cảnh cảnh tinh hà

hải nói là TQ làm phim thanh xuân – coming-of-age rất hay. Không nên nhầm lẫn với thể loại ngôn tình, ngôn tình chỉ mới gần đây, thanh xuân đã có từ lâu, dù cũng có xu hướng hoà lẫn 2 thể loại. Ôi thanh xuân, ánh thiều quang xán lạn! Nhớ lại chính tôi năm lớp 8, cũng mượn giờ Văn, mượn Kiều để tỏ tình ngay giữa lớp, tỉnh như ruồi không biết ngượng: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?! 😀 Đầu phim nghe tên nam & nữ chính: Cảnh Cảnh & Tinh Hà thấy quen quen, nghĩ một chút là nhớ ra mượn từ Trường hận ca – Bạch Cư Dị: Trì trì chung cổ sơ trường dạ, Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên.

Lời thoại chất lượng, mượn cổ văn khá nhiều, nói về kỳ thi ĐH: khảo thí bất nhân, dĩ học sinh vi sô cẩu – thi cử thật là bất nhân, xem học sinh như cỏ rác, nhại một câu trong Đạo đức kinh, Lão tử: Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu! 😀 Lồng ghép văn hoá cổ như thế, lứa tuổi HS chưa thể hiểu hết được, nhưng chúng nó sẽ nhớ và lớn lên từ từ sẽ hiểu, sẽ tìm lại những nội dung ẩn giấu trong đó, có những nội hàm làm phong phú cuộc sống về sau! Với khán giả VN thì không thể nào hiểu được, cùng lắm chỉ nắm được vài ba ngôn từ bề mặt! Nên suốt cả ngàn năm nay, không lúc nào mà VN không học TQ, nhưng rút cuộc, cũng chỉ học được mấy cái hời hợt!

danh chính ngôn thuận

huyện thấy được khi xem phim, vấn đề an ninh mạng Trung Quốc, dĩ nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng có điều rất căn bản: công khai danh tính! Các tài khoản mạng ở Trung Quốc hầu như phải xác minh nhân thân, như thế ai nấy đều phải suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, chỉ cần có Báo cáo (Report) từ tài khoản “tíc xanh” là đã có thể bắt đầu chuỗi hành động pháp lý! Danh có chính thì ngôn mới thuận được, đây là chuyện hiển nhiên! Về vấn đề quyền riêng tư, hiện tại, các tài khoản mạng ở Trung Quốc vẫn cho phép một mức độ “ẩn danh” (không xác minh) nhất định! Nhưng chỉ có khiếu nại, kiện cáo từ tài khoản “tíc xanh” thì mới được xem xét!

Còn loại kia chỉ mang tính chất thông tin. Khi đa số người dân trong cộng đồng đều “tíc xanh”, thì phát ngôn từ tài khoản “không tíc xanh” được xem là không “chính danh”, không có trọng lượng, có độ ưu tiên rất thấp! Về vấn đề tự do ngôn luận, điều này chỉ khả dĩ trong một xã hội dân trí cao, con người có lòng tự trọng và ý thức đạo đức, pháp luật! Còn trong một xã hội phức tạp, đầy rẫy “lưu manh vặt” như Trung Quốc và Việt Nam thì chỉ có đẩy tinh thần “pháp trị” tới mức cao độ, thậm chí là hà khắc, ác liệt thì mới có thể giáo dục, sửa đổi con người, ép họ phải “cẩn ngôn, thận hành”! Chứ không thể ngồi đó mà trông chờ vào mấy câu “đạo đức” suông được!

từ nguyên: chủ tịch, chủ xị

hủ tịch, chủ xị (主席), “chủ tịch” là đọc theo âm HV, đọc theo âm Bắc Kinh hiện đại sẽ là “chủ xị”, nên “chủ tịch” hay “chủ xị” thì chỉ một từ, một nghĩa mà thôi. Du nhập vào VN tại những thời điểm khác nhau nên ý nghĩa ngữ dụng học (pragmatics) hơi khác nhau! “Tịch” là cái chiếu (Nguyễn Du: tịch mạt nhất nhân phát bán hoa – 席末一人髮半華), ngày xưa ở ngoài hội đồng làng, ai ngồi đầu chiếu tức là nhân vật quan trọng nhất vậy!

từ nguyên: cùn & quýt

ùn (, âm Hán Việt: độn): nghĩa là không sắc bén, cùn (dao), nghĩa thứ 2 là chậm chạp, ngu dốt (đần độn, trì độn). Quýt (, âm Hán Việt: quất), trong tiếng Việt, quýt và quất là 2 thứ quả khác nhau, tiếng Hoa chỉ có một chữ! Như vậy có hiện tượng một chữ nhưng có 2 cách đọc (âm cổ và âm mới), du nhập vào tiếng Việt tại những thời điểm khác nhau, và dùng để chỉ 2 thứ khác nhau, nhưng trong tiếng Hoa nguyên gốc chỉ có một chữ!

tiêu sầu

hạc của Mao Bất Dịch vừa nghe là biết đơn giản, không xuất sắc lắm, nhưng ca từ thì chỉnh tề không chê vào đâu được: Một ly này kính cố hương, Một ly này kính viễn phương, Xin giữ tâm hồn này thiện lương, Xin cho tôi được trưởng thành. Cái gì mà “niệm niệm bất vong”, Cái gì là “sơn cao thuỷ trường”? Đến khi trời sáng, ai nói mình không say thì thật đúng hoang đường!

