George Ivanovich Gurdjieff

urdjieff không phải là nhạc sĩ, ông chỉ tìm cách miêu tả lại những gì đã nghe được tại Caucasian, ở quê hương ông, Armenia, lúc đó là một phần của đế chế Nga, với sự giúp đỡ của một học trò là nhạc sĩ, Thomas De Hartmann. Mấy chục tác phẩm nhỏ, dưới dạng những “chants” – tụng ca, những đoạn ca nhỏ mang tính chất cầu nguyện, ca vũ tôn giáo, những tiểu khúc cho piano rất kỳ lạ, huyền bí và đầy cảm hứng!

Caucasia

ừ Caucasia, lan toả đi cái gọi là Aryan, và trở thành Hy Lạp, La Mã, trở thành Byzantine, Iran, Iraq, Ấn Độ, etc… Một số thành phần văn hoá Châu Âu, một cách kín đáo, vì không muốn liên quan đến vấn đề quan điểm chủng tộc, vẫn hoài niệm và tự hào một cách mơ hồ về Scythia, Sarmatia, Parthia, India… những khởi nguồn xa xưa, trước cả Hy-La!

Album guitar “Nhạc dể dành cho người khó” – “Simple Music For Difficult People” (Bert Lams & Fabio Mittino), gồm những tác phẩm mang màu sắc tôn giáo của Gurdjieff & De Hartmann… Hơn mười lăm năm trước, nghe những bản này chuyển soạn cho piano, nhưng âm thanh của những nhạc cụ dây – gảy nghe có vẻ là thích hợp và nguyên bản hơn…

khí thôn ngưu

ản mạn về bài thơ Thuật hoài, Trần triều tướng quân, Phạm công Ngũ Lão, nguyên văn: Hoành sáo giang san cáp kỷ thu, Tam quân tì hổ khí thôn ngưu, Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu… Sách vở cũ (như Trần Trọng Kim) đều lý giải “ngưu” là sao Ngưu, sao Đẩu, nên giải nghĩa câu này: chí khí ba quân mạnh mẽ như hổ báo, muốn nuốt cả sao trên trời. Khi nhỏ đọc vậy thì chỉ hiểu vậy, không thắc mắc!

Nhưng giới văn học sử hiện đại khoa học hơn, lý giải “khí thôn ngưu” đơn giản là “nuốt trôi con trâu”, ngữ nghĩa hợp lý nếu liên hệ với 2 chữ “hổ báo” phía trước, không cần phải lãng mạn hoá “trên trời”. Vậy câu này hiểu đúng là: ba quân chí khí mạnh mẽ như hổ báo muốn nuốt trôi trâu! (“ngưu” là bò, “thủy ngưu” mới là trâu, nhưng dùng đã quen, không sửa). Hy vọng năm mới, vận sự đổi thay, Covid tiêu tán, nuốt trôi được con trâu Tân Sửu này! 😀

kulak và gulag

Ngói đỏ lợp nghè, lớp trên đè lớp dưới.
Đá xanh xây cống, hòn dưới chống hòn trên.

ấu trúc và tính cách xã hội người Việt, thực ra Deuxième Bureau và CIA đã nghiên cứu vấn đề này một cách kỹ càng, qua các tài liệu giải mật cho thấy họ hiểu chúng ta rất rõ! Xã hội Việt xoay quanh khái niệm “làng”, là một đơn vị di dân có nguồn gốc, phong tục, tập quán, văn hoá… hơi khác nhau một chút! Nói “một chút” nhưng đôi khi là… rất nhiều!

Như làng tôi diện tích hành chính chỉ hơn 8km2, nhưng diện tích sở hữu gấp 2, 3 lần hơn thế! Là do lịch sử hàng trăm năm, những năm đói, người ta phải bán ruộng đất, người làng tôi mua, dần dần, mua gần hết các làng xung quanh! Căn bản là dân làng tôi không đói, ai nhìn vào cũng ngưỡng mộ! Là do cái bản tính làm việc như trâu, như ngựa!

