lững lờ, lửng lơ

ữa trước tự dưng để ý một chút về chính tả: từ “lững lờ” phải viết bằng dấu ngã (vì “lững” đi kèm với từ có âm trầm – lờ – huyền, ngã, nặng), còn “lửng lơ” thì lại phải viết dấu hỏi (vì “lửng” đi kèm với từ có âm phù – lơ – ngang, sắc, hỏi). Mà “lững lơ” và “lửng lờ” tuy không chính xác là cùng nghĩa, nhưng thực ra rất gần nghĩa với nhau! Đây cũng chính là “mẹo” để viết cho đúng chính tả tiếng Việt, chú ý thanh của từ đi kèm. Trước đã có viết một bài về 8 thanh (không phải 6) trong tiếng Việt, trong đó Khứ – và Nhập – nhân với hai bậc Phù – Trầm tạo thành 4 thanh cả thảy, nhưng lại chỉ được ghi bằng 2 ký hiệu là “sắc” và “nặng”.

Riêng về thanh Thượng – , thượng phù tức là hỏi, thượng trầm tức là ngã, với tiếng Việt hiện đại ngày nay, hỏi hay ngã hầu như không phân biệt! Nhưng dấu vết trong từ điển thì vẫn còn đó, ví dụ: hải – biển – và hãi – sợ – ! Câu hỏi đau đầu được đặt ra là: tại sao những người phát minh ra hệ thống ký âm Quốc ngữ, rõ ràng là không phân biệt được “Khứ – Nhập – Phù – Trầm”, nhưng lại bảo lưu “hỏi – ngã”, điều đã chết từ lâu tại thời điểm đó!? Đây chính là “hoá thạch” của một đặc trưng ngôn ngữ đã “tuyệt chủng” chỉ còn bảo lưu trong sách vở! Không nên cực đoan đến mức phải bỏ “hỏi & ngã”, bởi ngôn ngữ vốn dĩ là “võ đoán” như thế!

từ nguyên: khai căn, luỹ thừa, giai thừa

ột chút về các thuật ngữ toán học cơ bản. Ví dụ: “khai căn – 开根“, khai là mở, căn là gốc, 2×2=4, 2 được xem là gốc của 4, 4×4=16, 4 được xem là gốc của 16. Trong tiếng Anh, từ “square root” cũng chính là mang ý này, “root” lấy nguồn từ tiếng Latin “radix”, bản thân từ này là chuyển ngữ của “jadhr” trong tiếng Ả-rập, và có lý do để nghĩ rằng tất cả đều quay về từ “gốc – căn – 根” trong Hán ngữ cổ!

Rất có thể là những người Ả-rập đã học từ nguồn Trung Quốc hay Ấn Độ cổ đại! Một ví dụ tiếp nữa là từ: “luỹ thừa – 累乘“, luỹ là nối tiếp nhau, thừa là phép nhân, nên “luỹ thừa” là phép nhân một số với chính nó, nhân lên nhiều lần. Cũng tương tự như vậy, “giai thừa – 阶乘“, giai ở đây là bậc thềm, nên giai thừa chính là nhân một số với những số nhỏ hơn nó, giảm dần về 1 như hình giảm từng bậc của một bậc thang!

cửu chương toán thuật

em phim cổ trang, chuyện thường thấy là các kỳ thi lựa chọn nhân tài: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa .v.v. của các triều đình phong kiến xưa. Khởi đầu từ thời Hán, phát triển dưới thời Đường, hoàn thiện dưới thời Tống, những cuộc thi lựa chọn, bổ nhiệm quan lại tương lai này đã đi sớm hơn châu Âu ít nhất là 1200 năm. Mãi cho đến những năm 185x, chi nhánh công ty Đông Ấn (East – Indian) hoạt động tại Hồng Kông mới bắt chước, tạo ra một hệ thống khảo thí để lựa chọn, nâng bậc nhân viên. Và sau đó thì nước Anh học tập công ty Đông Ấn, cũng tạo ra những cuộc thi để tuyển chọn công chức, viên chức! Như thế, bên cạnh cấu trúc chính trị đặc quyền dựa trên huyết thống cổ xưa, Trung Quốc đã có hệ thống dựa trên học vấn, tài năng, xây dựng xã hội dân sự sớm hơn toàn bộ thế giới ít nhất là… 1500 năm.

