numerology

gày xưa cấp 2, ngồi chơi với mấy đứa bạn, tôi có 1 trò làm nhiều người “tròn mắt”. Nói với bạn A: hãy nghĩ ra 1 con số có 3 chữ số, ví dụ như abc, nhưng đừng cho tôi biết, sau đó đúp nó lên thành số có 6 chữ số: “abc abc”, rồi đưa cho B. B lấy số “abc abc” đó chia cho 7, đưa cho C. C lấy kết quả chia cho 11, đưa cho D. D lấy kết quả đó chia cho 13, rồi đưa cho tôi! Tôi sẽ nói cho A biết con số bạn ấy nghĩ lúc ban đầu!

Nó là như thế này, abc abc=abc x 1001, 1001 phân tích thành thừa số nguyên tố tức là 1001 = 7 x 11 x 13! Chả có cái gì thần bí ở đây cả! Đưa mấy con số chạy lòng vòng gạt người, đám numerology là như thế! 😃 Đương nhiên, nói về số học, các con số, chúng nó có một ý nghĩa “tiên nghiệm – a priori” sâu xa theo hình dung của triết học Immanuel Kant, nhưng đó không phải là điều mà đám numerology có thể hiểu được!

Học toán vì điều gì?

oán cũng như âm nhạc, là một loại “ngôn ngữ”, là cách chúng ta tìm hiểu, phản ánh, biểu diễn thế giới xung quanh. Một đứa trẻ lớn lên luôn có sự tò mò về những thứ quanh nó, nó tìm hiểu, đo đạc, ước lượng, tìm cách kết nối các sự việc rời rạc thành quy luật, nó không ngừng khám phá ngoại giới, xây dựng bản vẽ, mô hình. Khởi đầu từ những tập từ vựng và ngữ pháp đơn giản, dần dà xây nên hệ thống ngôn ngữ phức tạp! Ai đã học kỹ số học cấp 2, cấp 3, sẽ hiểu một điều là: những trò “numerology”, cái gì mà “Thần số học”, nhẹ thì có thể bảo là chơi đùa, nặng thì có thể nói là lừa bịp! Cũng như thế, nếu xem âm nhạc là một ngôn ngữ, thì bolero là ngôn ngữ của học sinh tiểu học! Nên với cái “não trạng” như thế, không ngạc nhiên gì khi đám “bolero”, “numerology” tự xem mình là “đỉnh”, tự khoác lên cái vẻ “cao sang” giả tạo!

Đọc xong bài, thấy một điều, dù là tác giả nổi tiếng, đưa ra nhiều ví dụ, luận điểm hay ho, nhưng ông chưa trả lời câu hỏi học toán vì điều gì!? Ông ấy vẫn xem Toán là môn hàn lâm chết cứng, ông ấy đã quên cái thời ông ấy còn là một đứa trẻ, tìm cách đo đạc, ước lượng, tìm cách xây dựng mô hình về thế giới xung quanh! Học Toán là vì cái lý do nội tại, tự thân ấy mà thôi, những chuyện khác như ứng dụng thực tế, đóng góp xã hội, đều là hệ quả! Có rất nhiều người hiểu và chia xẻ các giá trị toán học trong cuộc sống! Nhưng số người bước vào ngành toán thì rất ít! Số có khả năng đi con đường Toán lý thuyết, chỉ đếm trên đầu ngón tay! Không nên có cái tham vọng truyền “đam mê toán” đến với đa số quần chúng, chuyện đó đơn giản là không thể, số đông không thể hiểu cái mà họ bên-trong-không-có, nhất là thời buổi nhiễu loạn như hiện tại!

chính khí hướng thượng

ại là phim thanh xuân Trung Quốc, vừa bước vào cổng trường (vâng, chính là ngôi trường trung học Chấn Hoa – 振华中学 nổi tiếng qua ít nhất 3 bộ phim khác nhau), đập ngay vào mắt là câu khẩu hiệu: Hảo vấn lập hành, Chính khí hướng thượng! Haiza, dĩ nhiên cũng chỉ là khẩu hiệu mà thôi, nhưng nó cũng nói lên được nhiều vấn đề!

Lại đi trước Việt Nam, từ lâu đã bỏ những câu sáo rỗng, không có mấy giá trị thực tế, kiểu như Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ không quá quan trọng, văn cũng chưa phải là quan trọng lắm đâu, quan trọng nhất là khí chất con người: chính trực, ngay thẳng, luôn tìm đường hướng đi lên, chứ không mãi lưu manh lặt vặt kéo cả lũ xuống dưới!

