age of space

hiến tranh thế giới lần 2 kết thúc, các chàng trai giã từ vũ khí và trở về nhà. Đa số về lại làm cao – bồi, đi chăn bò, tiếp tục cưỡi ngựa trên đồng cỏ. Số khác vào làm việc trong những nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ… Những tưởng cuộc sống sẽ quay trở lại nhịp điệu yên bình như trước. Nhưng không, vốn dĩ có “một vài gã Nga ngố”, rặt gốc “nông dân” từ nhiều ngàn năm nay, những người suốt ngày “gãi đầu, gãi tai”, “nhìn xa xăm và cười vô lý”. Những kẻ mộng mơ về những vì sao, mơ về khoảng không vũ trụ bao la, về cái “outer space” rộng lớn ở ngoài kia. Từ cuối TK 19, đã có một “gã ngố” Konstantin Tsiolkovsky, người xuất bản hơn 500 công trình, xây dựng nền tảng lý thuyết của tên lửa nhiều tầng (multi – stage rocket). Ý tưởng căn bản là: vật thể phải dần bỏ lại đằng sau khối lượng của chính nó thì mới thắng được lực hút của quả đất!

Nhưng phải đến chờ đến gần 100 năm sau, có thêm một “gã siêu ngố” Sergei Korolev nữa, người cuối cùng biến ý tưởng thành hiện thực. Suốt những năm tháng chết chóc của WW2 và The-great-purge, ông ta vẫn ngước lên trời, cũng mơ về khoảng không gian vô tận ngoài kia. Người ta tìm thấy trong kho tài liệu của Wernher von Braun một cuốn sách do Konstantin Tsiolkovsky là tác giả. Bên lề các trang sách, Braun ghi chi chít những chú thích, suy nghĩ. Braun là người thiết kế đồng thời cả V2 (Đức quốc xã) và cả Saturn (NASA) giúp đưa con người lên Mặt trăng. Những con người “đầy năng lượng”, “không nghỉ ngơi” ấy làm cho thế giới trở nên “không yên ổn”. Chiến tranh lạnh, các siêu cường tranh nhau vị trí dẫn đầu về KHKT, gay cấn nhất là cuộc đua hướng về các vì sao! Ngày nay, cuộc đua vẫn tiếp diễn, dưới hình thức này hay hình thức khác…

the romanov

ost nhân ngày CMT10 vừa qua 😀, gia đình Sa hoàng Nga, Nicholas II trên những chiếc kayak, được biết như là người rất thích môn thể thao này, và truyền say mê đó đến cho các thành viên khác trong gia đình.

tiếng còi trong sương đêm

iờ mới biết tác giả của ca khúc này chính là nhạc sĩ Hoàng Việt, người trước khi đi kháng chiến, đã từng có một thời gian hoạt động âm nhạc tại Sài Gòn với bút danh Lê Trực (rút gọn từ tên thật của ông là Lê Chí Trực). Thêm một chút thông tin về ca khúc nổi tiếng nhất của ông, bài Tình ca (nghe ở đây qua giọng ca Quốc Hương), chính là lấy cảm hứng từ và đặt theo tên của tác phẩm Tình ca – Phạm Duy.

Bến nước gió rét đò thưa khách sang, lau xanh ven sông mờ run bóng trăng. Đêm nay không gian chìm trong giá băng, con đò sang ngang… Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than, thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi…

gởi người em gái miền nam

Đọc ca từ này, có thêm “chứng cứ” để nghĩ rằng người trong mộng của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn chính là ca sĩ Mộc Lan, người hát trên sóng radio miền Nam: Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian, em tôi mơ miền xưa qua hương lan. Trời Bắc lóa ánh đèn, một người trên đất Bắc chờ em.

Nhạc Đoàn Chuẩn – Từ Linh, trong khẩu vị của tôi, có phần hơi đơn giản, nhưng vẫn bàng bạc trong đó một sắc mầu đã phai của dân ca cổ Việt Nam, một chút “lục – bát” cố hữu còn vương vấn lại: đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân…

hói rất xấu của người Việt, tuỳ tiện thay đổi, diễn dịch khác đi ý tứ sáng tác của người khác, dù là vô ý hay cố tình! Một tâm sự rất đặc biệt đến như thế lại bị sửa đổi thành một lời ca chung chung, chẳng có ý vị gì! Không những chỉ diễn dịch sai ý của tác giả mà còn tách rời bài hát ra khỏi bối cảnh lịch sử của nó! Ngay ca sĩ Hồng Nhung hát bài này vẫn cắt bớt lời. Hãy đọc kỹ phần bên dưới để biết rõ ca từ gốc!