Như thế, một người gốc gác bình dân, thấp kém cũng có cơ hội leo lên những bậc thang xã hội cao nhất! Và cũng theo phim cổ trang thì… các thí sinh chỉ cần viết vài bài văn, luận, thơ phú để vượt qua những kỳ thi này! Nhưng cũng tuỳ thời, có lúc khảo thí của các triều đại TQ cũng có nhiều nội dung khác, mà quan trọng nhất là Toán và Luật! Như thời Sơ Đường (khoảng năm 600), thí sinh buộc phải rành 10 cuốn sách sau đây về toán: Chu bễ toán kinh – 周髀算经, Cửu chương toán thuật – 九章算术, Hải đảo toán kinh – 海岛算经, Tôn tử toán kinh – 孙子算经 (Tôn tử này khác với người viết Tôn tử binh pháp), Trương Lập Kiến toán kinh – 张立建筭经, Ngũ tào toán kinh – 五曹算经, Hạ Hầu Dương toán kinh – 夏侯阳算经, Ngũ kinh toán thuật – 五经算术, Tập cổ toán kinh – 缉古算经, Chuế thuật – 缀述.

Trong những sách đó, cuốn “Cửu chương toán thuật” là có tầm ảnh hưởng sâu rộng khắp Á Đông, từ Nhật, Hàn cho đến VN! Những thuật ngữ chúng ta xài bây giờ: cửu chương, phương trình, phương trận, bình phương, lập phương, khai căn, luỹ thừa .v.v. là bắt nguồn từ sách này! Tính diện tích ruộng, tính độ cao núi, tính thể tích hồ, tính thuế, tiền vay nợ và lãi suất, cấp số cộng, (hệ) phương trình phương trình tuyến tính, căn bậc 2 và 3, đồng dư thức .v.v. sớm hơn Âu châu cũng khoảng 1200 năm! Cách đây hơn 1500 năm mà kiến thức toán như thế là kinh hoàng, một số bài toán trong những sách đó còn hơn kiến thức cấp 3 thời giờ! Tại sao lại cần nhiều toán đến như vậy, đơn giản là vì xây thành, đắp luỹ, đào kênh, thu thuế .v.v. những công trình xã hội phức tạp với quy mô rất lớn bắt buộc phải cần đến Toán!

“Trường An thiếu niên hành” chỉ là một phim mang tính chất giải trí, nhưng kịch bản cũng khá thú vị: nhận thấy Hàn Lâm Viện đã trở thành một nơi tụng niệm chữ nghĩa, tầm chương trích cú, ít có giá trị thực tiễn, hoàng đế đã ra lệnh thành lập Thượng Nghệ Quán, một cơ quan giáo dục mới để cạnh tranh với Hàn Lâm Viện! Đây là nơi để thử nghiệm, thực thi những hình thức, phương pháp giáo dục mới, với tiêu chí chú trọng kiến thức thực tiễn, thực hành… và bài học đầu tiên trong phim, đó là môn bóng vợt, rèn luyện thể chất! Tuy nội dung phim là hư cấu nhưng cũng có dựa trên những sự thật, chứng cứ lịch sử nhất định! Đó là thời mà ở TQ, trong 1000 dân chỉ có 1 người biết chữ, 100 người đi thi chỉ có 1 người đậu, mà đã hơn đứt cái xứ ai ai cũng biết chữ, nhà nhà là tiến sư, giáo sĩ của ngay thời hiện đại!

sailors’ soap

ảm nhảm về “khoa học thường thức”… Mấy năm gần đây ở VN rộ lên phong trào tự làm xà phòng để dùng ở nhà, cơ bản là quy trình thuỷ phân các chất béo (dầu ăn đã qua sử dụng, dầu dừa…) bằng kiềm – xút, thường dùng nhất là Natri hydroxide – NaOH! Nhưng từ hàng ngàn năm trước, khi chưa chế tạo được NaOH, từ Lưỡng Hà cho đến Trung Quốc, người ta đều sản xuất xà phòng với Kali hydroxide – KOH, từ chất béo (dầu olive, mỡ lợn…) trộn với vôi tôi và tro than từ gỗ.