Chỉ nhìn quanh mấy cây số thôi là đã thấy văn hoá khác biệt rồi! Làng là một đơn vị vừa hành chính vừa văn hoá! Thời phong kiến, cấp hành chính thấp nhất do triều đình bổ nhiệm xuống là cấp huyện, còn thấp hơn nữa, lãnh đạo cấp làng xã là do người dân tự bầu lên với nhau! Một kiểu “tự trị” nho nhỏ… thế nên mới có cái câu: “phép vua thua lệ làng”!

Hàng năm thuế khoá, phu phen bổ xuống là quan huyện sẽ đi “thương lượng” với lý trưởng, thống nhất với nhau một cái “giá”, còn lại là chuyện lý trưởng tự sắp xếp, phân bổ trong làng! Nói: “quyền lực của nhà vua dừng lại ở cổng làng” là như thế! Nên trong chừng mực nào đó, mấy ông lý trưởng, chánh tổng cũng giống như là “ông vua con con”.

Nên tính cục bộ của người Việt là siêu đẳng! Để giải quyết chuyện này, để “lớn lên và thoát khỏi cái áo cũ kỹ”, một dân tộc “mạnh mẽ đến mức điên loạn” như ku Nga là nó làm tất tay, rốt ráo, “kulak và gulag”, một lần và mãi mãi. Cách người ta thường hiểu về “gulag” thực ra vẫn chưa đầy đủ và phiến diện, nhưng đó là một chuyện khác sẽ nói đến sau!

dựng nêu

ựng nêu tức là chính thức ăn Tết, chuẩn bị đón năm mới! Ông nội kể… hồi đó, triều đình chẳng còn quyền lực gì, chỉ còn hư vị, thực quyền trong tay người Pháp, thế nên đi ra đi vào, rảnh rỗi thì làm gì? Thì cúng bái, tế lễ, quanh năm suốt tháng làm mãi thôi. Thế là lệnh xuống các làng, xã khắp nơi đều phải cử người về Kinh học nghi-lễ tế-bái: tấu sớ phải viết như thế nào, quỳ lạy phải ra làm sao… sinh ra đủ thứ phiền phức! 🙂

pin

hững đột phá mang tính cách mạng trong công nghệ pin đã hình thành, giờ nó đẩy cả tàu hoả, không phải chỉ xe hơi, xe tải. Tương lai đẩy cả máy bay, tàu thuỷ không phải là chuyện viễn tưởng! Thôi, em “khăn gói quả mướp” sang “Đại Đường đông thổ” đi “thỉnh kinh” đây! Việt Nam vẫn còn mãi mê mơ mộng Trạng Tí với Thánh Gióng… 😞 Người Trung Quốc giỏi thì phải thừa nhận là họ giỏi, để còn coi học hỏi, bắt chước thế nào, chứ nhiều người chỉ thích nói phủi: ah có gì đâu, chẳng qua có nhiều tiền nên nó làm được thôi! Câu đó theo tôi thấy, so với câu: ai biểu đeo vàng chi cho nó cướp thì cũng giống hệt nhau. Về tư cách, cũng một loại người đó thôi, chẳng có khác gì!

Mà không trách được, từ xưa, CIA nó đã dạy bài như thế, in thành cẩm nang đào tạo người hẳn hỏi, ví dụ như: với Bắc Việt, cứ xoáy vào vấn đề Trung Quốc, nào là đất đai tổ tiên để lại, nói bừa lên lên thế để quên đi một cái thực tế rằng chỉ có độ chục ngàn chuyên gia Trung Quốc ở Bắc Việt, chứ không phải là nửa triệu quân Mỹ như ở miền Nam. Cái kiểu nói năng càn quấy ấy, chúng nó dạy lẫn nhau, dạy mãi đến mấy chục năm sau, giờ không còn nhớ ra ai đã dạy chúng nó, cứ như thế mà làm thôi. Miệng thì nói yêu nước, ghét Trung Quốc, nhưng thực chất là xỉa xói, kèn cựa vùng miền với nhau, toàn lưu manh vặt. Đấy, ngay từ đầu là chính tâm, thành ý vất đi rồi, khỏi cần nói chuyện khác!

