đồng đen, 1

hân có người “bạn” nhắc về “đồng đen”… Haizza, đã là thế kỷ 21 rồi mà dân tình vẫn như thời Trung cổ, cứ mơ mơ hồ hồ, để cho bao nhiêu trò bịp bợm sơ đẳng lộng hành. “Đồng đen” là gì thì chưa bao giờ có định nghĩa rõ ràng. Nhưng trong những gì người ta biết về các loại hợp kim đồng (copper alloys) thì có 2 thứ sau có thể xem là “đồng đen”:

  • Shibuichi là hợp kim 3/4 đồng với 1/4 bạc, có màu đen tuyền tự nhiên rất đẹp (hình dưới, bên trái).

  • Shakudō là hợp kim đồng với khoảng 4~10% vàng, tự nhiên có màu vàng đồng. Đáng lưu ý là Shakudō thường được xử lý bề mặt bằng các loại hoá chất để tạo nên nhiều màu sắc khác nhau, từ vàng đồng đến màu đen tuyền (hình dưới, bên phải).

Ngày xưa, ở khắp các nước Á Đông: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, etc… Shakudō thường được dùng để đúc chuông, vì nó cho màu đẹp và tiếng hay. Cả 2 loại hợp kim trên đều quý vì chứa hàm lượng bạc, vàng kha khá. Nhưng chỉ như thế thôi, ngoài ra chẳng có thuộc tính “siêu nhiên” gì khác như những trò “ảo thuật” của bọn bịp bợm!


nồi đồng

ý ức tuổi thơ – ai đã từng ăn cơm nấu trong những chiếc nồi đồng như thế này!? Loại nồi này chỉ được sản xuất trước năm 45, nên nếu có thì tối thiểu là từ đời ông bà để lại. Nồi được đúc bằng đồng, khá dày và nặng, dáng bầu tròn, rất khó múc cơm và cọ rửa, nhưng cũng do cấu trúc bầu tròn mà nhiệt lan toả đều cả bên trên và dưới nên rất ngon cơm.

Những cái “garde-manger” – chạn, tủ đựng đồ ăn bằng gỗ, 4 chân kê trên 4 chiếc bát nước nhỏ nhằm ngăn kiến và riện leo lên. Quá khứ và ký ức phải trôi qua, cuộc sống là phải đi lên phía trước. Nhưng đôi khi vẫn có cảm giác rằng, trong “tâm hồn” và “văn minh” Việt, chúng ta vẫn đang sống tối tăm, lạc hậu như trong một “thời đại đồ đồng” (bronze age) xa xưa…

vạc đồng

ình chụp cách đây hơn 20 năm, sau lưng điện Thái Hoà, Huế (chụp bằng máy cơ, thời chưa có máy ảnh kỹ thuật số). Ngày trước, hai bên mỗi cung điện lớn trong Đại Nội đều có bày một vài đôi vạc đồng thế này, loại lớn nhất đường kính đến 2.2m, nặng đến hơn 1.5 tấn, có thể chứa được 3, 4 khối nước. Xưa giờ vẫn nghĩ đây chỉ là đồ vật mang tính lễ nghi, trang trí.

Giờ thì biết nó có một công dụng khác rất thực tế, hiển nhiên… là chứa nước cứu hoả! Cung điện xưa xây phần nhiều bằng gỗ, thường dể bị cháy, cần có nước ngay bên cạnh để “phản ứng nhanh”, nếu vận chuyển nước từ các giếng, hồ, ao gần đó thì không kịp. Cái này biết là do xem film cổ trang Trung Quốc… Ngày xưa, kiểm tra thấy vạc không có nước là thái giám bị phạt!

điện ảnh

ăn bản, cách làm phim của Trung Hoa đại lục và Hồng Kông, Đài Loan rất khác nhau. Với Đài Loan, HK, diễn viên thường được chọn từ các cuộc thi sắc đẹp, dĩ nhiên là có ngoại hình. Còn ở Đại lục, đa số diễn viên, nhất là các thế hệ đầu, và đến tận bây giờ, thường chọn ở các đoàn ca kịch: Kinh kịch, Bình kịch, Xuyên kịch, Tương kịch… Các thể loại Kịch đại lục có bề dày lịch sử lâu đời, công phu đáng nể, diễn viên không chỉ học diễn xuất, mà còn học vũ đạo, võ thuật, nhiều trò tạp kỹ, và nhất là văn thơ cổ. Nên về ấn tượng ngoại hình, trang phục thì HK, Đài Loan có thể có chút ưu thế, nhưng về chiều sâu văn hoá, tâm lý, thì không thể qua mặt Đại lục.

Thế nên mới có chuyện “diễn vai nào là chết vai đó”, nhiều diễn viên cả đời chỉ đóng một vai: Hoàng hậu (độc ác), Hoàng thượng (lăng nhăng), Phi tần (hiền từ), Hoàng thái hậu (ba phải), Công chúa (nghịch ngợm), etc… Đó là mô thức truyền thống của Kịch nghệ, vốn đã chuyên sâu như thế, dù có giỏi đến đâu cũng khó lòng vượt qua. Làm phim hiện đại căn bản là nhiều chiêu trò nhảm nhí để lôi kéo khán giả. Nhưng đại lục làm phim, luôn luôn lồng ghép trong đó rất nhiều văn hoá cổ, phải là người dụng tâm tinh tế mới nhận ra và thưởng thức được, đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, ví dụ như nghệ thuật cắt giấy trang trí cổ truyền TQ trong hình dưới đây.

ban chỉ

班指

em phim kiếm hiệp, cổ trang thường thấy một loại nhẫn khá lớn, đeo ở ngón tay cái, thoạt tiên nghĩ đó là một loại trang sức, nhưng thấy có điểm không ổn, vì ngón tay cái làm rất nhiều việc, đeo chiếc nhẫn lớn như thế rất vướng víu. Suy nghĩ và “google” một lúc thì biết đó không phải đơn thuần là chiếc nhẫn, tiếng Trung gọi là: ban chỉ – 扳指. Nguyên thuỷ là dụng cụ để kéo cung, bảo vệ ngón tay khi phải giương những chiếc cung to và nặng, nhất là khi phải bắn nhiều phát liên tục.

Dần dà, với những nhà quyền quý, công cụ này trở thành vật mang tính chất trang sức, biểu tượng, không còn tính thực dụng ban đầu, và được làm bằng những vật liệu quý như vàng, ngọc. Trích đoạn phim: Kỷ Hiểu Lam kiến nghị mắt đã khỏi bệnh, có thể phục chức làm quan, Càn Long chưa muốn KHL trở lại làm quan, làm bộ muốn kiểm tra mắt, đưa bàn tay ra hỏi có bao nhiêu ngón (指 – chỉ – ngón tay). Dĩ nhiên là câu đố mẹo này lừa được KHL vì Càn Long đếm có 6 ngón (chỉ), kể cả cái “ban chỉ”! 😬

thò lò

ông cụ hiện đại khiến cho ai cũng có thể trở thành “nhà ngôn ngữ học”, đôi khi cũng muốn tập làm một “cụ An Chi”, người phụ trách chuyên mục “Chuyện đông chuyện tây” trên bán nguyệt san “Kiến thức ngày nay” một thời đã khá xa xưa 😀. “Thò lò” – 陀螺, âm Hán Việt đọc là “đà loa”, “đà” tức là quán tính, “loa” là con ốc.

Để rõ hơn, mở trang translate . google . com, nhập 陀螺 và bấm nút phát âm, nghe hầu như là giống âm Việt “thò lò”. Vậy đã rõ “thò lò” trong thành ngữ “quay tít thò lò” nghĩa làm sao (con quay, con vụ). Và cũng có thể đoán thêm, từ này du nhập VN mới sau này, nên âm đọc của nó gần với âm Bắc Kinh hiện đại hơn là âm Hán Việt cổ!

phí & giá

ĩ nhiên không nên đổi “học phí” thành “học giá”. Về mặt từ nguyên mà nói: giá (): giá cả, hầu như là quy thành tiền, phí (): khoản hao tổn, không nhất thiết có thể quy thành tiền. Ngày xưa, đi học chữ với thầy, ít khi phải trả bằng tiền, thầy thời xưa thường được đền đáp bằng tiền, gạo và nhiều dạng lễ vật khác, vì nhiều lý do khác nhau. Một mặt, người ta không muốn biến nó thành một giao dịch thương mại thẳng thừng.

Mặt khác, muốn biến nó thành một món nợ ân tình, mà tình nghĩa thì có cách hoàn trả khác biệt. Ngày nay, đi học chữ với thầy, không nhất thiết chỉ cần tiền. Còn phải nói ngon nói ngọt, dẫn thầy đi nhậu, vận động từ hành lang cho tới tận đâu, hao phí rất nhiều công sức! Cho nên nói “phí” nó nặng hơn “giá”, không thể quy thành tiền được. Dù là hiểu theo nghĩa nào, xưa hay nay, thì “phí” nó vẫn khác với “giá”, đâu cần phải đổi!? 😅