Gởi người em gái miền Nam - Hồng Nhung 

Cành hoa tim tím bé xinh xinh báo xuân nồng. Rừng đào phong kín cánh mong manh hé hoa lòng. Hà Nội mừng đón tết, hoa chen người đi, liễu rũ mà chi. Đêm tân xuân, hồ Gươm như say mê. Chuông reo ngân, Ngọc Sơn sao uy nghi. Ngàn phía đến lễ đền, chạnh lòng tôi nhớ tới người em.

Tôi có người em gái, tuổi chớm dâng hương, mắt nồng rộn ý yêu thương. Đôi mắt em nói nhiều, tha thiết như dáng kiều, hoa tình yêu! Nhưng một sớm mùa thu khép giữa trời tím ngắt. Nàng đi gót hài xanh, người đi trong dạ sao đành, đường quen lối cũ ân tình nghĩa xưa.

Rồi từ ngày ấy sống trong Nam nơi kim tiền. Ngục trần giam hãm tấm thân xinh, đôi mắt huyền. Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cúi đầu mà đi. Xuân năm nay, đường đêm Catinat, hoa mai rơi, rủ nhau nơi phương xa. Dần trắng xóa mặt đường, một người em gái nhớ người thương!

Rồi ngày thống nhất đến rất nhanh không ai ngờ, cầu chia giới tuyến đến mai đây san đất bằng. Nụ cười trong gió sớm, anh đến chờ em giữa cầu Hiền Lương. Em tôi đi, màu son lên đôi môi, khăn san bay, lả lơi trên vai ai. Trời thắm gió trăng hiền, Hà Nội thêm bóng dáng nàng tiên.

Em, tháp Rùa yêu dấu, còn đó như thơ, lớp người đổi mới khác xưa. Thu đã qua những chiều, song ý thơ rất nhiều, cả tình yêu. Em, nhẹ bước mà đi, giữa khung trời bát ngát, tình ta hết dở dang. Đường xưa lối ngập lá vàng, đường nay thong thả bao nàng đón xuân.

Lòng anh như giấy trắng thanh tân ép hoa tàn. Thời gian vẫn giữ nét yêu đương nơi hoa vàng. Dịu lòng đàn dẫn phím, ý thơ trào dâng, viết gửi về Nam. Đêm hôm nao, ngồi nghe qua không gian, em tôi mơ, miền xưa qua hương lan. Trời Bắc lóa ánh đèn, một người trên đất Bắc chờ em.

Một vài bìa nhạc Đoàn Chuẩn – Từ Linh:

joan baez

How the winds are laughing?
They laugh with all their might!

ột chiều trên đường đi chèo thuyền, đã khá lâu không chèo tuyến đường dài 20 km này, cảm thấy hơi mỏi mệt nên lục tìm trong ký ức một bài ca vui tươi để hát lên… cho đời bớt khổ! 😀 — Il était une fois, un petit garçon, qui vivait dans une grande maison — Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé nhỏ, sống trong căn nhà lớn, bài hát Donna, donna phiên bản tiếng Pháp này, xưa với tôi là cách học ngoại ngữ, không gì tốt hơn những ca khúc đơn giản, dể thuộc, dể hát như thế này!

Nhanh chóng, cái tâm trí “đa ngôn ngữ” của tôi chuyển qua phiên bản tiếng Anh. Ngày đó, khi chúng ta còn đơn giản và ngây thơ, thấy nhạc hay là cứ hát thôi, chẳng suy nghĩ sâu xa gì. Giờ lớn rồi, cái nhìn của chúng ta giống như “kính chiếu yêu”, lập tức nhận ra có gì đó sâu xa hơn bên dưới cái tưởng chừng là một khúc dân ca Do Thái đơn giản này. — On a wagon bound for market, there’s a calf with a mournful eye. High above him there’s a swallow, winging swiftly through the sky.

Trong chuyến xe lăn về hướng chợ, Có chú bò ánh mắt thê lương. Trên đầu soải một cánh chim, Liệng bay thỏa thích khắp miền trời cao.

Trên một toa xe đi ra chợ, có chú bò với ánh mắt đẫm lệ (vì sắp bị bán đi giết thịt), chú nhìn lên trời cao, con chim én nhỏ bay lượn khắp tầng không. Câu chuyện bắt đầu như thế, rồi tiếp diễn: — Đừng than phiền nữa, người nông dân bảo, ai biểu mày sinh ra là con bò làm chi!? Tại sao không làm chim én, tung cánh bay trên trời cao, thật tự hào và tự do!? — Stop complaining, said the farmer, who told you a calf to be? Why don’t you have wings to fly with, Like the swallow so proud and free!?

