thị dân ca – phần 4

ái việc nghe, hiểu, cảm dân ca ấy, nó không hề đơn giản một chút nào! Nói thế này nhé, cùng đi học nhạc ở Nga về, cùng sáng tác thính phòng giao hưởng, cùng lấy dân ca làm cảm hứng, nhưng Cao Việt Bách và Nguyễn Tài Tuệ theo tôi ở hai level hoàn toàn khác nhau! Cái gì gây nên sự khác biệt như thế!? Có bao nhiêu nhạc sĩ đương thời sáng tác được theo phong cách dân ca, sáng tác thật sự ấy, chứ không phải là copy & paste!? Hình như là không có ai, đừng kể với tôi những loại chim đa đa, đậu cành đa, lấy chồng xa nhé. Và trong suốt chiều dài lịch sử âm nhạc gần cả trăm năm qua, có bao nhiêu nhạc sĩ thành danh dựa trên dân ca cổ truyền Việt Nam? Con số ấy cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay thôi!

Tôi không phải là một nhạc sĩ, thậm chí cũng chưa phải là một người nghe nhạc nghiêm chỉnh! Mỗi năm tôi mở loa lên để thực sự nghe nhạc không đến… chục lần! Nhưng có thể nói tôi là một người nghe khó tính, rất khó tính! Và đơn giản là… dân ca, âm nhạc cổ truyền Việt Nam không hề đơn giản một chút nào. Cảm, hiểu được tất cả những sự phong phú đa dạng của nó, để từ đó thoát thai, sáng tạo nên những điều mới… còn khó hơn lên trời! Mà có cảm giác như cái thế hệ có cái khả năng làm được điều đó đã khuất núi hết cả rồi, giờ chẳng còn ai đâu. Tôi than thở cũng không để chỉ trích ai cả, chỉ là cảm thấy cái “generation continuity”, tính kế thừa, kế tục giữa các thế hệ rõ ràng là đang, nếu không muốn nói là đã chết!

Với những gì ít ỏi còn sót lại, không khéo lớp trẻ sau này sẽ nghĩ rằng cắt nửa vầng trăng tôi làm con đò nhỏ chính là dân ca Việt! Nhưng đó còn là khả năng tươi sáng, tệ hơn thế, không khéo nhiều người sẽ nghĩ rằng một số loại nhạc ung nhọt của xã hội, những thứ bệnh hoạn, quái thai ngâm giấm của thời những năm 60, 70 của thế kỷ trước chính là nhạc cổ truyền Việt! Thực ra tôi nghĩ rằng giới chuyên môn thừa sức hiểu những vấn đề như thế, nhưng vì các động cơ chính trị, kinh tế, xã hội, vẫn cứ tiếp tục mị dân, vờ vịt, bằng cách này hay cách khác. Nói như Trịnh Công Sơn: Em chưa thấy quê hương thanh bình, em chưa biết xưa kia Việt Nam, em chưa hát ca dao một lần… đến tận bây giờ vẫn đúng lắm thay!

 

Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, Tết Bính Thân, 2016



thị dân ca – phần 3

ó hôm ngồi nói chuyện với một người về Phạm Duy (PD), huyên thuyên đủ điều, hỏi: thế anh thích nghe những bản nào của PD, đáp: uh, thì Cây đàn bỏ quên, hỏi tiếp: rồi còn gì nữa?, ú ớ không trả lời được ⇐ Loại 1: chỉ lặp lại như con vẹt một số điều mà người khác mớm cho nói chứ chưa thật sự tìm hiểu bao giờ, đây là loại thô thiển nhất. Dưới đây tôi sẽ chỉ ra thêm một vài cách nữa, để phân biệt loại thực với loại “giả cầy”. Một hôm khác: tôi thích nhạc của Văn Cao, với một số người nữa như Vinh Sử, Chế Linh, đứng dậy bỏ về không một lời giải thích! ⇐ Loại 2: không phân biệt được nhạc hay với loại nhảm nhí, tầm phào, cũng chỉ là nghe tán láo ở đâu đó, trường hợp này cũng không có gì phải bàn cãi !

Loại 3, hỏi: anh cảm thấy thế nào về bài ABC của nhạc sĩ XYZ?, trả lời: uh, thì lời ca thế này thế kia!, cũng đứng dậy đi về không cần giải thích! Nó thế này nhé, giả sử một cô gái cực kỳ xinh đẹp đang đi đến, hỏi anh thấy cô gái thế nào, thì anh lại khen cái áo cô ấy mặc đẹp, anh không thấy được gì khác bên dưới cái áo sao!? 😬 Loại 4: tôi thích dân ca của PD, kiểu như: Nước non ngàn dặm ra đi, Phố buồn… Tôi cười thầm trong bụng, PD ông rất khéo, bày ra một vài bài nhạc thuộc loại “easy listening”, cố tình gây cho anh cái ảo tưởng sai lầm, để cho anh được thoả mãn: ah, ta đã biết rồi, PD là như thế! Tốt hơn nên như thế, chứ có trình bày các khía cạnh tinh tế trong âm nhạc của ông thì anh cũng đâu có hiểu!

Loại 5: tôi thích Trần Văn Khê, nhất là 6 câu vọng cổ Nam bộ, hỏi: thế anh thích cái gì ở dân ca Bắc bộ?, đáp: tôi không quan tâm! ⇐ không có một sự thông hiểu truyền thống thực sự nào mà lại bo bo thủ cựu, không dám chấp nhận sự khác biệt, nhất là ở ngay cùng trong một nước. Loại 6: tôi mê dân ca Việt Nam, hỏi: thế anh còn thích dân ca nước láng giềng nào khác? đáp: tôi không biết! ⇐ không có một sự hiểu biết truyền thống đích thực nào mà không dám học hỏi cái mới, chỉ lặp lại những điều sáo rỗng như con vẹt. Và đã thấy có muôn ngàn loại khác, tất thảy đều không cần đến 3 giây để nhận ra! Đôi điều về “thị dân” và “thị dân ca”, có ai thấy chúng ta có quá nhiều loại “giả cầy” không nhỉ!? 😀