tây ninh

ardiovascular exercise, continue… 2 ngày độp xe, 120 km x 2, hồ Dầu Tiếng và toà thánh Cao Đài, Tây Ninh. Đôi câu đối cổng chính, toà thánh Tây Ninh… haiza, là người cẩn thận chữ nghĩa, thực lòng vẫn phải nói là có chút e dè, thận trọng với những kiểu “lập ngôn”, “lập thuyết” như thế!

高上至尊大道和平民主目
Cao thượng chí tôn, đại đạo hoà bình dân chủ mục

台前崇拜三期共享自由权
Đài tiền sùng bái, tam kỳ cộng hưởng tự do quyền

chiến khu d

ai ngày, đạp xe 100km x 2, tưởng là một chuyến đi nhẹ nhàng, giãn gân giãn cốt, đi dạo đổi gió, hoá ra không phải, đường lên chiến khu D nhiều đồi dốc, một số đoạn xấu, trời nắng nóng, đạp xì khói, 1h đi được ko tới 10km, được lúc đạp xe trong rừng rậm luôn mát lạnh, cảm giác rất bình yên.

heart rate monitor

ếu táo chuyện cái vòng tay đo nhịp tim… Tôi nghĩ là tôi có một “con tim kỳ lạ”, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng…😀 Có khi chả làm gì thì máy báo nhịp tim rất cao 90 ~ 100 (bpm – beat per minute). Còn khi vận động nhẹ nhàng (ví dụ như đạp xe loanh quanh) thì nhịp tim giảm mạnh xuống còn 50 ~ 60, một nhịp điển hình của vận động viên (!?!?). Khi vận động mạnh hơn chút như kéo tạ, chèo thuyền thì nhịp tim nhảy lên chừng 70 ~ 90 (!?!?), nhưng cũng chỉ cỡ đó, ít khi hơn.

Mà cái quái lạ lúc nghỉ ngơi, đi ra đi vào, chả làm gì thì nhịp tim tăng lên cao gần 100 trở lại! Cái máy này còn có công dụng khác, khi ngồi gần gái rất nên lấy ra đo. Nếu máy báo nhịp tim 110 ~ 140 thì có nghĩa là cô ấy rất “hot”, rất gợi cảm… tôi nghĩ đàn ông nào ít nhiều gì cũng thế! Nhưng rất kỳ lạ là có một số ít cô khác, cứ ngồi gần là máy báo nhịp tim giảm còn 50 ~ 60, những loại cứ khiến người ta phải cảm thấy dễ chịu, thư thái, nhẹ nhàng khi ở bên cạnh ấy… À mà thôi, chuyện dài hơi, không nói nữa… 😀

nhà 100 cột

uối tuần, tranh thủ “độp” ra ngoại thành tí cho giãn gân cốt, nhân tiện ghé thăm căn nhà cổ 100 tuổi, 100 cột ở Long An, lộ trình đi & về: 50km x 2. Căn nhà rường kiểu Huế, 5 gian 2 chái, có 2 dãy nhà phụ cộng lại hình chữ khảm (凵), do 17 người thợ làng mộc Mỹ Xuyên, Huế trong hơn 3 năm mới hoàn thành. Căn nhà có nhiều điêu khắc sống động, xinh xắn…

ghe Sấm

ạp xe 2 ngày (100km x 2) chỉ để ghé thăm con tàu này: ghe Sấm, Nhà Lớn, Long Sơn, Vũng Tàu. Một chút lịch sử di dân, một chút phong tục tập quán tốt đẹp cũ còn sót lại. Chiếc ghe Sấm này dài khoảng 20m, rộng khoảng 4.5m, có một cột buồm 15m với nhiều mái chèo…