好问立行
正氣向上

cảnh cảnh tinh hà

hải nói là TQ làm phim thanh xuân – coming-of-age rất hay. Không nên nhầm lẫn với thể loại ngôn tình, ngôn tình chỉ mới gần đây, thanh xuân đã có từ lâu, dù cũng có xu hướng hoà lẫn 2 thể loại. Ôi thanh xuân, ánh thiều quang xán lạn! Nhớ lại chính tôi năm lớp 8, cũng mượn giờ Văn, mượn Kiều để tỏ tình ngay giữa lớp, tỉnh như ruồi không biết ngượng: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không?! 😀 Đầu phim nghe tên nam & nữ chính: Cảnh Cảnh & Tinh Hà thấy quen quen, nghĩ một chút là nhớ ra mượn từ Trường hận ca – Bạch Cư Dị: Trì trì chung cổ sơ trường dạ, Cảnh cảnh tinh hà dục thự thiên.

Lời thoại chất lượng, mượn cổ văn khá nhiều, nói về kỳ thi ĐH: khảo thí bất nhân, dĩ học sinh vi sô cẩu – thi cử thật là bất nhân, xem học sinh như cỏ rác, nhại một câu trong Đạo đức kinh, Lão tử: Thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu! 😀 Lồng ghép văn hoá cổ như thế, lứa tuổi HS chưa thể hiểu hết được, nhưng chúng nó sẽ nhớ và lớn lên từ từ sẽ hiểu, sẽ tìm lại những nội dung ẩn giấu trong đó, có những nội hàm làm phong phú cuộc sống về sau! Với khán giả VN thì không thể nào hiểu được, cùng lắm chỉ nắm được vài ba ngôn từ bề mặt! Nên suốt cả ngàn năm nay, không lúc nào mà VN không học TQ, nhưng rút cuộc, cũng chỉ học được mấy cái hời hợt!

lại… giáo dục

hông ăn thua đâu, tôi biết nhiều người Việt ở Mỹ hơn 40 năm, đi từ khi còn rất trẻ, học được văn minh nhiều thứ, nhưng bản chất vẫn không thay đổi được mấy! Để thay đổi những điều nằm trong máu mà chỉ có ba cái “phương pháp” này là không ăn thua!

Huống hồ gì Việt Nam bây giờ, thấy toàn là những thứ: ngày xưa em học đến 2 năm lớp 4 và 3 năm lớp 5 lận, làm sao mà viết sai chính tả được? Viết chữ nào cũng sai, câu nào cũng sai mà cứ hễ mở miệng ra là nói chuyện đạo lý, lương tâm, lý tưởng, giáo dục chứ phải… 😅

chân thiện mỹ

acebook nhắc ngày này năm trước, thấy cũng nên post lại! Nói về các khía cạnh giáo dục của một con người, “văn” là thứ dễ nhất, đọc thông viết thạo, rồi một vài sách vở phức tạp hơn, rồi tiếp cận các ngôn từ khoa học, kỹ thuật. Ai giỏi hơn chút thì tìm về cổ ngữ, học thêm nhiều ngoại ngữ, Anh, Pháp, Nga, Đức, hay thứ chữ tượng hình riêng biệt như tiếng Hoa, rồi thì đi vào các lĩnh vực chuyên ngành: y tế, kinh tế, pháp luật, etc… cả một rừng sách vở. Nói về “văn” thôi thì 20, 30 năm chưa phải là nhiều! Ấy thế mà tôi lại cho là “văn” vẫn là thứ dễ nhất. Trong 3 chữ “chân”, “thiện”, “mỹ” thì “văn” tương ứng, là cách tiếp cận với chữ “chân”, vẫn là thứ dễ dàng nhất!

Giáo dục về mỹ học (aesthetics) khó hơn rất rất nhiều, nó đòi hỏi nền tảng gia đình và xã hội, một quá trình trãi nghiệm lâu dài, đòi hỏi nhiều hiểu biết về văn hoá và vốn sống, đôi khi là bản năng, chứ không đơn giản cầm cuốn sách lên đọc là có được. Tôi đã gặp nhiều “con chuột gặm chữ”, nhưng hiểu biết về “âm nhạc” và “hội hoạ”, nói xin lỗi là “ngửi không được”! Thế nên mới nói “văn” thực ra cũng chỉ là một thứ “tào lao”, nó không thể hiện hết được công phu hàm dưỡng, rèn luyện của một con người! Ấy thế mà cái gọi là “âm nhạc”, từ thứ nghêu ngao thọc tay vào mồm huýt sáo ấy lại nói lên được rất nhiều điều! Vừa dễ nhất và cũng vừa khó nhất là như thế!

