách này, nhất là Thơ Đường (2 tập) và Hán Việt từ điển, đăng hình chúng ở đây như cách gợi lại kỷ niệm.

môn hệ điếu ngư thuyền

杜牧 – 旅宿

旅館無良伴
凝情自悄然
寒燈思舊事
斷雁警愁眠
遠夢歸侵曉
家書到隔年
滄江好煙月
門系釣魚船

ái tật khó bỏ, thấy gì cũng trích một câu Đường thi làm tựa đề và bình luận… Hôm nay là hai câu cuối trong một bài của Đỗ Mục, dẫn thêm bản dịch tiếng Việt cho nhiều người dễ hiểu, chứ thường rất ít khi đọc bằng tiếng Việt, Đường thi phải đọc trong nguyên bản chữ Hán mới cảm được cái hay về âm hưởng, cái cô đọng, súc tích về ngữ nghĩa của nó!

Lữ túc – Đỗ Mục
Lữ quán vô lương bạn,
Ngưng tình tự tiễu nhiên.
Hàn đăng tư cựu sự,
Đoạn nhạn cảnh sầu miên.
Viễn mộng quy xâm hiểu,
Gia thư đáo cách niên.
Thương giang hảo yên nguyệt,
Môn hệ điếu ngư thuyền.
Trọ đêm không có bạn hiền,
Tình như lắng đọng, tự nhiên thấy buồn.
Đèn mờ, chuyện cũ nhớ thương,
Nhạn kêu chẳng biết, mãi vương giấc sầu.
Mộng xa, trời sáng đã lâu,
Thư nhà mới nhận cách hầu một năm.
Sông xanh khói quyện ánh trăng,
Thuyền câu trước cửa đương nằm đợi ai?

Hình lấy từ guillemot-kayaks.

Về việc hiển thị chữ Hán trên website này: vì tập chữ phồn thể rất lớn, trong khi bộ chữ giản thể ít hơn nhiều, nên “ánh xạ” phồn thể – giản thể không phải là “song ánh”. Trong một số ít trường hợp, việc hiển thị phồn thể vẫn còn có chỗ sai sót, do phần mềm vẽ chưa thể tự tra đúng mặt chữ, mong các bạn “Hán(g) rộng, Nho thâm” thông cảm 😬.