master and commander

him cũ nhưng siêu hay, 10 đề cử, nhưng rút cuộc chỉ có 2 giải Oscar! Hồi đó, cỡ gần 20 năm trước, em phải đi khắp nơi, tìm thuê đĩa CD về coi cho được! Master and Commander, Đại trưởng và Đại phó, một lý trí và một tình cảm, một sức mạnh và một tri thức, một cello và một violon, một bè trầm và một bè nổi, bản song tấu giữa biển khơi, nhiều cảnh quay cực kỳ đẹp và hoành tráng! Xem để hiểu văn hoá hằng hải của người ta khủng khiếp đến cỡ nào, nội các thuật ngữ, học nhiều năm cũng chưa biết hết!

giãn cách, 7

ỹ rút rồi thì 3 que cũng sụp nhanh thôi! Ku Afghan-Taliban này rất kinh, 10 năm kháng chiến chống Liên Xô, 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cũng gần bằng VN chứ éo đùa, dù nói cho đúng VN vẫn phải cầm súng thêm 10 năm nữa! Trên thế giới, có 3 nước mà bạn không nên xâm lược, 1 là Nga, 2 là Afghan, 3 là VN, có thể thắng họ vài trận đầu, nhưng về lâu dài, vẫn cứ phải cúp đuôi mà chạy! Cái hình bên dưới, sao nhìn cứ thấy quen quen! 😀

samurai marathon

…Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây…

âu mới xem được một phim samurai hay như thế! Phim samurai đa số đều bạo lực, đầy cảnh hành động máu me, nhiều tình tiết mang tính kịch, nhưng phim này rất khác! Chuyện bắt đầu khi đội tàu của đề đốc Matthew C. Perry (Hoa Kỳ) đến Nhật Bản, những con tàu hơi nước mang đại bác nạp đạn từ phía sau, “breech-loading cannon” và “repeating-rifle”, những khẩu súng trường nạp một lần 6 viên và bắn “từ Thứ 2 cho đến Thứ 7”. Trước sức mạnh hoả lực vượt trội, chính quyền Shogun Tokugawa nhanh chóng thoả hiệp, mở cửa Nhật Bản sau 260 năm!

260 năm cô lập, đồng thời cũng là 260 năm hoà bình đã làm cho tầng lớp samurai trở nên yếu đuối! Một lãnh chúa nhỏ của xứ Annaka quyết định phải làm một điều gì đó! Tờ mờ sáng, ông ta nổi trống triệu tập các võ sĩ và tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc đua marathon dài 58 km đi qua các địa hình núi non hiểm trở, một cuộc thi khó khăn để xem ai trong số các samurai đủ mạnh mẽ để đối đầu với những đổi thay của thời cuộc! Cuộc thi này là sự thật lịch sử, là marathon đầu tiên tổ chức ở Nhật Bản (1855) và vẫn còn được tổ chức thường niên cho đến ngày nay!

Lâu đài nổi trống hiệu lúc tờ mờ sáng triệu tập các samurai, chỉ để thông báo về một cuộc diễn tập, nhưng những điệp viên nằm vùng của chính quyền trung ương lại diễn dịch sai động thái này và báo cáo lại cho Shogun việc xứ Annaka muốn dấy binh làm loạn. Chính quyền Tukugawa nhanh chóng phái đến một đội sát thủ, họ sẽ nhân lúc cuộc thi marathon đang diễn ra, các võ sĩ về đích sẽ rất mệt mỏi để hành động. Thế là, từ một cuộc chạy thể thao trở thành một cuộc đua sinh tồn để bảo vệ lâu đài Annaka… Nhạc phim của Philip Glass, một tên tuổi kỳ cựu…

sail away

au WW2, ở Tây Âu, Anh, Mỹ xuất hiện những trào lưu hoài cổ, archaic, những con người dong buồm ra khơi, xa lánh xã hội, tại sao lại như thế? Họ lớn lên trong dịch cúm Tây Ban Nha giết chết gần 50 triệu người, rồi sống sót, trưởng thành qua thế chiến thứ 2, giết thêm gần 80 triệu người nữa. Họ hiểu rõ bản chất mong manh của con người cũng như sự giả tạo của văn minh xã hội! Thế là họ… sail-away, chỉ có chúng ta giờ đây, đọc lịch sử nhiều đấy, nhưng vẫn chưa rút ra được bài học gì đáng kể…. 😢

đậu mùa

ên bớt xem ngôn tình, nên đọc lịch sử nhiều hơn! Việc tìm ra những dạng vaccine sơ khai đầu tiên, Trung Quốc là nước sớm nhất trên thế giới, ngay từ những năm 16xx, theo lệnh của Khang Hy đế, đã tiến hành “chủng” đậu mùa trên gần như là toàn quốc, tiến đến xoá sổ căn bệnh này! Nhưng dĩ nhiên, họ không dạy cho Việt Nam cách “chủng”, nên đậu mùa vẫn hoành hành ở VN mãi… 300 năm sau, ít nhất là đến những năm 195x!

Thuận Trị đế chết vì đậu mùa, Hiếu Trang hoàng thái hậu có nhiều lựa chọn kế vị, nhưng đã chọn Khang Hy vì ông ta là một đứa trẻ khoẻ mạnh, và quan trọng nhất là: đã từng nhiễm đậu mùa và đã qua khỏi! Lịch sử đã chứng minh đó là sự lựa chọn đúng đắn, hiếm có vị hoàng đế TQ nào giỏi giang, ham học hỏi như Khang Hy, cùng với cháu nội mình là Càn Long, đã tạo dựng nên một giai đoạn phồn thịnh rực rỡ gọi là “Khang – Càn thịnh thế”!

Nói theo ngôn từ hiện đại thì vaccination và variolation là hai khái niệm tuy có liên quan nhưng khác nhau! Ghi chép văn bản đầu tiên về các phương pháp “chủng” ở TQ xuất hiện khoảng 1499, đã được áp dụng vào thời Minh, phát triển rộng rãi thời Thanh, là phương pháp chủ động nhiễm bệnh nhẹ để sinh kháng thể! Phương pháp có tỉ lệ tử vong dưới 2%, dù vậy cũng đã là “cứu tinh” nếu so với tỷ lệ tàn khốc 20 ~ 30% nếu để dịch bệnh xảy ra!

Từ nguyên, Chủng – nghĩa là gieo, trồng, cấy (Đường thi – Giả Đảo – Tuyệt cú: Phá khước thiên gia tác nhất trì, Bất tài đào lý chủng tường vy – 破卻千家作一池,不栽桃李種薔薇。。。). Nghĩa phái sinh trong y học cổ truyền tức là lấy một mẫu bệnh phẩm nhỏ của bệnh nhân, tán nhỏ, hít vào theo đường hô hấp, hoặc rạch da, cấy vào theo đường máu, nguồn gốc của những từ như “tiêm chủng”, “chủng ngừa” ngày nay!

Như vậy có thể thấy, hơn 300 năm trước, bằng các quan sát, phương pháp thuần tuý thực nghiệm, chưa có các cơ sở khoa học hiện đại như ngày nay, TQ đã tiến hành “chủng ngừa” cho phần lớn dân số! So ra với thời hiện tại, ngay cả ở những nước văn minh phát triển, vẫn có đến khoảng 20% dân số mang tâm lý anti-vaccine… Dĩ nhiên, đánh vào những nỗi sợ hãi bản năng, tự nhiên của con người vẫn hiệu quả hơn là một sự tiếp cận lý tính!

disinformation

em các phim tình báo, phản gián Liên-Xô, thấy các “sếp” có nhận định rất đúng: thông tin giả (disinformation) thường là rất đầy đủ chi tiết, nghe có vẻ rất khoa học và logic, vừa thuyết phục lại vừa lôi cuốn, vì chúng được thiết kế như thế! Còn thông tin thật, thường là ngắn gọn và đơn giản đến trần trụi, đôi khi chẳng có chút tính thuyết phục nào!

Sống giữa thời đại thông tin đảo điên, lòng người trắc trở, việc lĩnh hội “TÍNH KHÔNG” – 空性 của nhà Phật là rất cần thiết, giữ cho tâm hồn, suy nghĩ, nhận định được trung tính, quân bình, không mang cảm xúc bầy đàn, không mang quá nhiều “cái tôi” phiến diện, nhìn thấu qua mọi sự nhiễu loạn, cả trong lẫn ngoài, để hiểu đúng sự việc như nó vốn là thế… 🙂

siniy platochek

hương trình âm nhạc cuối tuần, bài ca nổi tiếng, đã trở thành một kiểu “dân ca” Nga và có hàng tá lời ca khác nhau. “Chiếc khăn xanh”, thường là bài sau cùng các chương trình lễ hội, duyệt binh ở Nga, điệu valse nhẹ nhàng giảm bớt những căng thẳng!