VN, siêu cường về bệnh tâm thần

gược dòng lịch sử 40 năm trước, một chuyện mà người nước ngoài biết được chắc cười lăn lộn. Là người Việt cũng phải cảm thấy xấu hổ, không biết chui vào đâu! Chuyện bắt đầu từ một dòng chữ Hán viết trên cái bình gốm Chu Đậu trong một bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ: Thái Hòa bát niên Nam Sách châu tượng nhân Bùi thị hý bút. Câu này ai học chữ Hán vài năm đều biết chỉ có một cách hiểu duy nhất: năm Thái Hoà thứ 8, thợ người Nam Sách họ Bùi vẽ chơi. “Hý bút” là cách dùng thông dụng, mang tính chất như ký tên: vẽ chơi, viết chơi, phóng bút, rất nhiều đồ cổ, thư hoạ có cách dùng “hý bút” này. Còn “Bùi thị” tức họ Bùi, tương tự như: Phan thị, Thiệu thị huynh đệ… Thế nhưng một ông giám đốc bảo tàng cấp tỉnh lại muốn hiểu nó là: người thợ Nam Sách tên là Bùi Thị Hý viết.

Để “chứng minh” việc bà tổ làng nghề gốm Chu Đậu, “nữ nghệ nhân Bùi Thị Hý” là có thật, ông này đã dày công nguỵ tạo rất nhiều “chứng cứ” như bia đá, gia phả, etc… nhưng ngay lập tức bị giới chuyên môn bác bỏ vì nguỵ tạo vụng về, thô thiển. Sự việc trở nên hài hước khi người ta phát hiện ra một số món đồ cũng ký tên tương tự, như “Trang thị hý bút”. Cứ theo cách hiểu đó, sẽ có nhiều nghệ nhân: Trang thị Hý, Trần thị Hý, Lê thị Hý… 😃 một làng nghề gồm toàn nữ nghệ nhân mang cái tên “Hý”! Câu chuyện không dừng ở đó, và bắt đầu nhuốm màu tiền bạc, khi người ta muốn gây dựng thương hiệu Chu Đậu. Thế là bịa ra một bà tổ nghề tên là Bùi thị Hý, có lai lịch, chồng con, bia mộ, để lại rất nhiều đồ vật như bảo kiếm, la bàn đi biển.

Hoang đường đến mức vẽ ra hình ảnh một nữ CEO ngành gốm sứ, có sự nghiệp thành công xán lạn, sở hữu hạm đội thương thuyền lớn như Maersk SeaLand bây giờ, dong buồm qua tận Thổ Nhĩ Kỳ đi giao hàng. Từ một chữ vì dốt mà hiểu sai, đến việc nguỵ tạo chứng cứ để bao biện cái sai, đến việc hoang tưởng Bùi thị Hý là bạn với con gái Trịnh Hoà (Trịnh Hoà là hoạn quan từ lúc còn nhỏ, làm gì có con), rồi thuyền Việt đi qua tận đất Thổ. Ai hiểu lịch sử hằng hải đều rõ một điều là thương thuyền VN đi xa nhất chỉ đến Sing, Thái, mà điều đó hơn 300 năm sau mới làm được. Nói để mọi người hiểu dân trí Việt Nam ở mức nào, có những người sẵn sàng ăn không nói có, bịa đặt đủ thứ chuyện, sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ để chứng minh “tôi đúng”, một cái tôi cùng cực ngu dốt, quái đản và bệnh hoạn!

Haiza, nói quả không sai: VN là siêu cường về bệnh tâm thần! Vốn dĩ việc hiểu sai một vài chữ không có gì là quan trọng, Hán tự không dành cho mọi người, không biết cũng không sao, để việc cho người có chuyên môn làm. Nhưng đằng này cái “chấp ngã”, “chấp mê” quá lớn, từ một việc nhỏ, phí phạm cả đời làm chuyện gian trá, lưu manh, những người như thế, ai đã hiểu rõ thì biết rằng, chỉ có thể cách ly, đừng lại gần là hơn. Một chút lịch sử: thời gian đó, nhà Minh thực hiện chính sách bế quan toả cảng, nguồn cung hàng gốm sứ tinh xảo bị gián đoạn. Thương nhân các nước bèn quay sang các nước láng giềng như VN tìm nguồn cung mới. Gốm Chu Đậu, dù có nhiều nét đặc sắc riêng, vẫn chưa đạt đến trình độ như TQ. Đến sau, nhà Minh mở cửa trở lại, gốm Chu Đậu không cạnh tranh nổi, thế là lụi tàn!

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn

hần bè đệm hay tuyệt, chỉ có 1 sáo, 1 sanh tiền, 1 đàn nguyệt, và 1 nhạc cụ bass có lẽ là cello, toàn acoustic. Nói tới nói lui thì dĩ nhiên khó tránh liên quan đến chính trị, lịch sử, etc… nhưng ai đọc kỹ sẽ biết, tôi luôn chỉ nói nghiêm chỉnh về văn hoá, chả mấy liên quan đến lịch sử, chính trị!

Cô gái Sài Gòn đi tải đạn 

Sáng tác: Lư Nhất Vũ
Trình bày: Vũ Dậu, Thanh Huyền & Đoàn ca múa nhạc dân tộc TW

Âm nhạc nó phải có sự sáng tạo, mà muốn sáng tạo phải có cảm xúc chân thành. Còn những kiểu như Jack, KCIM, etc… bây giờ là công nghệ lăng-xê, hàng công nghiệp làm gì có cảm xúc, và về nhạc chính là 1 dạng bolero mới, toàn mấy câu vọng cổ siêu đơn giản, ngang phè mà cứ làm mãi! 😢

trần dụ châu

ở kịch xem ra rất hợp thời, nó nhắc lại chính xác một sự kiện lịch sử có thật, năm 1950, Đại tá Trần Dụ Châu, cục trưởng cục Quân nhu, vì tham ô nên Hồ chủ tịch đã “ban cho được chết”… tuoitre.vn – Chủ tịch Quốc hội xem kịch Bác Hồ xử án tham nhũng do Xuân Bắc đạo diễn

Nói như cái phim gì của Liên Xô (quên mất), xã hội cũng giống cái rạp xiếc, khi chiến tranh xảy ra, mấy anh lực sĩ cử tạ cho đi kéo pháo, mấy anh bịt mắt phóng dao cho đi trinh sát, đặc công, mấy anh ảo thuật “hô biến” đi làm quân nhu, hậu cần, còn mấy anh hề thì đi làm sĩ quan chính trị… 😅😅

lạc hà

ử (ghi chép) và huyền sử (giai thoại): từ Tam hoàng – Ngũ đế, Hạ, Thương, Chu… đến giờ, tất cả đã được chứng minh bằng các khai quật khảo cổ học, trong đó Thương & Chu được chứng minh có chữ viết, các “triều đại” trước chỉ có di chỉ, chưa tìm được chữ. Di chỉ đề cập đến trong bài viết có tên là Song hoè thụ (2 cây hoè) ở trấn Hà Lạc, tỉnh Hà Nam, được cho là kinh đô của vương quốc cổ tên là Hà Lạc cổ quốc.

Hà tức sông Hoàng (hà), Lạc tức sông Lạc, vùng đất nằm giữa 2 sông, Kinh dịch viết: Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi. Ấy thế mà cho đến mãi gần đây, vẫn có người Việt tìm cách “chứng minh” rằng Lạc thư – Hà đồ có nguồn gốc từ Việt Nam. Ấy bởi vì “sản xuất” ra “tin giả” từ “không khí” chỉ cần đến sự “hoang tưởng, hoang đường”, chỉ cần “mặt dày, tự tin” đến mức “đúng rồi, vô sĩ” mà thôi… 😢😢