Mỹ học, nó không đơn giản là kỹ năng ghi nhớ và logic như “văn”. Nó có sự tương tác với tâm hồn con người, thể hiện cả quá trình trãi nghiệm cuộc sống, nó không phải là điều rõ ràng có thể lý giải theo kiểu luận lý được. Nhiều người có khả năng ngôn từ, xào xáo câu chữ rất ghê, nhưng không có khả năng hiểu âm nhạc hay hội hoạ, đơn giản vì đó là một “chiều kích” khác trong tâm hồn, một không gian không phải cứ “tụng chữ” mà chạm đến được, và họ không thể, không dám tự đào luyện, tự khám phá bản thân để đi ra ngoài giới hạn của ngôn từ chữ nghĩa… Nên ai mà bàn luận về nhạc mà kiểu chỉ có “ca từ thế này thế kia” là chắc chắn không hiểu gì về nhạc!

Cái quá khứ nhiều năm học “văn” nó ám ghê gớm, tưởng càng giỏi “văn” đôi khi thực ra là càng tự trói mình vào chữ nghĩa, đến độ không có đủ dũng khí để bước qua rào cản và đi vào thế giới phi ngôn ngữ, tiếp cận những điều ngôn từ không diễn tả được! Tới được đó thì mới hiểu ra rằng, ngôn từ là phương tiện diễn đạt, nhưng đồng thời cũng là dẫn hướng lầm lạc, gọi nó là “cái vỏ của tư duy” rất đúng, chỉ là cái vỏ mà thôi, không có những hiểu biết, cảm quan ngoài ngôn ngữ dẫn đường thì bám víu vào ngôn từ cũng kiểu “chết đuối vớ phải bọt”! Haiza, nói sơ sơ về 2 chữ “chân” và “mỹ”, để thấy nó khó như thế, cái chữ thứ 3 kia còn khó kinh hồn hơn nữa! 😃

giáo dục thể chất – 2

ọc sinh xưa đi học hay nói: có môn học duy nhất, biết trước đề thi mà điểm vẫn cứ thấp, không như các môn khác như Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Văn, Sinh ngữ, .v.v. Vâng, đó chính là môn… Thể dục! 😅 Thể dục dù sao cũng là môn hết sức công bằng, cho biết trước đề thi luôn, không như các môn khác cứ chơi trò ỡm ờ: người biết thì không nói, kẻ nói thì lại không biết!

Việc đầu tiên là làm sao để các “nhà giáo dục” bớt “đĩ miệng” lại, mà dạy được cho con em những kỹ năng thực tế. Hết chỗ để “khoe chữ, loay hoay với ngôn từ chết” hay sao mà đè đám con nít chưa biết gì ra mà “hoa ngôn xảo ngữ”!? Việc này muốn thay đổi e quá khó, vì người dạy sống trên mây lâu ngày, đã thành loại bệnh mạn tính, chả biết có thay đổi được không!? 😢

giáo dục thể chất – 1

ây là hệ quả của cái lối: “chơi thể thao một cách triết học, và suy nghĩ triết học một cách thể thao”! 😃 😛 Ai cũng biết sức khoẻ, thể chất là nền tảng của mọi điều, ấy thế mà vẫn chỉ “thể dục, thể thao” trên giấy, vẫn cố viết “sách”! Riết rồi suốt ngày chỉ loanh quanh với ba cái ngôn từ vớ vẩn thôi, tìm cách “chơi chữ”, tìm cách “hơn người” bằng hoạt ngôn xảo ngữ, chứ động tay động chân thì không muốn và không làm được!

Không chỉ như thế, nó ảnh hưởng suốt về phần đời sau của đứa học sinh! Học cái gì cũng không có “hành”, chỉ lải nhải một mớ lý thuyết, ngôn từ chết! Học cái gì cũng lớt phớt bề mặt, không có chiều sâu, không có công phu! Nói đâu xa, ngay trong giới lập trình viên hiện tại, 10 người thì hết 9.5 người, hỏi cái gì cũng biết, công nghệ nào cũng biết, trên trời dưới đất, chỉ có điều là những kỹ năng lập trình phức tạp, thực tế thì không làm được!

