giãn cách, 24

hơ thì kiểu “cháu lên 3”, nhạc thì kiểu “cháu đi mẫu giáo”, còn hài thì kiểu “cô khen cháu vì cháu không khóc nhè”! Em dùng từ “ngô nghê, trì độn” là vẫn còn rất nhẹ! 😢 Thế nhưng lại vô cùng mặt dày, manh động và liều lĩnh, vì đã có những “bầu sô” chỉ bài cho diễn, cứ như thế khoác lên cái mẽ học thức, nghệ sĩ, cũng “thi ca nhạc hoạ” như ai… “cũng bởi thằng dân ngu quá lợn”…

senility, 1

addle, like a horse in his Saddle. Serenity, as a way to fight the slowly – creeping but obviously – irresistible Senility… Hạnh phúc, đó là có thể tập trung vào những việc làm đơn giản, ví dụ như… chèo! Khi có thể hài lòng với những thứ còn đơn giản hơn nữa, ví dụ như… thở, lúc đó chắc sắp “đắc đạo thành tiên” rồi! 😃

some marine arts

ây là bức hoạ hiện đại, có thể được vẽ gần đây, tái hiện lại lịch sử ngày xưa. Cái góc nhìn của nó rất mới, giống như được quay từ drone vậy, hội hoạ cổ điển có nằm mơ cũng khó có được những góc phối cảnh – perspective thế này. Ở phương Tây, có những nhánh hội hoạ chỉ chuyên đề tài hàng hải, phải bỏ ra hàng chục năm đọc mọi thứ, từ lịch sử, địa lý, kỹ thuật đóng tàu, kỹ thuật buồm, 1001 thứ để có thể vẽ được một bức tranh đúng, chưa nói chuyện đẹp!

hms resolute

on tàu Resolute tham gia tìm kiếm đoàn thám hiểm không bao giờ trở về của John Franklin trong 2 năm 1848 ~ 1850, sau đó về Anh, rồi quay lại tiếp tục tìm kiếm trong 2 năm nữa, 1852 ~ 1854. Suốt những mùa đông bị vây hãm trong băng giá, thuỷ thủ đoàn toả ra các hướng, đi bằng xe chó kéo để tìm vết tích của Franklin, nhưng không tìm được gì, họ chỉ tìm và cứu được đoàn đi trên chiếc HMS Investigator. Về sau, cũng phải bỏ tiếp chiếc Resolute bị kẹt trong băng giá, đoàn người trở về Anh năm 1854 trên các con tàu khác của đoàn thám hiểm!

Một năm sau đó, Resolute được tìm thấy trôi dạt trên biển, bởi một tàu đánh cá voi Mỹ, cách 1900 km so với nơi ban đầu. Quốc hội Mỹ mua lại con tàu và gởi nó về Anh như một món quà tặng cho nữ hoàng Victoria! Đến lúc này, Bộ Hải quân đã hết hy vọng việc tìm đoàn Franklin nên dừng các cuộc tìm kiếm. Chỉ riêng có Lady Jane, vợ của Franklin quá cố, là vẫn còn tiếp tục tìm kiếm thêm những 20 năm nữa, tài trợ tất cả 7 đoàn thám hiểm chỉ để tiếp tục tìm! Lady Jane đi vào văn hoá đại chúng Anh với bài hát “Lady Jane’s Lament” – nỗi đau khổ của quý bà Jane! 😢

hms investigator

ăm 1848, Investigator và Enterprise, 2 con tàu do James Clark Ross chỉ huy, khởi hành đi tìm những vết tích của John Franklin. Ross lúc này đã 72 tuổi, đành đứng ra nhận nhiệm vụ, vì không còn ai có đủ uy tín cũng như kinh nghiệm! Ross từng thề với vợ là sẽ không bao giờ đi thám hiểm nữa, sau vụ này, 2 vợ chồng giận nhau cho đến cuối đời. Sau 5 năm tìm kiếm vô vọng, con tàu Investigator bị đông cứng trong băng suốt 3 năm.

Cho đến khi họ được phát hiện và giải cứu bởi chiếc HMS Resolute, một nhánh khác trong 3 nhánh tìm kiếm gọng kìm được tổ chức bởi Bộ Hải quân. Resolute sau đó cũng không thoát ra được khỏi vùng băng giá, lại tiếp tục phải bỏ tàu, sau đó lại được cứu bởi một tàu khác! Nhiều lượt hành trình theo vết đoàn thám hiểm của Franklin, lúc này đã trở thành một cuộc “Thập tự chinh” thần thánh đúng nghĩa, liên tục nhiều năm, với vô số kỳ tích!

hms terror

au chuyến thám hiểm Nam cực của James Clark Ross, 2 con tàu Terror và Erebus lần nữa được trang bị lại, chuẩn bị cho chuyến thám hiểm của John Franklin, lại là mục tiêu muôn thủa: Con đường Tây Bắc (the North West Passage), tìm ra một thuỷ lộ ngắn nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà không phải đi vòng xuống Mũi Sừng xa xôi! Cho đến ngày nay người ta vẫn biết rất ít về số phận bi thảm của cuộc thám hiểm này, toàn bộ 129 người không ai trở về! Bộ Hải quân tổ chức một vài đoàn tìm kiếm. Jane Franklin, vợ của John Franklin, nhà thám hiểm quá cố, con gái một nhà đại tư sản là tiếp tục vận động, tài trợ, bỏ tiền tổ chức thêm nhiều cuộc tìm kiếm nữa suốt 25 năm sau đó! Họ đem về được 2, 3 mảnh giấy, chôn dưới những cột đá xếp đánh dấu, để lại một số ít ỏi thông tin!

Đến ngày nay, người ta chỉ biết đại khái là cả 2 con tàu bị chôn vùi trong băng giá suốt một năm rưỡi, nhiều người lần lượt chết trước khi số còn lại bỏ tàu, tìm cách trở về bằng đường bộ nhưng không một ai về tới đích! Rất nhiều giả thiết được đưa ra, kể cả giả thiết ngộ độc botulinum trên loại đồ hộp thế hệ đầu tiên mà đoàn sử dụng! Hai cuộc thám hiểm thất bại, một của Franklin, một của Robert Scott khiến người ta phải nghĩ lại về cách tiếp cận, rõ ràng việc sử dụng những đoàn thám hiểm lớn cả trăm người là không phù hợp! Roald Amundsen người Na Uy, hơn 50 năm sau, là người đầu tiên hoàn thành cả 3 mục tiêu: đến Nam cực, đến Bắc cực, và đi hết con đường Tây Bắc, dĩ nhiên là với những trang thiết bị hiện đại hơn, và chỉ dùng những nhóm nhỏ 5 ~ 15 bao gồm những cá nhân đặc biệt xuất sắc!