Phương trình: Ca(OH)2 + K2CO3 → CaCO3 + KOH. Trong tro than gỗ có nhiều K2CO3, phản ứng với vôi tôi Ca(OH)2 tạo nên KOH! Thời hiện đại, NaOH được dùng vì nó rẻ hơn mà thôi, còn các loại xà – phòng từ xa xưa đều dùng Kali hydroxide – KOH. So với NaOH, KOH cho ra loại xà phòng mềm hơn (đôi khi còn có dạng chất lỏng), có tính tẩy rửa và sát khuẩn mạnh hơn, tan mạnh cả trong nước muối (vì muối là NaCl), nên còn được gọi là Saltwater soap, sailors’ soap, vì dùng tốt cả trong nước biển.

thuốc súng

ừ góc độ kinh tế, bất kỳ điều gì cũng có thể mang lại lợi ích, kể cả, nói xin lỗi, là… cứt! Do có muốn làm hay không mà thôi, hay chỉ hóng hớt cái lợi trước mắt mà bỏ lâu dài! Tình trạng ô nhiễm do chăn nuôi quy mô lớn là đáng báo động, hầu như tỉnh nào cũng gặp vấn đề này, gây ra vô số phiền nhiễu, nhưng chẳng thấy ai xử lý! Ngược dòng lịch sử, nói chuyện xa xôi… châu Âu đã xử lý chất thải chăn nuôi gia súc như thế nào?! Người TQ phát minh ra thuốc súng, thành phần chính bao gồm diêm tiêu (kali nitrat – KNO3) và than (Carbon)! Than thì dễ rồi, nhưng diêm tiêu lấy ở đâu ra!? Người TQ lấy trong các hang động, nơi những loài dơi cư ngụ thành những quần thể lớn, phân dơi sau thời gian phong hoá, rửa trôi hàng trăm năm chứa rất nhiều KNO3, với khối lượng rất lớn lên đến cả chục ngàn tấn! Nhưng châu Âu mới là người hoàn thiện quy trình sản xuất thuốc súng trên quy mô công nghiệp!

Người Đức từ thế kỷ 16 đã có những trang trại lớn, sử dụng chất thải của gia súc để sản xuất kali nitrat. Tro than từ gỗ (chứa nhiều kali carbonate – K2CO3) được trộn với phân, được ủ cho hoai trong thời gian một năm, sau đó đun để chiết tách ra KNO3! Về hoá học, đây là phản ứng khá phức tạp, có sự tham gia của các loại vi khuẩn! Dù tại thời điểm đó chưa hiểu rõ bản chất, nhưng người Đức mày mò làm được bằng kinh nghiệm! Như thế họ sản xuất ra lượng lớn KNO3, thời chiến thì dùng làm thuốc súng, thời bình thì dùng làm phân bón! Năm 1561, nước Anh có chiến tranh với TBN nhưng bị cạn nguồn cung thuốc súng, họ đành phải bấm bụng chi 150 kg vàng để đi mua “bí mật công nghệ” này từ một sĩ quan Đức! Nên học hoá theo kiểu công thức ở nhà trường là một chuyện, hiểu nó có ý nghĩa thực tế, cụ thể như thế nào lại hoàn toàn khác! Chuyện từ một cái mà người ta rất kinh thường, thậm chí cho là tào lao như… phân Bắc, nhưng lại mang ý nghĩa hệ trọng như thế!

bất vong sơ tâm

ột trong nhiều điểm thú vị của các phim Thanh xuân Trung Quốc là các trò chơi tập thể! Bạn bè ngồi lại với nhau, ăn uống lai rai, thường là chơi “Nói thật hay thử thách”, người chơi buộc phải chọn hoặc kể ra một sự thật của bản thân, hoặc là phải làm một điều gì đó khó khăn! Có rất nhiều trò chơi khác nhau, như “Đương nhiên rồi” là một ví dụ: cho dù đối phương nói có khó nghe thế nào cũng vẫn phải trả lời “Đương nhiên rồi”, nếu không muốn / không dám thì phải uống một ly! Hay là trò “Tôi có, bạn không có” này, ai thua phải ăn một miếng chanh như hình thức phạt! Đã thấy vô số phim có cách xử lý những trò chơi rất sáng tạo, thú vị!

Nếu như ở là ở Việt Nam, những trò chơi này rất dễ nhanh chóng leo thang, biến tướng thành những chuyện nhảm nhí, xàm xí, thô bỉ, thiếu tế nhị và vô bổ! Làm sao để giữ cho vẫn “chơi được”, thể hiện sự thông minh, tinh tế, điều phối sự phức tạp trong các mối quan hệ, đó chính là phim TQ! 不亡初心 – Bất vong sơ tâm – Đừng quên tâm nguyện lúc ban đầu, cái thông điệp này, phim TQ nó lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán, nhưng quả thực là người ta dám tin như thế, vì tin cho nên đã làm được rất nhiều chuyện lớn lao, phức tạp! Còn như ở VN, sau cái sự cố “chui vào tay áo” xưa kia là éo ai còn dám làm phim Thanh xuân nữa! 🙁