giáo dục

hân trái bước sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa… Ôi, má ơi, thể dục mà học từ sách thế này, không có ai ép phải tập thành nề nếp, thì có khác nào học võ công trên giấy!? Nếu chỉ đọc kinh mà thành Phật được thì thiên hạ vào Niết Bàn hết từ lâu rồi! Thể chất, âm nhạc, rồi mỹ thuật mà dạy kiểu này… haiza, rồi lại đẻ ra toàn mấy con “gà công nghiệp”, suốt ngày “bolero” và “triết học” cho mà xem! 😢😢

Dạy đạo đức cho HS cấp 1 tức là uốn nắn cách hành xử, phép tắc hàng ngày, thiết thực! Đạo đức không phải là mớ ngôn từ Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín, đó không phải là “đạo đức”, đó là “ngôn từ về đạo đức”! Những người làm giáo dục hoàn toàn không có một khái niệm nào về kiến thức thực hành, chỉ huyên thuyên một mớ trừu tượng! Nên kết quả là học sinh không biết về “đạo đức”, mà chỉ xào xáo “ngôn từ đạo đức”, nôm na gọi là… “diễn”!

Trong một post trước, tôi có viết: nói nghe có vẻ bất hiếu hay vô lễ, nhưng thực ra, chúng ta đang sống trong một xã hội mà cha mẹ không thực sự yêu con cái, họ chỉ yêu cái “vai” làm cha mẹ mà họ phải diễn, thầy cô cũng không yêu học trò, họ chỉ yêu cái “vai” làm thầy, cô mà họ phải diễn! Tôi có nhiều bạn bè làm giáo dục, hay có liên quan, tôi biết họ không thích nghe điều đó, nhưng từ hồi cấp 2 đến giờ, tôi vẫn nhìn nhận thực tế như vậy!

Một số người đọc được ở đâu đó một số ngôn từ rồi tự cho mình hay! Tôi nói càng biết nhiều kiểu đó, càng xa rời sự thật, càng “ní nuận” càng lầm lạc trong ngôn từ. Nên căn bản với sự vận hành của XH toàn là các giá trị thực hành, chả ai cần “triết lý”, hay ít nhất là 99.99% con người ta sống tốt hơn khi không có “triết học”. Chính những kẻ huyênh hoang chữ nghĩa, xa rời thực tế đã đẻ ra nền giáo dục và xã hội như ngày hôm nay!

vận động

ừ 10, 15 năm trước, tôi đã có nhận định rằng sức khoẻ thể chất và đặc biệt là sức khoẻ tinh thần người Việt có vấn đề, 70~80% người Việt có biểu hiện bệnh lý thần kinh, thể nặng hay nhẹ, dạng này hay dạng khác! Nguyên do sâu xa nằm ở tầng văn hoá, thiếu chiều sâu, thiếu hiểu biết, chia xẻ giữa người và người, thiếu khả năng xây dựng giá trị cộng đồng. Cộng với sự thiếu vận động thời gian dài dẫn đến tâm hồn và cảm xúc xơ cứng! Không có đủ kiên nhẫn tìm hiểu vấn đề gì cho thấu đáo, ai nói gì cũng tin, sẵn sàng nghe theo bất kỳ sự xúi dục vớ vẩn nào! Lật lại vụ “cha chơi đùa với con bị giết chết” mới thấy đó là cả một thế hệ bị “côn đồ hoá”! Cái “chấp ngã” quá lớn: điều tôi thấy phải đúng, điều tôi nghĩ phải đúng…

Nên chỉ cần một câu nói, một sự xúi dục nhỏ nhất là sẵn sàng giết người! Để cho “tôi được đúng” thì điều tệ hại nào cũng làm! Từ anh tiến sĩ “học nhiều”, cho đến gã xe ôm “học ít”, cái sự “chấp ngã” đều lớn như nhau, lớn đến mức ngoài “cái sự đúng của tôi” ra, chẳng còn gì quan trọng hơn nữa, những cái tôi hoang tưởng, méo mó, bệnh hoạn! Cùng với truyền thông hiện đại, khi công nghệ đã trang bị cho mỗi người một cái màn hình be bé, thì sự nô dịch tư tưởng & tâm hồn đã bắt đầu. Cả XH mụ mị trong những chiêu trò nhảm nhỉ! Gốc rễ vấn đề quay về trong một chữ: vận động! Vận động thể chất, tinh thần, vận động mọi mặt, giữ cho tâm hồn được tự do, mạnh khoẻ, giữ cho mầm mống thiện lương sống bên trong mỗi người chúng ta!