panorama

ồi đó, không nhớ là năm nào, xài cái iPhone 4S (dạng cũng rất hiện đại lúc đó) chụp ảnh panorama, thấy chất lượng tệ, không bằng lòng nên đi mua cái Sony NEX5R, chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên, chụp panorama khá tốt. Hôm nay thử dùng chỉ 1 cái iPhone 7 cũ rích chụp pano thử xem, cho ra một cái ảnh 15000 x 4000 pixel (chờ ảnh load hơi lâu), má ơi, đúng là mình lạc hậu về công nghệ thật rồi! Haiza, đúng là thời thế, công nghệ đi quá nhanh, đẹp hơn hẳn máy ảnh chuyên nghiệp ngày xưa…

P/S: nói có vẻ ngược đời, nhưng từ xưa giờ vẫn quan niệm rằng: tôi chẳng cần phải biết cái éo gì về công nghệ cả! Tôi chỉ biết về kỹ thuật (techniques) thôi! Vâng, nói rõ ràng như vậy! Tôi chỉ biết những mánh mẹo, kỹ xảo lập trình xa xưa, những thủ pháp cấu trúc dữ liệu, tối ưu hoá li ti, thời của “programming pearls” – những viên ngọc lập trình ấy! Coder giờ toàn ở “trên trời”, công nghệ này kia, AI, Machine learning, Big data, nói như vẹt, chỉ có điều mấy cái “căn bản” lại không biết! 😢

Ảnh lớn, cuộn theo phương ngang để xem.

analog computers

ột chủ đề ưa thích của tôi là lịch sử Khoa học Kỹ thuật. Lên Đại học, tiếp xúc với các khái niệm automata, tự động hoá và điều khiển, tôi được học chung về các nguyên tắc đầu vào và đầu ra của các hệ thống máy tính điện tử. Tất cả các tín hiệu “in và out” (sensor, control, actuator…) được “lượng hoá” từ tín hiệu analog thành digital, vì máy tính hoạt động trên nguyên tắc tín hiệu số, dĩ nhiên có một số bộ chuyển đổi AD, DA ở đâu đó. Nhưng mãi lâu về sau, tôi mới được biết đến cái gọi là “analog computer”, ngược hẳn với “digital computer”, đó là những “máy tính tương tự”, hoạt động trên các “tín hiệu tương tự”, sử dụng những nguyên tắc cơ, điện, quang là chủ yếu. Một ví dụ “kinh khủng” nhất cho các “analog computer” loại này là các “máy tính” sử dụng trong điều khiển tàu vũ trụ của Liên Xô, mở ra bên trong thấy toàn các bánh xe cơ giới!

Một sự thật làm tôi há hốc mồm vì kinh ngạc! Tàu con thoi Soyuz được phóng lên vũ trụ và hạ cánh xuống mặt đất, được tự động hoá từ A đến Z, không cần có người điều khiển, sử dụng những bánh xe, cánh tay đòn, “hoàn toàn cơ giới”… như thế. Trong khi “Tàu con thoi – space shuttle” của Mỹ, sử dụng “digital computer” hẳn hoi – hiện đại hơn Liên Xô cả một thế hệ, nhưng không thể tự động hoá hoàn toàn, mà cần phải có người điều khiển! Các hình dưới đây, bảng điều khiển tàu vũ trụ Liên Xô, một quả địa cầu được xoay bằng các trục và bánh xe, để chỉ cho phi công biết con tàu đang ở đâu so với mặt đất! Mở ra bên trong trông như một cái đồng hồ, một kỳ quan thực sự về các cơ chế cơ khí siêu phức tạp! Phải mất rất lâu ta mới hiểu ra rằng, có nhiều hơn một cách để làm “chuyện ấy”, và những “cách khác” ấy đôi khi rất “dị” so với “quan điểm thông thường”!!! 😅

quy tắc 10,000 giờ

uy tắc 10,000 giờ liệu có đúng!? Từ lâu các “bài” trên internet “kháo nhau” rằng, dù là lĩnh vực gì, tập trung cho nó đủ 10,000 giờ, bạn sẽ trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực đó!? Mới nghe tôi đã phì cười… Như tôi, lập trình C: Borland C++, Visual C++, Objective-C, glibC… xoay quanh mỗi ngôn ngữ C hơn 20 năm, thời gian bỏ vào đó hơn 10,000 giờ nhiều lần.