Đừng than nữa – người nông phu nói, Kiếp con bò mà khóc cái chi? Sao không có cánh bay đi, Như con chim én kiêu kỳ tự do!?

Thật yêu quá cô Joan Baez này, giọng hát đến tuyệt vời, nhất là năm 1972, liên tục 12 ngày đêm Mỹ ném bom miền Bắc, cô đã đến khách sạn Hanoi Hilton (a.k.a: nhà tù Hoả Lò ở Hà Nội) để hát cho các phi công Mỹ bị giam ở đó nghe: — Bò rất dể bị lùa đi và giết thịt, chẳng cần phải có lý do gì! Và ai đã từng mơ ước theo đuổi tự do, như con chim én tung trời mà bay!? — Calves are easily bound and slaughtered, never knowing the reason why! But who ever treasures freedom, like a swallow has learned to fly!

Kiếp con bò trói gô xả thịt, Có bao giờ hiểu lẽ gì đâu. Muốn tự do phải làm sao, Học con chim én bay cao trên trời.

Đến lúc này, có thể thấy ca khúc không đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Bài ca kết thúc với một chút gợi ý về sự tự do của tâm hồn con người, mặc cho hoàn cảnh, mặc cho bao nhiêu nghịch lý, khó khăn, ràng buộc: — Oh, và gió đang thổi, đang thổi thế nào thế!? Gió đang thổi lồng lộng với tất cả sức mạnh của nó, gió thổi suốt cả ngày và đêm mùa hạ — How the winds are laughing, they laugh with all their might. Laugh and laugh the whole day through, and half the summer’s night.

Gió lồng lộng gió cười khúc khích, Tiếng gió cười thỏa thích tâm can. Cười hoài tiếng gió vọng vang, Vi vu lũ gió cười khan đêm ngày.

operation frankton

ột tượng đài đẹp… để tưởng nhó chiến dịch được xem là can đảm và liều lĩnh nhất Thế chiến II của Thuỷ quân lục chiến Hoàng gia Anh, 10 biệt kích được thả từ tàu ngầm, chèo 5 chiếc kayak đôi trong 4 ngày để tiếp cận cảng Bordeaux, Pháp, đặt mìn và đánh chìm tàu Đức.

Mỗi chiếc kayak chở theo 50 kg thuốc nổ, lương thực nước uống cho 6 ngày, chưa kể súng đạn và các trang thiết bị khác. Thời tiết tháng 12 năm 1942 lạnh cóng, sóng lớn và dòng chảy ngược có lúc đến 14 knot. Chỉ 2 trong số 10 người tham gia chiến dịch sống sót trở về…

nam quốc sơn hà

ã đọc nhiều hoành phi ca tụng công đức nghe sến, nhàm… Riêng tại miếu Lam Sơn động chủ (Lê Thái Tổ – Lê Lợi), Lam Kinh, bức hoành đề 6 chữ rất hay: 南國山河自此Nam quốc sơn hà tự thử – Sông núi nước Nam… từ đó… Kiểu như bây giờ hiện đại viết phải có dấu 3 chấm lửng, muốn ngắt câu thế nào, muốn điền gì vào chỗ trống thì điền.

hội thề lũng nhai

hân dịp đi thăm khu di tích Lam Kinh vừa rồi, tám chơi một vài chuyện lịch sử vặt vãnh. Nguyễn Trãi, như lịch sử kể lại, là bậc anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá lớn của Việt Nam, người đã giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, xây nên triều đại nhà Lê. Kháng chiến thành công, Lê Thái Tổ xuống chiếu ban thưởng cho các vị khai quốc công thần, gồm 2 đợt: Đợt 1 (1428): ban thưởng cho 121 người, không có tên Nguyễn Trãi. Đợt 2 (1429): ban thưởng cho 93 người, cũng không có tên Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi làm quan dưới các triều vua Lê, chức: Nhập nội hành khiển, tước: Triều liệt đại phu, hàm: Tam phẩm, vẫn còn dưới nhiều quan to khác (Nhất phẩm, Nhị phẩm). Tại sao thế!? Muốn hiểu tại sao, phải truy nguyên về Hội thề Lũng Nhai, năm 1416. Lịch sử chép về hội thề Lũng Nhai có nhiều phiên bản khác nhau chút ít, nhưng đại để: Lê Lợi, Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Bùi Quốc Hưng, Trịnh Khả, Trương Lôi, Vũ Uy, Đinh Liệt… cả thảy 19 người thề cùng ra sức chống giặc ngoại xâm.