từ nguyên: giá cả

ừ nguyên: giá cả (价格, âm Hán Việt: giá cách). Chữ “cách” (cùng một chữ cách như trong: nhân cách, phẩm cách, tư cách, etc…) nguyên nghĩa là mức, vạch dùng trong các thiết bị đo lường, nên “giá cả” sẽ hiểu như là thang giá, mức giá, bảng giá… Lần nữa, chỉ ghi chú lại ở đây, không giải thích nhiều 🙂 nhưng đặt câu hỏi là: tại sao nhân *cách*, phẩm *cách*, nhưng lại là giá *cả* !?

từ nguyên: hoảng hồn

ừ nguyên: hoảng hồn (惶恐, âm Hán Việt: hoàng khủng). Đôi khi âm Quan Thoại qua các thời kỳ và âm Hán Việt rất khác nhau, tiếng Hoa du nhập vào VN tại nhiều giai đoạn khác nhau, suốt từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, etc… lúc nào cũng du nhập thêm từ mới! Nên việc truy về từ nguyên rất khó khăn, nhưng cũng chính vì thế nên không muốn bàn cãi cũng như giải thích, chỉ note lại như thế..

từ nguyên: ba hoa

ừ nguyên: ba hoa (八卦, âm Hán Việt: bát quái). Từ điển tiếng Việt giải thích “ba hoa” bắt nguồn từ “bavard” trong tiếng Pháp, Anh có nghĩa là “lắm lời”. Tôi ngờ rằng cách giải thích này không đúng, thực sự bắt nguồn từ chữ “bát quái”, ngoài nghĩa “âm dương, bát quái” trong Văn ngôn, với Bạch thoại còn có nghĩa là người nói chuyện tào lao, buôn dưa lê! Đúng hay sai thì tôi không muốn giải thích, chỉ note ở đây!

tiếng Việt có 8 thanh

âu về trước, một đêm khó ngủ, chui vô cái hang thỏ Alice – in – wonderland trên Internet và xem cái này, một người nước ngoài học tiếng Việt với cảm quan nhạy bén đã nhận ra tiếng Việt có 8 thay vì 6 thanh. Điều này có vẻ không được “đúng” cho lắm, vì nhìn từ hệ thống chữ Latin thì tiếng Việt chỉ có 6 thanh. Nhưng phân tích ngữ âm học, “sắc” và “nặng” có thể được chia thành 2 thanh con. Hơi khó để nhận ra với người đã quen chữ Quốc ngữ, nhưng với người “chưa biết gì” do mới học tiếng Việt thì lại nhìn ra được! Nếu đọc các tác giả cũ…

… Như Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim sẽ thấy họ dùng cách phân loại xưa có nguồn gốc Trung Quốc là “Tứ thanh – 四声“. Tứ thanh bao gồm: bình – , thượng – , khứ – , nhập – . Mỗi thanh này lại chia thành 2 thanh con là: phù – & trầm – , nên tổ hợp lại sẽ có 4×2=8 thanh. Điều này… rất đáng ngạc nhiên, đi rất gần với các phân tích ngữ âm học hiện đại! Theo cách giải thích này thì tiếng Việt có 8 hoặc 7 thanh, 7 thanh là do “hỏi” và “ngã” đã nhập lại làm một. “Tứ thanh” là nền tảng căn bản rất quan trọng của thơ ca Đường, Tống.

Từ “Tứ thanh” phát triển thành hàng trăm niêm luật của Đường thi, hàng ngàn luật của Tống từ. Sang đến thời Nguyên, xã hội có nhiều biến động, các bộ tộc phương Bắc tràn xuống, ngôn ngữ mất bớt thanh điệu và còn lại 4 thanh như tiếng Quan thoại ngày nay. Từ đó, người TQ bắt đầu làm thơ… “sai luật”, sai khi đọc theo âm Hán-Việt nhưng vẫn “đúng” khi đọc theo Quan thoại! Đó là lý do tại sao người Việt đọc Đường thi, Tống từ thấy hay nhưng sang Nguyên khúc thì bắt đầu thấy hơi “lạc vận”, đến Minh, Thanh thì rất dễ nhận ra nhiều khi “âm luật” “sai” rõ ràng!

Trở lại vấn đề tiếng Việt có 6 thanh hay là 8 thanh, thực ra 6 hay 8 thanh, với đa số người học tiếng Việt không quá quan trọng. Nhưng cần hiểu sâu về hệ thống “âm luật cổ” để có hướng phát triển cho hệ thống ký âm Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ, một hệ thống chữ viết nhân tạo và có phần “hơi vội vàng, tạm bợ, hơi duy ý chí và áp đặt” đã khiến chúng ta có cái ấn tượng sai lạc là tiếng Việt chỉ có 6 (hoặc 5) thanh! Đúng hơn, về mặt ngữ âm học, cần phải nói rõ là tiếng Việt có 8 (hoặc 7) thanh, nhưng hệ thống chữ ký âm Quốc ngữ hiện tại chỉ sử dụng có 5 ký hiệu để biểu diễn thanh điệu mà thôi!

lạc hà thu thuỷ

acebook lại nhắc, hồi đó mới chèo được 2, 3 năm… xuồng đi thuê ở khu du lịch chứ chưa tự đóng. Vạn sự khởi đầu nan, lúc mới đầu nhảy xuống nước, từ con kênh nhỏ vài chục mét ra đến con sông SG ngang mấy trăm mét nhìn mênh mông đáng sợ, cảm giác hồi hộp vô cùng.

Giờ mấy chục cây số ngang biển vẫn thấy nhỏ. Cái gì cũng phải tập từ từ, tự tay làm rồi mới hiểu, hồi xưa, nghe “bọn Tây” nói chuyện chèo vài ngàn cây số bằng cái xuồng ngang 50cm, nếu không đã tự tay chèo vài trăm cây, thì e là nghe như chuyện khoác lác, tào lao…