Tiện ghé qua bảo tàng vũ khí Robert Taylor. Hình đầu tiên bên dưới, một biểu tượng của 2 cuộc kháng chiến. Tên “khoa học”: Bren light machine gun, tên “dân gian”: khẩu FM đầu bạc. FM là viết tắt từ tiếng Pháp: fusil mitrailleur – súng máy, còn cái biệt danh “đầu bạc” thì xem hình sẽ rõ… 😀

chuyển động brown – brownian motions

ó những chiều, tìm cách nhích từng bước nhỏ trong dòng xe đông đặc, ken kín của Sài Gòn… ngột ngạt khói bụi, inh ỏi còi bấm, lất phất mưa rơi. Cả một rừng người căm phẫn, dẫm đạp, chửi bới nhau, ai cũng muốn thoát ra nhưng không ai có thể! Nhiều khi cũng muốn chửi thề lắm, nhưng như người ta nói: people living in glass house shouldn’t throw stones – người đang sống trong nhà kính không nên ném đá, bởi chính tôi cũng đang là một người tham gia giao thông, cũng đang góp phần tạo ra cái tệ nạn nan giải ấy, dù muốn dù không cũng đang là một phần của nó!

For your own sake peace – of – mind, ai chịu đựng được cái “thảm cảnh” ấy, chứ tôi thì không! Nhất là khi có vài cô chú Tây đứng trên lề đường, giương máy ảnh, điện thoại chụp lấy chụp để, kiểu như là họ đang được chứng kiến được một giống loài hiếm có trong sở thú ấy! Mà dân Việt Nam, dù tròm trèm 100 triệu người, quả là một chủng loại khá hiếm hoi trên cái quả đất này về cái khoản tự sinh ra, tự chịu đựng tệ nạn, vừa ăn cướp vừa la làng, vừa là thủ phạm cũng như vừa là nạn nhân của chính mình, mà tuyệt nhiên không hề có một chút ý thức nào để cải thiện tình hình!

Nhìn từ trên cao, tất cả giống như một kiểu chuyển động Brown – Brownian motion của hàng triệu hạt phấn hoa đặt trên một giọt nước khi quan sát qua kính hiển vi, điên cuồng, hỗn loạn, giống như mô tả của nhà sinh học Robert Brown mấy trăm năm về trước! Quay trở lại chuyện các cô cậu Tây chụp ảnh, tôi thấy… nhục nhã vô tận! Muốn bước đi chỗ khác, nhưng chẳng thế nào mà bước đi đâu được! Dĩ nhiên, với tầm cỡ cá nhân mình thì đúng là bất lực trong việc giải quyết các vấn đề nan giải của cộng đồng và xã hội, mà cũng chẳng hơi đâu quan tâm chuyện vĩ mô!

Trong nhận thức của tôi, không có chuyện đúng / sai theo kiểu “biết rồi để đó”, “ậm à ậm ờ”, tức là người “biết” đúng mà không làm theo, không ủng hộ cái đúng thì trong sự phân loại của tôi, được xếp vào loại “chưa biết”. Chả ai hơi đâu đi phân tích đúng / sai bên trong một con người, người ta chỉ căn cứ vào kết quả sau cùng, chẳng cần phải “lý gio lý trấu” gì! Các bạn đừng cho rằng tôi “cực đoan”, vì sự chọn lựa cuối cùng mới nói lên bản chất con người, và “nhận thức” là để phục vụ cho “hành động”, chứ thời buổi internet này, bảo “biết” một cái gì đó thì có vẻ như ai cũng “biết” cả!

Nói về ủng hộ hay phản đối xe hơi, xe máy, đó không phải chỉ là vấn đề kinh tế! Xe hơi nếu bán đúng giá, tôi nghĩ không phải là chuyện quá lớn. Vấn đề lớn hơn là quy hoạch đô thị! Nhưng còn lớn hơn nữa là thói quen sinh hoạt của người dân, ai cũng thích những tiện lợi nho nhỏ, ai cũng muốn xẹt qua xẹt lại nhanh chóng! Nếu đã nghĩ đến đó, lập tức chúng ta nhận ra… hình như bài toán không có lời giải! Kinh tế có thể phát triển, đô thị có thể mở rộng, nhưng các bạn nghĩ có thể thay đổi được bản chất của người Việt ư!? Ai còn ảo tưởng về điều đó, chứ tôi thì không mảy may!