Trong danh sách này không có Nguyễn Trãi! Thực tế, hội thề diễn ra vào năm 1416, thì mãi 4 năm sau, Nguyễn Trãi mới gia nhập phong trào Lam Sơn, mặc dù vai trò của ông trong cuộc kháng chiến dài 11 năm này không ai có thể phủ nhận. Phong trào Lam Sơn thời gian đầu nhiều gian khó, bản thân Lê Lợi từng 2 lần phải chui vào bụi cây trốn chó săn của quân Minh lùng sục. Hai lần chui vào bụi rậm trốn, cả 2 lần đều xuất hiện một con cáo (hồ ly) ở đâu ra, đánh lạc hướng chó săn của quân Minh.

Những chi tiết này là thật, các sử quan vài thế kỷ sau, khi vào điện chầu thời Lê, vẫn còn thấy bức tượng đầu là thiếu nữ xinh đẹp, thân là cáo, thờ trong điện, ấy là Lê Lợi nhớ “ơn cứu mạng” ngày xưa mà tạc tượng thờ. Các vị họ Lê, đa số là con cháu, họ hàng trong gia tộc Lê Lợi, kẻ chết vì sự truy đuổi của quân thù, người hy sinh vì mũi tên hòn đạn nơi trận tiền, nhiều không sao kể xiết. Không chỉ có Lê Lai hy sinh cứu chúa, cả 3 người con trai của Lê Lai đều lần lượt bỏ mình trong chiến trận.

Lam Sơn không chỉ phải đấu tranh với một mình quân Minh, còn có cả quân Ai Lao, Chămpa cũng vây đánh Lam Sơn theo sự điều động của Bắc triều, ấy là chưa kể bao nhiêu nội gian, nội phản. Thế nên, máu đã đổ, đổ rất nhiều. Nói theo ngôn từ của quốc ca Pháp ấy là: L’étendard sanglant est levé, tiêu chí chọn lựa được đo… bằng máu! Thế nên, tuy là người tham mưu, hoạch định sách lược, công lao vô kể như Nguyễn Trãi, nhưng trong 2 đợt “phong thần” đầu tiên đều không có tên ông.

Ấy là vì ông không nằm trong số những người phải “đổ máu” những ngày đầu gian khó! Nguyễn Trãi là bậc Nho học uyên thâm, để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, tên tuổi lưu vào sử sách, còn những người dẫn quân xông pha trận mạc như Lê Ê, Lê Văn Lễ, Ngô Kinh, Nguyễn Xí… đa phần còn không biết chữ! Kể chuyện vặt vãnh để thấy rằng, trong “lý lịch cán bộ” của giai đoạn lịch sử gần đây, cái chi tiết “năm vào Đảng”, trước / sau 45, trước / sau 54, trước / sau 75 là tối quan trọng! 😬

thuyền buồm ba vát

hững ngày lang thang ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh… thăm bãi cọc sông Bạch Đằng mà khi xưa Hưng Đạo Vương đã đánh bại quân Nguyên Mông. Lại có dịp thăm chiếc thuyền buồm “ba vát” dài khoảng 11 mét do nghệ nhân Lê Đức Chắn đóng sắp hoàn thiện. “Ba vát” là mẫu thuyền cổ truyền đặc trưng của vịnh Bắc bộ, sử dụng hai buồm cánh dơi.

Một “trãi nghiệm” rất lý thú khi trực tiếp tham quan chiếc thuyền buồm gỗ đang đóng còn nằm trên đà. Bác nghệ nhân Lê Đức Chắn ngoài 70 tuổi là một trong số những người cuối cùng còn lưu giữ được các kiến thức và kỹ năng đóng thuyền cổ truyền. Ít nhất, ta được biết rằng những kiến thức, kinh nghiệm này đã được bảo tồn được dưới dạng hiện vật và bản vẽ.

côn sơn ca

阮廌 – 昆山歌

gỡ đã quên từ lâu, đứng nơi đây, nhẩm lại được toàn bộ nguyên bản Hán văn của Côn Sơn ca – Nguyễn Trãi: Côn sơn hữu tuyền, Kỳ thanh lãnh lãnh nhiên, Ngô dĩ vi cầm huyền… Trích bản dịch tiếng Việt:

Trăm năm trong cuộc nhân sinh,
Người như cây cỏ thân hình nát tan.
Hết ưu lạc đến bi hoan,
Tốt tươi khô héo, tuần hoàn đổi thay.

Núi gò đài các đó đây,
Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh.
Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn.