Mao chủ tịch viết thư tay cho các học giả, như Quách Mạt Nhược, viết bằng lối “cuồng thảo”, loại chữ nếu không có hàng chục năm tập luyện thì không đọc được, người bình thường không thể hiểu nổi, những bức thư pháp như thế giờ bán đấu giá hàng chục triệu tệ! Thế rồi trong thư, bằng cái loại giun dế phức tạp trời đánh ấy, ông ta than phiền: chữ TQ khó quá, bình dân đại chúng không cách nào học nổi, phải có cách nào đó cải tiến cho đơn giản hơn! Nhìn qua VN xem, đáng ngưỡng mộ xiết bao, mới có mấy năm áp dụng loại chữ ký âm Latin mà đã phổ cập giáo dục, toàn dân hầu như ai cũng biết đọc, biết viết!
Các học giả trả lời, người thì đồng ý cải cách, người thì phản đối, và vẫn có một số chọn giải pháp trung dung hơn, chữ thì không thể bỏ được, như thế làm gián đoạn mạch nguồn mấy ngàn năm văn hóa TQ, nhưng có thể cải tiến cho đơn giản hơn. Và thế là TQ đã đi con đường “trung dung”, đơn giản hóa phồn thể thành giản thể chứ không chọn con đường chữ ký âm! Cho đến ngày hôm nay cho thấy đó là một sự lựa chọn đúng! Cái sự khó khăn đến mức vô lý khi học chữ ấy, thực chất cũng là một biện pháp để “mài tâm – ma tâm – 磨心“, làm sao để loại bớt những thành phần lao nhao, không có cố gắng, công phu gì đi!