Nghĩ rồi làm, thế là tôi đạp xe từ hơn 3 năm nay, xe máy vẫn để đó nhưng chỉ khi đi đâu xa, hoặc đi có việc gấp thì mới dùng đến! Còn đi cafe, siêu thị, gặp gỡ bạn bè, hàng ngày tôi vẫn đạp xe, 20, 30 km vẫn đạp! Tức là vẫn còn dính dáng đến những thứ gây kẹt xe, ô nhiễm, nhưng ở một mức độ khá ít! Thêm nữa là có lợi cho sức khoẻ, rèn luyện đôi chân (đôi tay đã có bộ môn chèo thuyền). Nhưng đi đâu, làm gì cần phải tính toán kỹ càng, không thể ngẫu hứng mà xẹt xẹt xe máy như trước được! Giờ thì trên cạn, dưới nước, em đều dùng sức người nhé, toàn phải đổ cơm mới chạy cả! 🙂






thương nhớ mười hai

hớ hồi 4 năm ĐH, chiếc xe đạp cà tàng đụng vào đâu kêu đó: yên xe cọt kẹt, xích líp nhộn nhạo, đùi đĩa lắc cắc, cả cái xe đụng đâu kêu đó… duy có một cái đụng vào không kêu tiếng nào… là cái chuông! 😬😬

rohloff

ơ ước nhỏ nhoi của em… 😀 xe đạp sử dụng hộp số Rohloff cùng với truyền động trục (shaft – drive – transmission). Hệ truyền động kín, không lộ bất kỳ phần chuyển động nào ra ngoài, Rohloff speech hub (hộp số 14 cấp Rohloff cho xe đạp), xài bánh răng, cơ chế tương đương, nhưng hoàn toàn khác derailleur (bộ đề). Shaft – drive – transmission: truyền động bằng trục như ôtô, xe tải chứ ko xài chain (xích)

folding bike

new toy, a “towing platform” for the kayak, a GIANT tiny folding bike that can be carried on the boat through the waterways! Steel frame, 20 inches wheels, 6 speeds derailleur gears, and weighted at 15 kg, this is the best balance I can find: small enough to be folded and transported on the kayak, while still large enough to be able to attain some speed while towing the kayak in return on long roads! To be used in my upcoming trips! 😀

bike speedometer

recent add – on to my bike, a speedometer, image on the left is captured with my phone while on the ride. Quite a bunch of features inside a cheap electronics mounted on the handlebar, it can show the following information: current speed, maximum speed and average speed, distance (odometer), and time (current time, ellapse timer, stopwatch timer). I did want an advanced device with more features: GPS and mapping, heart – rate monitoring, temperature, humidity reporting… but such an device is even more expensive than the bike itself.

So basically distance, time, and velocity is what you need to keep track of your daily exercising already! Just wonder how the devices works: a magnet is attached to the front wheel, opposite to it, in a stationary position is a magnetic sensor, each round the wheel rotates, the sensor updates a counter, then all other things are just simple calculations with a built – in quartz clock!

Update April 26th

Here is the statistics read from the speedometer after 5 days (with 1 day off), total travel distance: 102.1 km, total time: 6h 23′, average speed 15.9 km/h, maximum speed: 33.5 km/h, average biking per day: 25.5 km, average time spent per day: 1h 36′, quite a serious physical exercising indeed!.

Update May 3rd

Counters updated after 12 days: total travel distance: 287.5 km, total time: 16h 55′, average speed: 17.0 km/h, maximum speed: 37.5 km/h, average biking per day: 23.9 km, average time spent per day: 1h 25′. See declines in time and distance, but some improvement in average (sustained) speed!

Update May 17th

Just pass the first 500 km today, 507.9 km to be exact, total spent time: 27h 10′, average speed: 18.7 km/h, maximum speed: 37.9 km/h, average biking per day: 20.3 km, average time spent per day: 1h 5′. I was biking less these days, but the sustained speed is steadily improved!