Hay thời gian dành cho thuyền bè 6, 7 năm qua cũng đã hơn 10,000 giờ, mà cũng chưa nên cơm cháo gì! Cuộc sống ko dể dàng đến thế! Thật ớn ăn cho các “tác giả” – “giả cầy” của thời buổi marketing, PR, sale, SEO… những lĩnh vực lúc nào cũng chỉ muốn “mì ăn liền” và hiệu quả nhanh chóng. Họ đang nô dịch chúng ta từ trong suy nghĩ… 10,000 giờ ư, chuyện nhỏ!!! 😀

goat cart

he two sides of my life: The world wide web and The wide wild wet, a heavy – loaded feeling like the donkey in the image below! 😀

algorithms

ột phần quan trọng của 4 năm ĐH nằm trong cuốn này. Sách ngoại văn bìa cứng, bản in đẹp giấy tốt, đồng giá 50K/cuốn. Những năm 199x, FAHASA nhập sách ngoại về, bán chẳng ai mua, canh me đi qua lúc nó sale off, xúc luôn một lúc cả chục cuốn, từ Algorithms, Data structure, Database, Computer graphics… cho đến Algebra, Statistics, Mathematical Analysis, etc… Cũng là lý do tại sao thuật ngữ Toán, Tin… ko hề biết tiếng Việt. Cũng chưa thấy cuốn sách Tin học nào hay và bổ ích như cuốn này. Nói cho đúng là cái cách hành văn khoa học tiếng Anh của nó ám ảnh mình, ít khi thấy được một cách hành văn hay, súc tích, dể hiểu đến như thế, cộng thêm minh hoạ cực kỳ xinh đẹp.

Nếu nói mức độ hiểu vấn đề nó thể hiện qua cái khả năng diễn đạt, trình bày lại để cho người khác cũng hiểu vấn đề đó thì tác giả cuốn này đúng là siêu đẳng! Về sau phát hiện ra, cả thư viện Đại học KHTN cũng chỉ có đúng một cuốn này, mình có riêng một cuốn! Không có thói quen đọc nhiều sách, theo mình, cả ĐH chỉ cần đọc chừng 3, 4 cuốn, và cả cuộc đời chắc không cần đến 20 cuốn. Đọc nhiều phí hoài tuổi xanh đi! Dự định sau này mình sẽ đóng cái kệ sách cao đến sát trần nhà, bỏ bớt những cuốn không đọc lên trên cao để không phải đụng đến chúng! 😅 Sách thực sự hay thì ít như sao buổi sớm, mà sách lôm côm lại nhiều như… lá rụng mùa thu! Sau bác nào đó thấy sách ngon, mượn ko trả, tiếc đứt ruột! 😥

lés travailleurs de la mer

Nơi nghĩa trang chật hẹp, tiếng vọng âm vang,
Chẳng một nhánh liễu xanh mùa thu trút lá,
Không một khúc hát ngây thơ buồn bã,
Góc cầu xưa người hành khất thường ca.

ritten with a Pencil stylus on an iPad using our own home – brew inking technology. Excerpt from the famous novel Lés travailleurs de la mer (Toilers of the Sea), Victor Hugo, and my literal, clumsy English translation: Navigation, it is education, sea is the brave school… The voyageur Ulysse had done lots more deeds then the Achille combatant. The sea quenches man, if soldiers are made of iron, then the mariners must have been made of steel. Look at them, in the ports, those tranquil martyrs, the silent winners, man figures with a religious look in their eyes as they’ve come out of the abyss…

the man of wisdom delights in water…

仁者樂山
智者樂水

ritten with a Bamboo stylus on iPad, using my inking mentioned earlier! A quote from Confucius’ Analects, and its partial, literal equivalence in English on this post’s title… Looks like there’s still lots of space for improvements on creating real, good — looking strokes (for Chinese round brush and other kinds of brushes). Really discontent with my Chinese handwriting ever since, it’s never been good enough for me, it’s been degrading greatly over time without practicing! My handwriting reflects my messy, chronically — undisciplined character! 😢

inking

y proudly – announced achievement for the last 6 working months, now is a registering (pending) patent in the U.S. It’s about create inking effect to handwriting on iPad (ideally with a stylus): you can apply many pen styles: ball pen, fountain pen, calligraphy pen, Chinese round brush, and different levels of ink wetness. You may have seen my handwriting in severalpreviousposts, but this is completely different, a big step forward, much more a realistic look like ink on paper. You need to see it in action to witness how interesting the “beautification effect” it is!

Different pen styles:

Different ink wetness:

Another writing example, a poem in both Vietnamese and Chinese:

And now, a real world application, my new year greeting card, hand – written on iPad, printed on paper, with my signature and personal seal on it. Old vintage things are not to be perished, they just come back in new neoclassical forms, to have “inflated”, “degraded” contemporary values reprimanded! 😀

styli

was playing around with some iPad’s styli lately and here they’re: the Wacom Bamboo stylus, TruGlide, Adonit Jot, Adonit Jot Touch, Jaja, Cregle’s iPen and ByZero. I’ve been loving the smoothness of Bamboo, but TruGlide is really an excellent one! The new Adonit Jot Touch seems to be promissing, and on the second position is Jaja (for pressure sensitive styli).