Nhưng chỉ nhẹ phần nhạc thôi, phần lời lại là một sự lặp đi lặp lại, bắt các thế hệ sau không được quên: Tháng 6, ngày 22, chiến tranh bắt đầu, cũng gần gần giống như kiểu ở Việt Nam là: Mùa thu rồi, ngày 23, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến…

30/4

a mươi tháng tư là ngày thống nhất (VN), cũng đồng thời là ngày chiến thắng fascism (LX). Liên khúc 6 bài hát quen thuộc, nổi tiếng nhất của “The Red Army”, trừ bài cuối, mỗi bài đại diện cho một binh / quân chủng: 1. We’re the army of the people, 2. Three tankists, 3. March of Stalin artillery, 4. Avia march, 5. If you’ll be lucky, 6. Let’s go!

… Strong in our friendship tried by fire, Long may our crimson flag inspire…

thanh bình lạc

ộ phim đang “hot” thời gian gần đây, tuy hình thức cổ trang, ngôn tình, nhưng hàm lượng văn hoá không phải ít. Yếu tố căn bản đầu tiên, đó là Tống triều tìm cách du nhập giống lúa “100 ngày” từ Giao Chỉ (ngày nay là VN), giống lúa mau kết hạt, chịu sâu bệnh, thời tiết tốt này là cải cách rất căn bản và sâu rộng đối với nông nghiệp TQ đương thời, sản lượng lương thực tăng nhiều lần, lần đầu tiên trong lịch sử, lương thực dự trữ trong kho đủ ăn trong… 50 năm, điều này dẫn đến bùng nổ dân số, rồi lần lượt dẫn đến bùng nổ kinh tế, thương mại, KHKT. TQ bước vào một kỷ nguyên thịnh vượng chưa từng có, đời sống vật chất đầy đủ, các đô thị mở rộng, văn hoá, văn chương, tư tưởng đạt đến mức cực thịnh: Phạm Trọng Yếm, Âu Dương Tu, Tô Tuân, Tô Thức, Vương An Thạch, Trình Di, Trình Hạo, etc…

Đời sống vật chất cao như thế, XH chuyển biến thành những cấu trúc, tổ chức phức tạp đan xen nhau về lợi ích. Đời sống văn hoá tinh thần cao như thế dẫn đến một xã hội văn trị, văn nhân chữ nghĩa được coi trọng, mà võ bị bị coi thường. Võ tướng đời Tống được ưu đãi nhiều về tiền bạc và vật chất, nhưng bị từ chối sự công nhận về địa vị nơi miếu đường, bị xem thường về danh dự. Về việc binh, Tống triều nổi tiếng là… đánh đâu thua đó, chủ tướng trận vong, toàn quân tiêu diệt, cứ thế lặp lại! Hàng năm, để được yên ổn, Tống phải cống nạp cho Liêu hàng vạn lạng bạc và nhiều sản vật khác, thế nhưng trên tổng thể vẫn không thiệt vì cán cân thương mại nghiêng hẳn về phía Tống, còn phía Tây Hạ, Liêu cái gì cũng phải mua từ Trung Nguyên, từ lương thực, nhu yếu phẩm cho đến tơ lụa, hàng thủ công mỹ nghệ!

Ngay cả gây sự với VN cũng bị Lý Thường Kiệt đánh cho tan tành. Tống sử có cách giải thích “chữa thẹn” rất hài hước về chuyện đánh đâu thua đó, lý giải rằng Liêu, Tây Hạ là những bộ tộc du mục, “toàn dân vi binh” – 全民為兵 – già trẻ, trai gái ai cũng là lính, nên một “quân đội chuyên nghiệp” như Tống không thể địch lại được! Cái thành ngữ “toàn dân vi binh” này lại được thấy sử dụng một lần nữa năm 1979, khi hơn nửa triệu quân TQ không thể xuyên thủng hàng thủ của 80 ngàn dân quân VN ở biên giới phía bắc. Nói tới nói lui, cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, năng lực sản xuất, trình độ văn hoá cao khiến xã hội TQ nghiêng hẳn về tổ chức quy mô, quy cũ, mà yếu hẳn về tinh thần võ bị, mà những sắc dân yếu kém hơn về kinh tế, văn hoá như Liêu, Tây Hạ, VN thì… ngoài cái mạng cùi ra, chẳng có gì để mất!

polyushko polye

âu lâu nghe lại những bài ca ưa thích quen thuộc, Polyushko-polye – Cánh đồng yêu thương… Cách dịch tiếng Việt làm thay đổi ngữ nghĩa “một tí”, khi người Nga nói “cánh đồng” tức là ý họ nói thảo nguyên bao la ấy, không phải mấy cái vuông ruộng con con… 🙂