radio clock

adio clock, là loại đồng hồ được tự động đồng bộ qua sóng radio! Đồng hồ (hiểu theo nghĩa rộng) có vô số hình thức và công năng khác nhau: đồng hồ công cộng ở sân bay, bến xe, đồng hồ trong các thiết bị điều phối giao thông đường bộ, đường sắt, đồng hồ trong các thiết bị cảm ứng đo lường (khí tượng, thuỷ văn, thời tiết…) hàng triệu đồng hồ này đều có sai số nhất định.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu thiết bị bẻ ghi – điều hướng tàu hoả bị sai giờ!? Cần có các tháp / trạm phát tín hiệu thời gian để những đồng hồ này tự chỉnh lại cho đúng! Như Nga và Mỹ, mỗi nước có 11 trạm phát sóng, Trung Quốc có 5 trạm, Đức có 3, Nhật Bản có 2, Anh, Pháp, Đài Loan mỗi nước có 1 trạm… phần lớn những vùng còn lại trên thế giới, ví dụ như Ấn Độ, không có trạm nào!

thầy bói

hế kỷ nào rồi mà vẫn còn những loại mị dân thô sơ, ngu xuẩn như thế này!? Do dân trí quá thấp nên nói vẫn có người nghe, vẫn có hàng triệu view (chắc là ảo!?)! Chỉ cần tâng bốc, phỉnh nịnh, đánh vào cái tâm lưu manh vặt là gì cũng nghe, cái gì cũng làm! Nỗi khổ của một dân tộc mãi không chịu lớn, tư cách chưa định hình hoàn chỉnh, chỉ vài ngôn từ sáo rỗng, bịp bợm là thao túng được!

1.     Giọng điệu rất lịch sự, dùng nhiều kính ngữ, rào trước đón sau, đây là bài của mấy cha Cố, nói năng hết sức tròn trịa, làm cho người nghe cảm thấy được vuốt ve, câu từ có khi hơn 1/2 là “kính ngữ, rào đón” rồi. Kiểu như các phim về lính Nguỵ xưa, mô tả tuy thô nhưng thật, những nhân vật cứ mở miệng là lễ phép quá mức cần thiết, vừa “lễ phép”, vừa “nham nhở” cùng lúc, tự bộc lộ cái nội tâm bất ổn!

2.     Phát ngôn kiểu thầy bói: nằm mơ / điềm / triệu này chứng tỏ, ngày xưa có những câu sấm ký, tiên đoán như thế này thế kia, TQ, CS sắp sụp rồi, lụn bại là điều chắc chắn! Cái giọng thầy bói này thì quá quen, gặp không biết bao nhiêu lần! Là thời buổi nào rồi mà vẫn còn dùng những thứ “huyền học”, “bấm đốt ngón tay”, lúc nào cũng “ta đây thấu rõ thiên cơ”! Đúng là… “số thầy ruồi bâu” mà!

3.     Nội dung có lẽ do nước ngoài chỉ đạo, một số chỗ đọc không đúng, ví dụ như “Hồ Hợi, Vương Mãng” thì đọc là “Ho Hoi, Vuong Mang”… là do thằng đọc đéo biết gì về lịch sử, chỉ đọc lại bài do bọn Tây soạn, bỏ dấu tiếng Việt không đúng! Cái này thì chúng nó soạn thành tài liệu dùng để huấn luyện nội bộ chứ chẳng chơi! Tình huống nào thì dùng chiêu gì, những kịch bản thường gặp, FAQ các kiểu!

4.     Chỗ nào không dùng sấm ký, bói toán để phán được thì chúng nó sẽ xạo sự, đơm đặt, ví dụ như Angkor Wat là do người ngoài hành tinh xây, chứ dân Khmer không thể nào xây được, vẫn là cái bài đánh vào cái tâm lý ranh vặt, nhược tiểu của người Việt! Nếu lung lạc một người không được, chúng nó sẽ tìm cách kích động nhiều người, tìm cách ly gián, tạo ra mâu thuẫn, đánh lên một vũng nước đục!

trịnh hoà

rịnh Hòa, nhà hàng hải Trung Quốc, người dưới thời Minh – Vĩnh Lạc, Hồng Vũ, Tuyên Đức, trong khoảng 30 năm, đã hoàn thành 7 hành trình đi đến tận châu Phi, Ả-rập, Ấn Độ, Nam Á, etc… với đội tàu hơn 300 chiếc và khoảng hơn 28 ngàn nhân sự tham gia! Những chuyến hải hành này thường được mô tả chung chung như những sứ mệnh ngoại giao, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TQ! Nhưng không ai có thể giải thích cho rõ ràng: tại sao lại dùng một lực lượng lớn như thế, bỏ ra kinh phí rất lớn với những mục tiêu mơ hồ như thế?! Có thể thấy mục đích những chuyến thám hiểm của Trịnh Hoà một cách dễ dàng nếu nhìn vào bức tranh lịch sử toàn cảnh! Thời nhà Nguyên trước đó đã chứng kiến tuyến đường thương mại mở ra với quy mô lớn giữa TQ và bán đảo Ả-rập! Lúc này, thế kỷ 12 ~ 14, hàng hải châu Âu vẫn còn chưa phát triển như thời gian sau này! Những người có kinh nghiệm chạy con đường tơ lụa trên biển không ai khác chính là người Ả-rập! Tuyến đường này đã có rất lâu từ trước, có thể ngay từ thời Hán, nhưng chỉ trở nên thịnh vượng dưới thời đế chế Mongol.

hà Nguyên ở TQ và Y-Nhi hãn quốc ở Iraq, Iran, Thổ… là 2 đồng minh thân cận có nhiều quan hệ qua lại, 2 quốc gia khởi nguồn từ Kublai Khan và Hulagu Khan – 2 anh em ruột, cháu của Genghis Khan! TQ chứng kiến sự thay đổi lớn do giao thương hàng hải mang lại: hàng hoá, văn hoá, khoa học, kỹ thuật! Người Mông Cổ không thạo hàng hải, họ chỉ đơn giản là… ra lệnh cho người khác làm điều đó! Đến khi nhà Minh lật đổ nhà Nguyên thì tuyến thương mại quan trọng này tạm thời bị gián đoạn, và Vĩnh Lạc đế – Chu Đệ phái Trịnh Hoà đi chính là để tìm cách nối lại (không thành công) con đường! Vài ghi chép ít ỏi còn sót lại: lượng cobalt oxide (thời đó xem như “đất hiếm”) đem về từ Iran đủ dùng làm men xanh cho đồ sứ Cảnh Đức đến mấy chục năm! Đây chính là phiên bản cổ xưa của “Nhất đái nhất lộ – Một vành đai một con đường”! Ngày nay người ta không thống nhất được tại sao TQ lại ngừng đội tàu, đóng cửa sau 7 chuyến hải hành!? Cách giải thích khả dĩ nhất là giới quan lại Nho giáo sợ hãi trước những cơ hội thương mại, sợ tầng lớp thương gia quá giàu có làm bất ổn xã hội!

cổ phong

hán nhất khi xem phim cổ trang, dã sử Trung Quốc là mới chỉ nghe… tên là đã biết quá nhiều thứ rồi! Nữ, tên “Chiết chi”, đích thị sẽ là ca nương (lấy từ câu “Mạc đãi vô hoa không chiết chi” – Kim lũ y, Đỗ Thu Nương). Nữ chính tên “Cảnh Cảnh” thì nam chính sẽ tên là “Tinh Hà” (lấy từ câu: “Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên” – Trường hận ca – Bạch Cư Dị). Nam chính tên “Bạch Ngọc” (viên ngọc trắng) thì nữ chính sẽ tên là “Vô Hà” (không tì vết)… Cứ như kiểu nếu một bên là “Thanh Phong” thì bên kia chắc chắn sẽ là “Minh Nguyệt” vậy, mấy cái công thức cũ kỹ!

“Tái thượng phong vân” là tên phim lấy từ một câu trong bài Thu hứng – Đỗ Phủ, “Hiệp khách hành” là tên bài của Lý Bạch, “Nhất phiến băng tâm” là lấy từ bài Phù Dung lâu tống Tân Tiệm – Vương Xương Linh, “Tần thời minh nguyệt” là bài Xuất tái, cũng của Vương Xương Linh… Đúng nghĩa là vô vị, nhàm chán, coi chủ yếu để giải trí, giết thời gian! Phim ảnh phổ thông – phân khúc thấp của TQ cũng tồn tại vô số vấn đề, nhu cầu giải trí, thể hiện của khán giả thời hiện đại quá lớn mà! Nhưng ít ra nó cũng có chút nội dung chứ không nhảm, xàm như khá nhiều thể loại phim Việt!