sư, sĩ, công

ên chia ra làm 3 hạng: sư / sĩ / công rõ ràng, trong mỗi hạng lại phân chia thành nhiều hạng con! Đa số “người hát” hiện tại, như kiểu Mr. Đàm… nên gọi là “ca công – thợ hát”! Số có thể gọi là “ca sĩ” ở VN hiện tại có độ 4, 5 người gì đó! Số đáng gọi là “ca sư” thì suốt lịch sử xưa nay e là chỉ có vài người! Còn số “đờn ca nhạc nhậu” thì không kể, vẫn còn chưa được tính là “công”, vì “công – thợ” cũng phải học hành, rèn luyện vài năm, từ thợ bậc 1 lên thợ bậc 5 cũng mất cả chục năm có dư!

Rõ ràng như thế thì xã hội nó mới không loạn! Như thời chiến ngày xưa, “văn công” không hề tầm thường chút nào nhé, có khi còn hơn hẳn cái gọi là “ca sĩ” bây giờ! Ở mặt khác, chúng ta có: nhạc sư, nhạc sĩ, nhạc công, cũng là 3 hạng hoàn toàn khác biệt! Kiểu như ngồi trong toilet mà đẻ ra hàng trăm bài na ná như nhau, không có sáng tạo khác biệt, thì chưa thể gọi là “sĩ” được, cùng lắm chỉ có thể gọi là “công” mà thôi! Còn “sư” thì khắp lịch sử xưa nay, e là cũng chỉ có đôi ba người xứng đáng! 😅

samurai marathon

…Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây…

âu mới xem được một phim samurai hay như thế! Phim samurai đa số đều bạo lực, đầy cảnh hành động máu me, nhiều tình tiết mang tính kịch, nhưng phim này rất khác! Chuyện bắt đầu khi đội tàu của đề đốc Matthew C. Perry (Hoa Kỳ) đến Nhật Bản, những con tàu hơi nước mang đại bác nạp đạn từ phía sau, “breech-loading cannon” và “repeating-rifle”, những khẩu súng trường nạp một lần 6 viên và bắn “từ Thứ 2 cho đến Thứ 7”. Trước sức mạnh hoả lực vượt trội, chính quyền Shogun Tokugawa nhanh chóng thoả hiệp, mở cửa Nhật Bản sau 260 năm!

260 năm cô lập, đồng thời cũng là 260 năm hoà bình đã làm cho tầng lớp samurai trở nên yếu đuối! Một lãnh chúa nhỏ của xứ Annaka quyết định phải làm một điều gì đó! Tờ mờ sáng, ông ta nổi trống triệu tập các võ sĩ và tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc đua marathon dài 58 km đi qua các địa hình núi non hiểm trở, một cuộc thi khó khăn để xem ai trong số các samurai đủ mạnh mẽ để đối đầu với những đổi thay của thời cuộc! Cuộc thi này là sự thật lịch sử, là marathon đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản (1855) và vẫn còn được tổ chức thường niên cho đến ngày nay!

Lâu đài nổi trống hiệu lúc tờ mờ sáng triệu tập các samurai, chỉ để thông báo về một cuộc diễn tập, nhưng những điệp viên nằm vùng của chính quyền trung ương lại diễn dịch sai động thái này và báo cáo lại cho Shogun việc xứ Annaka muốn dấy binh làm loạn. Chính quyền Tukugawa nhanh chóng phái đến một đội sát thủ, họ sẽ nhân lúc cuộc thi marathon đang diễn ra, các võ sĩ về đích sẽ rất mệt mỏi để hành động. Thế là, từ một cuộc chạy thể thao trở thành một cuộc đua sinh tồn để bảo vệ lâu đài Annaka… Nhạc phim của Philip Glass, một tên tuổi kỳ cựu…

ném đá

ậy phải hiểu là “không nên giúp tp.HCM trong việc ném đá đoàn HD”, hay là “đoàn HD đang giúp tp.HCM, không nên ném đá họ”? Tiếng Việt, một thứ hổ lốn, thiếu rõ ràng, chính xác. Con người manh mún, tuỳ tiện, cảm tính, etc… như thế nào, thì sinh ra thứ ngôn ngữ y như thế đó, vậy thôi! Mặt khác, rõ ràng là biết ngôn ngữ có điểm yếu, nhưng thằng viết báo nó phải làm sao cho câu văn rõ ràng sáng suả chứ! Hay thực ra lại “khôn lõi”, cố tình lợi dụng ngôn từ để sách động dư luận!? Rất nhiều vấn nạn của xã hội là bắt đầu từ suy nghĩ, ngôn ngữ mà ra!

Cái này muốn sửa, e là phải mất nhiều thế hệ! Bác nào học nhiều ngôn ngữ, so sánh chéo cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ sẽ thấy rõ điều này! Em ủng hộ thay máu, gái VN, trai VN lấy người nước ngoài, cải thiện nòi giống! 😃 Chuyện này, đặt trong tình huống, đương nhiên vẫn có thể phân tích đúng sai được! Nhưng dưới khía cạnh phát triển con người, thì đều là 彼此彼此 – bỉ thử, bỉ thử, như nhau cả mà thôi! Ám ảnh khác biệt nhỏ nhoi, đừng cố phân biệt Bắc Nam, thực ra cũng một con người, cũng một văn hoá đó, không hề khác nhau tí nào đâu!

panem et circenses

hủ tướng nói rồi, khu cách ly phải có wifi cho người dân giải trí, lúc này mà có thêm 5, 7 vụ livestream đấu tố nữa thì hay biết mấy! “Panem et circenses, bánh mì và giác đấu” mà, người dân cần như thế! Còn em thì cần “boat and rice, gạo và thuyền” thôi, tiếc là lúc này chỉ có “gạo”! Xóm lao động nghèo chỗ em, vì dịch bệnh mà trở nên “ngoan” hẳn, nhà nhà đóng cửa, không còn ai tụ tập nhậu nhẹt, hát hò gì nữa! Nên ai đó có nói, với dân tộc như VN, nghèo đói đôi khi lại là phúc phần! Vì chỉ cần hở ra kiếm được 100 ngàn/ngày là thế nào tối đó cũng túm tụm nhậu nhẹt! Xưa được dạy ăn uống là việc trong nhà, không trưng ra cho người ngoài xem. Nhưng giờ họ có cái nhu cầu chứng minh ta đây “sang chảnh”…

Hay ít nhất là ta đây vẫn “còn sống”, còn có “tiếng nói”, thế nên ăn nhậu hát hò trở thành nét (phi) văn hoá! Dần dà trở thành thói lưu manh, xem đó như cách thể hiện sự tồn tại của mình! Càng thể hiện, càng cho thấy bên trong trống rỗng, ngô nghê và bất ổn! Giới bình dân như thế, giới “có học” cũng chả khác được là bao! Tìm cách che phủ mình với đủ thứ “triết học, lịch sử, văn hoá”, làm một đống hoả mù lên như thế, người không biết cứ tưởng là ghê gớm, người biết thì cười khẩy: đám tào lao giả bộ nhiều chữ, kỳ thực “công phu” không có, chữ nó chưa thấm được vào người! Vì chữ không thấm vào người nên đến lúc bộc lộ ra thì toàn “sh…”! Nên có một thời gian trầm lắng cũng tốt, tự quán chiếu bản thân xem sao!