bản quyền

ại Nhật, mở nhạc kiểu này sẽ bị chồng 2 loại án phạt: #1: Phạt vì gây ô nhiễm tiếng ồn, và #2: Phạt vì vi phạm bản quyền âm nhạc! Tất cả vụ việc mở âm nhạc ở nơi công cộng ở Nhật đều được xem là vi phạm tác quyền (trừ những nơi đã được cấp phép, đã trả phí…) và do đó, nếu nhạc bạn đã mua, đã có quyền sở hữu thì chỉ được tự mở, tự nghe một mình mà thôi, không được làm phiền người khác! Đến lúc phải làm rõ ra như thế, muốn thưởng thức “văn hoá á”, thì cứ phải trả tiền đã!

Còn không muốn trả tiền (như tôi) thì đành phải nghe các loại đã hết hạn bản quyền như nhạc cổ điển, những loại nhạc xưa lắc xưa lơ mà thôi! Nói như NS Phạm Duy: thiên hạ khen chê đủ điều, nhưng chẳng ai trả tiền cho âm nhạc! Có kiểu “bốc thơm, tán tụng” nào mà cứ “đĩ mồm, rẻ tiền” như thế, một vài xu keng cũng không muốn xì ra!? Cứ phải rõ ràng như thế, chứ không con đen nó lại “lý luận”. Những chuyện nhỏ mà làm hoài, làm hoài nhiều năm không xong thì đích thị là… chuyện rất lớn!

từ nguyên: rán – chiên

hân sự thừa mứa thông tin thời đại ngày nay mà xuất hiện nhiều dạng “tin tặc”, hiểu theo nghĩa là những kẻ xào xáo thông tin với mục đích xấu! Không khó để nhận ra những cái “bài” mà chúng nó cứ lặp đi lặp lại mãi đến mức nhàm chán: nào là văn hoá đã bị Hán hoá quá nhiều (đưa ra vài ví dụ khác biệt từ ngữ Nam / Bắc)! Nhưng ở nơi khác, lại “kín đáo” ra vẻ rằng ta đây cũng rành Hán văn, cổ ngữ lắm nhé! Giả bộ thế thôi, vì thời bây giờ tra cứu, cắt, dán quá dễ mà, đến khi hỏi kỹ thì hoá ra chả biết gì, chữ nó còn chưa kịp dính vào người! Nào là phiên âm kiểu thuần Việt là nói tiếng bồi, nhưng hỏi kỹ vào tiếng Anh / Pháp thấy cũng kiểu rất võ vẽ, lơ mơ! Tất cả mục tiêu của chúng nó là kích động, kèn cựa, ghen ghét vùng miền vặt vãnh! Mở miệng là học vấn Tây, Tàu đủ cả, học nhiều biết rộng, đã thấy khắp cả thế giới rồi nhưng sao sự khác biệt rất cỏn con lại không chấp nhận được!?

Ví dụ như, có ý kiến “chiên” mới là thuần Việt, còn “rán” là vay mượn từ phương Bắc! Từ nguyên: chiên – – âm Hán Việt: tiên, nghĩa là rán – chiên (cá, trứng) mượn từ tiếng Hoa cận đại! Rán – – âm Hán Việt: nhiên – nghĩa là đốt cháy, cả 2 từ đều có bộ hoả (bốn chấm) bên dưới! Dù là “rán” hay “chiên” thì đều không thuần Việt, đều là mượn từ gốc Hán cả, nhưng “rán” mượn sớm, còn “chiên” thì mới độ một vài trăm năm trở lại! Ai không tin thì cứ dùng các kiểu từ điển tra xem có đúng không nhé! Nên vay mượn cũng là chuyện rất bình thường, nhất là thời đại ngày nay, luôn luôn, thường trực xuất hiện ngôn từ, cách thể hiện mới, nội dung mới; cứ lặt vặt mãi thế làm sao khai tâm để học cái gì mới cho được!? Nên mới nói, ngu dốt chưa phải là nguy hiểm, tâm địa bất chính, nhỏ nhen mới là nguy hiểm! Manh động ngôn từ, hoa ngôn xảo ngữ không đáng sợ, sự trống rỗng nội tâm mới đáng sợ!